Biện pháp 5: Chú trọng đánh giá kết quả của tập thể trẻ.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng hợp tác trong hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 71 - 74)

- Thang đánh giá:

2.2.4. Biện pháp 5: Chú trọng đánh giá kết quả của tập thể trẻ.

Với mục tiêu đổi mới giáo dục MN hiện nay, việc tổ chức đánh giá cho trẻ đã được các nhà giáo dục hết sức quan tâm. Bởi, thông qua hoạt động đánh giá sẽ giúp cho cô giáo và trẻ có sự kiểm định và điều chỉnh sao cho phù hợp và hiệu quả. Chính vì thế quá trình tổ chức đánh giá cần phải được tổ chức một cách thường xuyên, liên tục. Trong quá trình tổ chức đánh giá trẻ được tự đánh giá, tự nêu ý kiến về thành tích hoạt động của bản thân như: Cháu đã cùng bạn lập được kế hoạch hoạt động, cháu đã cùng các bạn thảo luận và tìm ra cách giải quyết nhiệm vụ cô giáo giao cho...Dạy trẻ chú trọng việc đánh giá kết quả sẽ giúp trẻ nhìn nhận lại bản thân và các bạn, từ đó trẻ biết so sánh, đánh giá với bạn cùng nhóm và chia sẻ, giúp đỡ nhau học tập kinh nghiệm.

* Mục đích

- Tạo điều kiện cho trẻ chú trọng việc đánh giá kết quả của mình và các bạn, từ đó biết điề chỉnh hành vi, các ứng xử cả mình phù hợp với những yêu cầu chung.

- Trước hết cô giáo cần phải xác định trước những kĩ năng hợp tác mà trẻ cần thực hiện trong hoạt động.

- Xác định các mức độ của kĩ năng hợp tác mà trẻ cần đạt được.

- Sắp xếp các danh mục kiến thức, kĩ năng cần đánh giá theo các trình tự theo mức độ từ dễ đến khó để giúp cho việc đánh giá có hiệu quả hơn.

- Giáo viên cần phải nắm sự thành thục của các kĩ năng của trẻ để chia nhóm hoạt động cho hợp lý.

- Cần phải xác định được các sản phẩm mà trẻ cần đạt được trong hoạt động hợp tác. Các sản phẩm được tạo ra theo định hướng cần phải đảm bảo yêu cầu cả về sản phẩm vật chất và sản phẩm tinh thần. Sản phẩm hoạt động cuối cùng mà cô giáo sẽ đánh giá chính là quá trình hợp tác của trẻ. Có nghĩa là trẻ chỉ được cô giáo công nhận, được khen khi trẻ biết hợp tác với nhau trong quá tình hoạt động chung.

- Cô giáo cùng với trẻ thảo luận, bàn bạc với nhau một cách rõ ràng mục đích, yêu cầu và cách thức hoạt động, các thao tác, kĩ năng hợp tác mà trẻ cùng với các bạn thực hiện trong hoạt động vui chơi. Vì nếu cô giáo xác định được mục đích, yêu cầu của hoạt động thì đó cũng là khi cô giáo xác định được các tiêu chi đánh giá cho trẻ và định hướng được với trẻ những vấn đề trẻ cần phải thực hiện trong hoạt động vui chơi.

Ví dụ: Với chủ đề “Xây dựng” cô giáo giao nhiệm vụ cho trẻ các nhóm. Tiêu chí đánh giá cô đưa ra cho trẻ là: trẻ phải suy nghĩ, bàn bạc, hợp tác giúp đỡ nhau, biết phân công nhiệm vụ, cùng nhau hoạt động. Nếu trẻ hực hiện nhanh và đúng yêu cầu mà không hợp tác với nhau cũng không được công nhận. Điều đó, có nghĩa là trẻ chỉ chiếm thắng khi biết hợp tác với nhau cùng xây dựng.

Hay ở chủ đề “Cửa hàng bán hoa quả” cô giao nhiệm vụ cho từng nhóm phải chuẩn bị cửa hàng để bán hoa quả, cô yêu cầu: Các con phải thảo luận, bàn bạc với nhau, phân chia nhiệm vụ và hợp tác giúp đỡ nhau cùng chuẩn bị cho thật tốt. Nếu nhóm nào làm được theo đúng yêu cầu của cô nhóm đó sẽ chiến thắng..

- Quá trình đánh giá thường tổ chức vào cuối hoạt động, lúc này hứng thú và sự tập trung chú ý của trẻ sẽ có phần nào giảm sút. Cho nên, giáo viên phải thường xuyên quan tâm, chú ý quan sát trẻ để thấy những biểu hiện, những hành vi, hành động của trẻ. Trên cơ sở đó, động viên, khuyến khích trẻ kịp thời bằng cách sử dụng các thủ thuật khác nhau như câu đố, bài hát thơ, truyện... để duy trì hứng thú và sự tập trung chú ý của trẻ

- Khi trẻ đã được thảo luận và thống nhất ý kiến với nhau về cách thức thực hiện và kết quả mà mình cùng với các bạn làm được trong suốt quá trình hoạt động. Cô giáo cần tạo điều kiện cho trẻ nêu lên những suy nghĩ, kết quả hoạt động, đánh giá của bản thân và các thành viên trong nhóm hoạt động. Thậm chí có thể cho trẻ các nhóm tranh luận với nhau về kết quả của nhóm mình. Bởi nếu được làm như thế sẽ giúp trẻ hứng thú, tự tin, mạnh và cảm thấy mình được tôn trọng, bình đẳng và dân chủ.

- Quá trình dạy trẻ chú trọng đánh giá kết quả của tập thể sẽ giúp trẻ cảm thấy mình được quan tâm, được thừa nhận... Trong khi đánh giá, cô giáo sẽ định hướng, điều khiển, điều chỉnh hành động của trẻ theo đúng hướng. Đồng thời, cô là người cùng với trẻ giải quyết một số mẫu thuẫn nảy sinh có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của trẻ. Với vai trò là người hướng dẫn cô giáo cần chú ý:

+ Tổ chức một cách nhẹ nhàng thoải mái nhằm giúp trẻ tự tin, mạnh dạn và cởi mở hơn.

+ Cô giáo cần phải động viên, khuyến khích, khen chê nhẹ nhàng, đúng chỗ, nhằm gây được ở trẻ một ấn tượng mạnh như: được quan tâm, được thân thiện và được đối xử công bằng, tạo nên trạng thái hứng phấn, tình cảm tích cực thúc đẩy trẻ hợp tác với nhau bền vững hơn.

+ Giúp trẻ nhìn thấy những điều trẻ đã làm được và những gì còn thiếu sót, chưa hoàn thiện cần chỉnh sửa mà vẫn duy trì được hứng thú của trẻ cho những hoạt động sau.

- Cô tổng kết lại tất cả kết quả hoạt động của trẻ đã làm đựơc. Nhấn mạnh lại một lần nữa cho trẻ biết, kết quả này là sự nỗ lực phấn đấu của tất cả các bạn trong lớp.

- Chú trọng đánh giá kết quả của tập thể dựa trên nguyên tắc có thưởng

có phạt. Nếu trẻ không nghe lời, bạn có hình phạt cho trẻ nhưng nếu trẻ ngoan ngoãn tự giác thì cô cũng nên có hình thức khen thưởng động viên trẻ. Những việc này tưởng đơn giản nhưng lại có tác động tích cực tới trẻ rất nhiều nếu thường xuyên được xảy ra với trẻ. Trẻ sẽ hiểu ta vấn đề: nếu biết nghe lời sẽ có lợi hơn là bướng bỉnh, thích làm theo ý mình.

Khen thưởng thường là: cho trẻ một món quà. Khi thưởng hay khen ngợi cũng nên nói rõ để trẻ hiêu vì sao trẻ lại được như vậy.

Hình phạt có thể là: đứng úp mặt vào tường để suy nghĩ việc đã làm…Và khi bị phạt trẻ cũng cần được biết lý do bị phạt là gì. Ngay lúc này cô không nên quát mắng hay đánh trẻ. Với trẻ bướng bỉnh cần nhất là sự phối hợp dạy dỗ của các bậc phụ huynh trong nhà đặc biệt với những gia đình có ông bà ở cùng. Cần có sự trao đổi để thống nhất trong các nguyên tắc ứng xử với con để tránh "trống đánh xuôi kèn thổi ngược" khiến trẻ càng ngày bướng bỉnh khó uốn nắn. Ngoài ra, các cô giáo cũng cần phải có thái độ bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc và kiên nhẫn trong quá trình dạy trẻ mới mong trẻ thay đổi trở nên biết nghe lời và ngoan ngoãn hơn.

* Điều kiện tiến hành

- Các đánh giá phải rõ ràng, ngắn gọn, phù hợp với khả năng cả trẻ. - Phải cho tất cả đều được tham gia đánh giá hoạt động mình và nhóm. - Đánh giá hoạt động của trẻ phải hướng theo chất lượng của sự hợp tác. Đánh giá phải bình đẳng, dân chủ.

3.2. Thực nghiệm sư phạm một số biện pháp rèn kĩ năng hợp tác trong hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng hợp tác trong hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)