- Thang đánh giá:
3.1.2.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn trẻ biết cách hợp tác với bạn cùng thực hiện công việc chung
hiện công việc chung
Giáo dục là hoạt động có mục đích, có kế hoạch của con người, là hoạt động có ý thức của nhà giáo dục hoặc tổ chức giáo dục nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ em. Tuy nhiên, giáo dục không chỉ là tác động một chiều của nhà giáo dục đến đối tượng giáo dục mà quá trình này luôn diễn ra quá trình tác động qua lại giữa hai nhân tố này (người giáo dục và người được giáo dục) bởi vì trẻ em vừa là khách thể vừa là chủ thể của quá trình giáo dục.
Trong quá trình giáo dục trẻ (người được giáo dục) giữ vai trò chủ động, tích cực, tự giác hoạt động dưới sự hướng dẫn của các tác nhân giáo dục để hình thành và phát triển nhân cách còn cô giáo (nhà giáo dục và tập thể giáo sư phạm) giữ vai trò tổ chức hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh quá trình giáo dục. Vì vậy, trong quá trình giáo dục giáo viên phải biết phát huy vai trò tự giác, chủ động, tích cực của trẻ. Nghĩa là biết phát huy cao độ và triệt để những điều kiện bên trong của trẻ.
Muốn hình thành kĩ năng hợp tác cho trẻ đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn trẻ biết cách hợp tác với nhau. Bởi kĩ năng hợp tác là một trong những kĩ năng rất khó đối với trẻ, tự trẻ không thể làm được mà phải có sự hướng dẫn của cô giáo bằng các thủ thuật, phương pháp, biện pháp khác nhau, từ nhỏ trẻ đã có nhu cầu hợp tác, do đó, muốn nhu cầu của trẻ trở thành hiện thực, giáo viên phải là người châm ngòi cho những nhu cầu đó trở thành hành động cụ thể.
* Mục đích
Dạy trẻ biết cách hợp tác với nhau như: biết suy nghĩ, trao đổi, đàm phán, thoả hiệp với nhau cùng xây dựng ý tưởng, trao đổi, giúp đỡ, phân công nhiệm vụ và tìm ra các giải pháp thực hiện công việc chung. Từ đó, rèn luyện và phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ.
* Cách tiến hành
Khi hướng dẫn trẻ suy nghĩ là giúp trẻ trong một thời gian có thể này sinh nhiều ý tưởng, nhiều giả định về những vấn đền cần được giải quyết giáo viên cần chú ý:
- Phải xác định được những kĩ năng hợp tác nào cần hình thành ở trẻ để có thể định hướng được mục đích, nhiệm vụ cần thực hiện.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở để hướng trẻ suy nghĩ về những hành động, những kĩ năng mà trẻ sẽ thực hiện trong hoạt động hợp tác. Khi xây dựng câu hỏi cho trẻ giáo viên cần phải:
+ Nắm được khả năng nhận thức, ngôn ngữ, sự phát triển các kĩ năng...của trẻ để có hệ thống câu hỏi phù hợp và hiệu quả.
+ Hệ thống câu hỏi phải từ dễ đến khó, từ gần đến xa. + Câu hỏi phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu.
- Lựa chọn một số thủ thuật thích hợp để sử dụng vào quá trình hướng dẫn nhằm giúp cho giáo việc kích thích hứng thú và sự tập trung chú ý của trẻ vào hoạt động hợp tác như: câu đố, bài thơ, trò chơi...
- Cô giáo sử dụng các thủ thuật khác nhau như cấu đố, bài hát, thơ, truyện... vừa để ổn định tổ chức vừa để kích thích sự chú ý, hứng thú, suy nghĩ của trẻ vào quá trình hướng dẫn của cô.
Ví dụ: Với chủ đề “Âm thanh” để kích thích sự tập trung chú ý của trẻ cô giáo sử dụng trò chơi “Chiệc hộp kỳ lạ”. Cô đưa ra một chiệc hộp và nói đay là món quà mà bà tiên đã hoá phép và tặng lớp chúng mình. Chiếc hộp này rất kỳ lạ nó sẽ phát ra những âm. Các con nghe và đoán xém đó là những âm thanh gì?
- Đàm thoại với trẻ về nội dung và nhiệm vụ mà trẻ cần làm trong hoạt động khám phá bằng hệ thống câu hỏi gợi mở. Cô giáo nêu câu hỏi hoặc đặt vấn đề cần tìm hiểu với các nhóm, kích lệ trẻ phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt. Cô giáo cần phải chú ý lắng nghe và không được ngắt quảng sự liên tưởng của trẻ. Sau đó tổng hợp các ý kiến của trẻ và hỏi xem có thắc gì hay bổ sung gì không. Trong quá trình này, yêu cầu giáo viên phải hoan nghênh, chấp nhận mà không cần phê phán, nhận định đúng, sai ngay.
Ví dụ: Với chủ đề “Nấu ăn”. Nhiệm vụ của của trẻ là phải hợp tác với nhau để nấu ăn. Để giúp trẻ nắm được nhiệm vụ cô đàm thoại với trẻ về nhiệm vụ trồng cây như: cần phải có những dụng cụ nào? Cách thực hiện như thế nào, lựa chọn món nào để nấu...
- Cô thống kê lại tất cả các ý kiến, ý tưởng của trẻ và cùng trẻ lựa chọn các giải pháp hữu hiệu nhất. Sau khi đã thảo luận xong giáo viên cần phải nhấn mạnh kết luận này là kết quả hoạt động chung của tất cả trẻ. Nhờ không khí thảo luận cởi mở nên trẻ, đặc biệt là những trẻ nhút nhát sẽ trở nên bạo dạn hơn, các em học được cách nhìn trình bày ý kiến của mình, biết
lắng nghe có phê phán ý kiến của bạn. Từ đó, giúp trẻ hợp tác với nhau hiệu quả hơn.
- Cô giáo hướng dẫn một cách cần thận, kĩ lưỡng cho trẻ biết cách hợp tác với nhau cùng thực hiện nhiệm vụ. Cùng với sự hướng dẫn, cô giáo cho trẻ thời gian suy nghĩ, bàn bạc, đàm phán, thoả thuận, xác định những công việc cần làm và phân công nhiệm vụ mỗi người phụ trách mỗi công việc...Với kế hoạch công việc rõ ràng như vậy sẽ rất thuận lợi cho trẻ khi thực hiện nhiệm vụ.
Ví dụ: Ở chủ đề “Đầu bếp giỏi”cô nói: Để chế biến được nhiều món ăn các con phải suy nghĩ, bàn bạc với nhau xem mình cần những dụng cụ nào, những loại thực phẩm nào? Những công việc cần làm? Ai làm nhóm trưởng, ai đi lấy dụng cụ, ai rửa rau, ai bật bếp?... Nếu nhóm nào biết đàm thoại, giúp đỡ cùng hợp tác nấu nhanh và đúng thì nhóm đó sẽ thắng.
- Sau khi hướng dẫn cho trẻ xong cô giáo cần phải làm mẫu hợp tác để giúp trẻ hiểu và thực hiện theo.
- Khi đã giao nhiệm vụ và hướng dẫn trẻ cách hợp tác xong, cô giáo cần phải hỏi và yêu cầu trẻ nhắc lại nhiệm vụ cần làm, như vậy sẽ giúp trẻ nhớ lại những yêu cầu của cô đối với trẻ và giúp cô biết được mức độ hiểu biết của trẻ để có cách điều chỉnh hoặc nhắc lại cho trẻ hiểu và nhớ lâu hơn. Với kế hoạch hoạt động cho các thành viên như vậy thì các thành viên phải thực hiện công việc theo như kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân.
Ví dụ: Sau khi cô giáo giao cho trẻ nhiệm vụ chuẩn bị đón mẹ thì cô hỏi lại trẻ: Chúng mình sẽ làm gì để đón mẹ đến thăm lớp nào? Khi trẻ trả lời xong cô phải nhắc lại những công việc các nhóm cần chuẩn bị đón mẹ.
Trong quá trình hoạt động vui chơi của trẻ không nhất thiết phải cho trẻ hợp tác với nhau trong nhóm từ đầu hoạt động đến cuối hoạt động. Có nghĩa là trong quá trình hợp tác với nhau trẻ cũng cần phải có những lúc hoạt động cá nhân. Tuy nhiên, hoạt động hợp nhóm nhỏ vẫn là hoạt động
chính. Vì vậy, giáo viên phải chú ý đến thời điểm giao nhiệm vụ và hướng dẫn trẻ hợp tác để cá tác động hiệu qủa nhất.
- Khi trẻ đã thảo luận với nhau xong cô giáo phải hướng dẫn lại cho trẻ nhớ việc hợp tác cùng nhau thực hiện nhiệm vụ nhân thức. Khi hướng dẫn cho trẻ thì ngôn ngữ của cô phải ngắn gọn, dễ hiểu, đặc biệt cô phải luôn nhấn mạnh cho trẻ biết với nhiệm vụ này trẻ cần phải hợp tác với nhau mới hoàn thành tốt được.
- Cô giáo quy định trẻ thực hiện trong thời gian nhất định và cho trẻ thời gian tự thực hiện nhiệm vụ. Sau khi đã thống nhất với nhau về việc phân công việc và cách thức thực hiện nhiệm vụ, cô giáo cho phép trẻ được tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện nhiệm vụ. Lúc nay giáo viên chủ yếu đóng vai trò là người tư vấn, giúp đỡ trẻ, còn trẻ là người chủ động tích cực hoạt động hợp tác. Tuy nhiên, mức độ tự lực của trẻ cần phụ hợp với kinh nghiệm, khả năng của trẻ và mức độ khó khăn của nhiệm vụ. Đây cũng là lúc trẻ cần phải có sự hợp tác cùng nhau phân công công việc và thực hiện nhiệm vụ nhận thức. Nó sẽ rèn luyện ở trẻ kĩ năng hợp tác, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong các hoạt động chung.
Trong quá trình trẻ thực hiện cô giáo bao quát và đến từng nhóm để giúp đỡ trực tiếp cho trẻ, hưỡng dẫn trẻ từng kĩ năng một. Làm như vậy là để giúp trẻ hiểu được cách hợp tác hơn và giáo viên sẽ định hướng được sự hợp tác của trẻ theo mục đích của mình. Bênh cạnh đó, giáo viên cần động viên, khuyến khích những hành động, những cách ứng xử đẹp của trẻ trong các hoạt động nhằm đem đến cho trẻ cảm xúc hài lòng, kích thích hứng thuc hợp tác của trẻ.
* Điều kiện thực hiện
- Phải xác định được các kĩ năng hợp tác cần hình thành ở trẻ - Phải có đủ thời gian, không gian cho trẻ hoạt động.
- Trẻ phải được hoạt động trong nhóm nhỏ - Phải cho trẻ được tự làm.