- Thang đánh giá:
3.1.2.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn trẻ cách kiểm soát cảm xúc và dạy trẻ giải quyết xung đột khi hợp tác
quyết xung đột khi hợp tác
Việc kiểm soát được cảm xúc luôn là một việc làm khó, nhất là đối với trẻ, giúp trẻ vượt qua cơn giận, biết kiềm chế những hành vi bộc phát là việc làm quan trọng hình thành cho trẻ một đức tính biết kiềm chế, biết kiên nhẫn vượt qua những khó khăn là nền tảng thành công trên đường đời của chúng. Biết kiềm chế khi gặp chuyện không vừa ý ở trường học, gia đình hay ngoài xã hội giúp trẻ vận hành tốt các mối quan hệ xã hội và giúp trẻ không bị tổn hại đến sức khỏe tinh thần cũng như thể chất
Do đó, việc giải quyết xung đột đối với trẻ là một kĩ năng khó. Trong nhóm trẻ có nhiều trẻ khác nhau mà mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt, khi gắn kết lại thành nhóm để hợp tác với nhau thì cá nhân trẻ vẫn có sự riên biệt. Nếu đứa trẻ không biết dung hào những nét riêng thì xung đột ắt xảy ra và quá
trình hợp tác sẽ tan dã khi không giải quyết được. Có rất nhiều cách để giải quyết xung đột giữa trẻ, song vấn đề ở đây là xung đột đó phải được giải quyết theo hướng tích cực, nghĩa là trẻ có thể tự thương lượng cùng nhau tìm cách giải quyết, hoặc nhờ sự can thiệp của người thứ ba.
Giải quyết xung đột theo hướng tích cực sẽ giúp trẻ biết thương lượng, chấp nhận, lắng nghe nhau, đặc biệt khi xung đột được giải quyết thì tinh thần trẻ được thoải mái, vui vẻ, không bực bội khó chịu.
* Mục đích
Dạy trẻ kiềm chế được cơn giận dữ của mình và giải quyết xung đột theo hướng tích cực.
* Cách tiến hành
Cơn giận dữ của trẻ khi có xung đột phát sinh trong quá trình trẻ hợp tác khi vui chơi là bất thường, trong quá trình tổ chức cho trẻ vui chơi cần bao quát nhóm trẻ để tìm hiểu và đưa ra cách giải quyết xung đột.
Có thể dạy trẻ những cách thức thư giãn để vượt qua cơn giận dữ, bực bội như nghe nhạc, xem phim hài hước, đưa ra câu chuyện vui vẻ,...
Khi có được khả năng tự kiềm chế con người sẽ có tính độc lập cao, có chính kiến, ít chịu tác động của hoàn cảnh và người khác. Một người muốn thành công thì phải có khả năng kiềm chế cao. Quá trình hình thành tính tự kiềm chế là việc rất quan trọng mà cần dạy trẻ ngay khi còn nhỏ.
Tính nóng nảy không tự mất đi mà đòi hỏi phải có sự luyện tập và trải nghiệm để giảm dần. Quan tâm, khuyến khích, dành thời gian nói chuyện với trẻ, điều đó sẽ khiến trẻ cảm nhận được rằng bạn rất yêu thương chúng, từ đó làm cho trẻ có tính tích cực khi làm việc. Nếu người lớn thờ ơ, dửng dưng trước những việc mà trẻ đang cố gắng làm sẽ làm chúng cảm thấy thất vọng, sẵn sàng vứt bỏ việc đang làm, mà không thể theo đến cùng. Nếu trẻ đang tức giận vì bạn tranh đồ chơi hay không theo ý của mình, người lớn hãy khuyên trẻ bình tĩnh, im lặng lắng nghe xem đối tượng muốn nói gì rồi đặt mình vào vị trí của người đó để suy nghĩ. Như thế, trẻ sẽ thấy rõ được vấn đề và cách giải quyết nó một cách hợp lý nhất. Trẻ biết hài hước, nhìn nhận vấn đề trong
tâm thế lạc quan, biết bao dung, độ lượng, tha thứ cho lỗi lầm của người khác cũng sẽ giúp trẻ kiềm chế được trong những tình huống cụ thể.
Trẻ em thường có xu hướng gây xung đột. Với nhiều giáo viên thường bối rối không biết làm gì khi các bé giành nhau một món đồ chơi. Tuy nhiên, có một vài bước đơn giản nhưng thật sự hiệu quả để hướng dẫn trẻ nhỏ cách giải quyết xung đột với các bạn khác một cách tốt nhất mà trẻ không cần phải khóc nhiều.
Ví dụ: Trong trò chơi xây dựng trường mầm non với chủ đề trường mầm non yêu cầu trẻ phải hợp tác với nhau trong việc lựa chọn ý tưởng, vật liệu,… nhưng hai trẻ tranh nhau một chiếc ô tô và tranh nhau đi trở vật liệu.
- Nguyên nhân thường thấy khi trẻ giân dữ, xung dột với nhau: + Xung đột lợi ích như giành đồ chơi, bánh kẹo
+ Bất hòa và đối lập về tình cảm, hành động + Đụng độ về tính cách
+ Khác nhau về thói quen, thái độ + Không thích nhau
+ Có thể xung đột khi ganh đua một chức vụ hay quyền lợi gì đó + Giao tiếp không hiệu quả
Cách giúp trẻ kiềm chế được giận dữ và giải quyết xung đột theo các bước sau:
Bước 1: Thấu hiểu cảm xúc của trẻ
Mỗi khi bọn trẻ giành nhau vật gì, những trận cãi vã này thường bị chi phối rất nhiều bởi cảm xúc. Bất cứ khi nào các bé cảm thấy buồn bực, bước đầu tiên bạn hãy cho trẻ thấy rằng bạn hiểu điều đó bằng câu nói: “Cô biết cả hai con đều đang rất bực bội”. Khi nói chuyện với người lớn, trẻ thường muốn cảm xúc của mình được hiểu rõ.
Nếu ta bắt đầu giải quyết vấn đề bằng cách ra lệnh: “Ngừng khóc ngay” hoặc “Im lặng nào”, bọn trẻ sẽ khó chịu hơn và tình huống sẽ chỉ tồi tệ hơn mà thôi. Mặt khác, việc thấu hiểu cảm xúc của trẻ giúp các bé bình tĩnh hơn khi chúng biết có người hiểu chúng đang nghĩ gì.
Bước 2: Xác định vấn đề
Khi cơn nóng giận lắng xuống và trẻ đã bình tĩnh hơn, bạn hãy bảo trẻ trình bày những gì chúng nghĩ về cuộc cãi vã. Hãy luôn nhớ rằng trẻ em sẽ không thể nói rõ ràng bất cứ điều gì cho đến khi thôi không thút thít hoặc la hét om sòm.
Dù là trẻ em hay người lớn ở bất cứ độ tuổi nào, trong cơn giận dữ họ đều rất khó suy nghĩ và hành động đúng đắn, vì thế, bạn hãy kiên nhẫn chờ đến thời điểm thích hợp để bước sang giai đoạn này. Sau khi trẻ đã giải thích những gì bé nghĩ, bạn hãy tóm tắt lại rằng: “Vấn đề ở đây là cả hai con đều muốn chơi với chiếc xe tải màu đỏ ấy phải không?”. Sau đó, bạn hãy hỏi cả hai trẻ để xác nhận lại đấy đúng là điểm mấu chốt của vấn đề.
Bước 3: Gợi ý và khuyến khích trẻ đưa ra giải pháp
Đối với trẻ còn nhỏ tuổi, các bé có thể cần giúp đỡ nhiều hơn những trẻ lớn. Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, bạn hãy hỏi bé: “Thế bây giờ chúng ta nên làm gì đây?”. Bạn cũng có thể đưa ra vài gợi ý. Những bé lớn hơn sẽ bắt đầu đề nghị một số cách giải quyết.
Ví dụ: Một bé có thể sẽ nói: “Nếu con chơi với xe đỏ và bạn con chơi với chiếc màu xanh, cả hai con lái xe của riêng mình cùng nhau đi mua vật liệu về xây ngôi trường mình thật đẹp, vậy có được không ạ?”. Nếu thế, bạn hãy hỏi bé còn lại: “Như vậy con có đồng ý không?”. Hãy nhớ rằng cả hai bé đều cần phải đồng ý với cùng một giải pháp. Nếu chúng vẫn chưa đồng ý với giải pháp đưa ra, hãy khuyến khích trẻ tiếp tục suy nghĩ cách giải quyết vấn đề ổn thỏa cho cả hai bé. Nếu trẻ còn quá nhỏ và không thể tự đưa ra ý kiến của mình, bạn có thể giúp trẻ đưa ra một số gợi ý đến khi tất cả đều đồng ý.
Bước 4: Nói lại lần nữa cách giải quyết
Lúc này cô giáo có thể nói: “Cách chúng ta giải quyết sẽ là…” và xác nhận rằng cả hai đã đồng ý với cách này bằng câu: “Vậy là các con đã hết cãi nhau rồi”.
Lúc này hãy tiếp tục quan sát trẻ thêm khoảng 10 phút. Nếu các trẻ lại tiếp tục cãi nhau, hãy tiếp tục thực hiện các bước giải quyết xung đột lần nữa. Nếu mọi việc đều ổn, thử hỏi trẻ: “Các con thấy khi nãy mình giải quyết như vậy có được không?”. Nếu trẻ vẫn xung đột có thể thực hiện theo trình tự sau:
- Thứ nhất: Ra quyết định “đình chiến”
+ Thông thường các xung đột của trẻ khó có thể giải quyết được ngay,
dù xung đột nhỏ. Tuy nhiên trẻ lại chưa có khả năng tuyên bố và thuyết phục đối phương “đình chiến”. Vì vậy trẻ cần người lớn giúp trẻ chấm dứt ngay xung đột và đưa ra các yêu cầu đối với các bên, thông báo thời hạn giải quyết.
- Thứ hai: Tìm hiểu thông tin liên quan
+ Trong quá trình đứng ra làm trọng tài giữa các trẻ cô giáo cần: Lắng nghe hai bên trình bày quan điểm. Đặt câu hỏi: Tại sao con lại có quan điểm như vậy?. Hãy xem xét kĩ lợi ích của cả hai bên trong “vụ xung đột”. Gợi mở cho trẻ đánh giá về bên kia như thế nào, tìm ra lý do để giải thích được vì sao trẻ lại có đánh giá như vậy.
- Thứ ba:Tìm gốc rễ của vấn đề
Trò chuyện nhiều hơn, tỉ tê tâm sự với trẻ để tìm ra được câu trả lời cho những câu hỏi vì sao, giúp trẻ đi đến tận cùng nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Từ đó giúp trẻ tự phát hiện cách giải quyết phù hợp.
Ở bước này, giáo viên cần cùng trẻ lựa chọn một chiến lược phù hợp, với ba hướng: Chiến lược thắng – thua; Chiến lược thua – thua; Chiến lược thắng - thắng. Và thượng sách rõ ràng nên là thắng - thắng, tức làm thế nào giải quyết mâu thuẫn, xóa đi mối xung đột, khắc phục hậu quả mà hai bên đều cảm thấy hài lòng, không bị tổn thương. Muốn giúp con trẻ, cùng con chọn chiến lược này, ba mẹ phải đảm bảo các bước trên, phải hiểu đúng, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng. Với những trường hợp khi trẻ ẩu đả nhau thì cô giáo nên tách trẻ ra rồi trò chuyện với từng trẻ giúp chúng lấy lại bình tĩnh và hiểu ra sự việc.
- Thứ tư: Khi cùng trẻ đứng trước những xung đột cần giải quyết theo công thức sau:
Quan tâm + trầm tĩnh + kiên nhẫn + tôn trọng
Để mắt đến trẻ nhiều hơn, trò chuyện, chia sẻ để kịp thời nhận ra những chuyển biến tâm lý của trẻ. Có thái độ bình tĩnh, không gấp gáp truy vấn trẻ, không chủ quan, không nóng vội đưa ra những cách giải quyết, những hình phạt khi chưa hiểu thấu đáo vấn đề. Chịu khó kiên trì khai thác thông tin, kiên nhẫn với những thái độ nhất thời của trẻ, có thể nhờ quyền trợ giúp từ những người trẻ yêu mến.
Thừa nhận đứa trẻ là một chủ thể trong mối quan hệ, trẻ phải tự mình chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra và cách giải quyết sắp tới, vì vậy cần tôn trọng quan điểm, nhận định, đánh giá của trẻ
* Điều kiện tiến hành
- Cho trẻ thời gian để tìm cách giải quyết không nên can thiệp ngay - Trẻ cần được cô giáo lắng nghe cảm xúc của trẻ. Vì thế giáo viên phải biết lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc của trẻ