Phương pháp điều tra

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng hợp tác trong hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 39 - 40)

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp khác nhau cho từng đối tượng nghiên cứu. Cụ thể:

2.4.1. Phương pháp quan sát:

Chúng tôi tiến hành quan sát quá trình giáo viên tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi mục đích của việc quan sát nhằm:

- Tìm hiểu thực trạng các biện pháp sử dụng để rèn kĩ năng hợp tác trong hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

- Xác định mức độ biểu hiện kĩ năng hợp tác của trẻ trong hoạt động vui chơi.

Đồng thời, có cơ sở thực tiễn để so sánh, đối chiếu kết quả thu được từ phía hỏi. Bên cạnh đó, xác định những khó khăn mà giáo viên thường gặp trong việc tổ chức hoạt động vui chơi để rèn kĩ năng hợp tác cho trẻ để đưa ra biện pháp khắc phục.

2.4.2. Phương pháp trò chuyện

- Trò chuyện với giáo viên để thấy được nhận thức của gáo viên trong việc rèn kĩ năng hợp tác trong hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

- Trò chuyện với trẻ, tìm hiểu về khả năng hợp tác, về thái độ và hành vi của trẻ trong hoạt động vui chơi.

2.4.3. Phương pháp trưng cầu ý kiến

Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm điều tra:

- Nhận thức của cán bộ, giáo viên về vai trò, vị trí của kĩ năng hợp tác, các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng hợp tác, xác định những thuận lợi và khó khăn trong quá trình rèn kĩ năng hợp tác.

- Thực trạng sử dụng các biện pháp rèn kĩ năng hợp tác trong hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi của giáo viên.

- Các khó khăn giáo viên gặp phải trong quá trình rèn kĩ năng hợp tác trong hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

2.4.4. Phương pháp sử lý số liệu bằng toán thống kê.

- Sử dụng toán thống kê để xử lí số liệu đã thu được trong quá trình điều tra.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng hợp tác trong hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)