Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng hợp tác trong hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 42 - 55)

- Thang đánh giá:

2.6. Kết quả điều tra

2.6.1. Về giáo viên

2.6.1.1. Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc rèn kĩ năng hợp tác trong hoạt đông vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

Qua trao đổi ý kiến thu thập số liệu từ phiếu trưng cầu ý kiến đối với giáo viên đang giảng dạy lớp 5 – 6 tuổi, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng, sự cần thiết của kĩ năng hợp tác trong hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

Bảng 2.1: Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc rèn kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

Mức độ Số phiếu Tỷ lệ Xếp hạng

Rất cần thiết 13 88 % 1

Cần thiết 1 6 % 2

Tương đối cần thiết 1 6 % 3

Không cần thiết 0 0 % 4

Tổng số phiếu: 15 phiếu

Từ kết quả thu được trong bảng trên, ta thấy 100% giáo viên đều nhận thấy việc cần thiết của rèn kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Cụ thể: - 88% ý kiến cho rằng rất cần thiết phải rèn kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

- 6% ý kiến cho rằng cần thiết phải rèn kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

- Chỉ có 6% ý kiến cho rằng tương đối cần thiết phải rèn kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

Qua việc khảo sát trên cho thấy rằng việc rèn kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi được nhận thức tích cực. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

2.6.1.2. Nhận thức của giáo viên về việc hiểu thế nào về rèn kĩ năng hợp cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

Bảng 2.2: Nhận thức của giáo viên về việc hiểu thế nào về rèn kĩ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi.

Nội dung Số

phiếu Tỷ lệ

Rèn cho trẻ biết tập hợp cá nhân lại và cùng nhau thực

hiện nhiệm vụ chung. 3 20%

Rèn cho trẻ cùng nhau thảo luận, bàn bạc, phân công cho

từng trẻ để hoàn thành nhiệm vụ. 4 27%

Rèn cho trẻ kĩ năng hợp tác là tương tác giữa trẻ nhằm đạt hiệu quả nhất định và phát triển tiềm năng của từng trẻ trong các hoạt động.

6 40%

Rèn cho trẻ biết cùng nhau giải quyết các vấn đề nảy

sinh trong quá trình hoạt động. 2 13%

Tổng số phiếu: 15 phiếu

Qua bảng trên ta thấy, nhìn chung giáo viên có khái niệm tương đối đầy đủ về rèn kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Cụ thể có 40% giáo viên cho rằng việc rèn kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là tương tác giữa trẻ nhằm đạt hiệu quả nhất định và phát triển tiềm năng của từng trẻ trong các hoạt động.

2.6.1.3. Các biện pháp giáo viên đang sử dụng để rèn kĩ năng hợp cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

Với mục đích tìm hiểu về các biện pháp mà giáo viên sử dụng để tiến hành rèn kĩ năng hợp tác trong hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến và trao đổi với các giáo viên mầm non. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3: Các biện pháp giáo viên đang sử dụng để rèn kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

STT Tên biện pháp Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng

1 Tạo cơ hội cho trẻ hợp tác với nhau 7 46.7% 3 20% 5 33.3% 2 Sử dụng các trò chơi có yếu tố hợp tác cho trẻ 11 73.3% 4 26.7% 0 0% 3

Lựa chọn nội dung và đưa ra các niệm vụ khuyến khích trẻ hợp tác với nhau 9 60% 5 33.3% 1 7% 4 Hướng dẫn trẻ hợp tác 8 53.3% 3 20% 4 26.7%

5 Tạo điều kiện về không gian, phương tiện để trẻ hợp tác 5 33.3% 8 53.3% 2 13.3%

6 Động viên, khuyến khích khi trẻ biết hợp tác 10 66.6% 5 33.3% 0 0% 7 Trò chuyện, trao đổi với trẻ 13

86.6% 2 13.3% 0 0% 8 Sử dụng đồ dùng trực quan 12 80% 3 20% 0 0% Tổng số phiếu: 15 phiếu

Dựa vào kết quả tổng hợp từ phiếu trưng cầu ý kiến, chúng tôi nhận thấy rằng biện pháp 2, 7, 8 được giáo viên sử dụng nhiều, thường xuyên hơn các biện pháp còn lại. Nhìn vào bảng kết quả ta thấy có tới 86.6% trò chuyện, trao đổi với trẻ, 80% sử dụng đồ dùng trực quan, 73.3% sử dụng trò chơi

Qua trao đổi với các giáo viên, chúng tôi hiểu được lí do tại sao các biện pháp 2, 7, 8, được sử dụng nhiều, thường xuyên hơn các biện pháp khác.

Giáo viên cho rằng: đó là những biện pháp mà họ sử dụng từ xưa đến nay nên dễ dàng thực hiện, ít mất thời gian và công sức. Những biện pháp còn lại họ cũng quan tâm nhưng không thường xuyên vì họ ngại thay đổi. Giáo viên Nguyễn Thị A của lớp 5 tuổi A1 tâm sự: “giáo viên mầm non có nhiều việc để

làm, một ngày có bao việc phải làm mệt lắm rồi. Nếu cứ thay đổi thì mệt mỏi và rắc rối. Cái gì đã quen thì làm chứ thay đổi phức tạp mà tốn thời gian”

Từ sự thống kê trên cho thấy thực trạng sử dụng các biện pháp rèn kĩ năng hợp tác trong hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi:

Giáo viên thường lặp lại những biện pháp truyền thống, nặng nề về cung cấp kiến thức. Những biện pháp để giáo viên sử dụng để rèn kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi lại ít được giáo viên sử dụng. Trẻ chưa được tạo ra nhiều cơ hội để hợp tác với nhau trong các hoạt động, chưa biết chia sẻ, lắng nghe ý kiến của nhau, chưa biết cùng trải nghiệm. Biện pháp dùng lời của giáo viên được sử dụng thường xuyên cũng chưa hướng dẫn trẻ cách bàn bạc, trao đổi, hợp tác với nhau. Đa số giáo viên nói nhiều, làm mẫu giải thích còn trẻ thụ động ngồi nghe và làm theo. Thậm chí khi trẻ không hợp tác với nhau giáo viên sẵn sàng làm thay trẻ để xong. Điều này thấy rõ, giáo viên chưa dành thời gian, không gian cho trẻ có thể hợp tác với nhau trong hoạt động của trẻ. Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy một thực tế: Thời gian cho một hoạt động ở trường mầm non là có hạn, những hoạt động mà để trẻ tự thực hiện sẽ không kịp thời gian. Khi chưa thực hiện xong thì chính giáo viên làm giúp trẻ. Từ đó trẻ không được trải nghiệm, không được thể hiện ý tưởng, không được bàn bạc, tranh luận với nhau, thuyết phục, lắng nghe cùng nhau và từ đó chưa rèn được kĩ năng hợp tác cho trẻ trong quá trình tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động.

Trong quá trình hợp tác, trẻ nảy sinh yếu tố “thủ lĩnh” nên giáo viên cũng không chú trọng hướng dẫn trẻ hợp tác khi chơi cùng nhau. Về không gian và phương tiện cũng chưa đáp ứng để trẻ có cơ hội hợp tác với nhau. Diện tích lớp học hẹp so với số lượng của trẻ, trẻ chưa có diện tích để vui chơi, hoạt động một cách thoải mái.

Khi đánh giá giáo viên thường nhận xét xem ai nhanh hơn, ai làm được, ai chưa làm được, ai làm đúng…mà không quan tâm đến khâu đánh giá cách giải quyết làm việc, thái độ của trẻ với nhau khi tham gia hoạt động vui chơi. Điều này ảnh hưởng tới trẻ và ảnh hưởng đến kĩ năng hợp tác của trẻ.

2.6.1.4. Nhận thức của giáo viên về vai trò của các hoạt động trong việc rèn kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

Bảng 2.4: Nhận thức của giáo viên về vai trò của các hoạt động trong việc rèn kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

Các hoạt động Số phiếu Tỷ lệ (%) Xếp hạng

Hoạt động vui chơi 12 80% 1

Hoạt động học tập 11 73% 2

Hoạt động sinh hoạt hàng

ngày 7 46% 3

Hoạt động tham quan, du lịch 4 26% 5

Hoạt động lễ hội 5 33% 4

Hoạt động lao động vừa sức 3 20% 6

Kết quả ở bảng trên cho thấy, hầu hết giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của các hoạt động để tiến hành rèn kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Đó là hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, hoạt động tham quan, du lịch…

Trong các hoạt động hoạt động vui chơi có vị trí quan trọng nhất trong việc rèn kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Bởi hoạt động vui chơi là hoạt động thể hiện rõ nhất đời sống của trẻ. Đó là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi mẫu giáo, giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành phát triển nhân cách cho trẻ. Những nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý trẻ em đã chứng minh rằng hoạt động vui chơi của trẻ em cũng có những giá trị không kém việc học tập, thậm chí với trẻ nhỏ thì nó có một giá trị không thể phủ nhận trong việc phát triển kĩ năng và hình thành nhân cách nơi trẻ em. Có thể nói “Trò chơi và tuổi thơ là hai người bạn thân thiết, không thể tách rời ra được”. Chính trò

chơi đã giúp cho sự phát triển của trẻ em được toàn diện, cân bằng và nhịp nhàng, đó là phương tiện hiệu quả nhất để giúp trẻ phát triển, mà có những bậc cha mẹ vì không hiểu, đã coi thường, bỏ qua thậm chí đã cố gắng thay thế bằng các hoạt động nghiêm chỉnh hơn như tập đọc, tập viết. Trong quá trình vui chơi, trẻ được tự do thể hiện ý tưởng của mình, tự tìm kiếm phương tiện để thực hiện nhiệm vụ trò chơi, tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp, biết tự hợp tác cùng nhau.

2.6.1.5. Nhận thức của giáo viên về những yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

Sau khi thu thập số liệu từ phiếu trưng cầu ý kiến của giáo viên chúng tôi có kết quả sau:

Bảng 2.5: Nhận thức của giáo viên về những yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

STT Nội dung Mức độ Cao Tương đối cao Trung bình Thấp 1 Số lượng trẻ 9 60% 5 33% 1 7% 0 0% 2 Kinh nghiệm xã hội của trẻ 8

53.3% 5 33% 2 13% 0 0% 3 Sự phát triển ngôn ngữ 6 40% 5 33.3% 4 26.7% 0 0% 4 Hứng thú với nhiệm vụ chung khi hợp tác 8 53.3% 4 26.7% 3 20% 0 0% 5 Tác động, can thiệp của giáo

viên trong hoạt động của trẻ

7 46.7% 5 33.3% 3 20% 0 0% 6 Không gian, thời gian, địa

điểm 7 46.7% 5 33.3% 3 20% 0 0% Tổng số phiếu: 15 phiếu

Nhìn vào bảng kết quả trên chúng tôi có nhận xét như sau:

Giáo viên đã có nhận thức tương đối về các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Tuy nhiên nhìn vào bảng trên chúng tôi có thể thấy rằng nhận thức của giáo viên chưa thật sự đầy đủ và đồng đều. Giữa các yếu tố còn sự chênh lệch như các yếu tố “số lượng trẻ” (60%), “kinh nghiệm xã hội của trẻ” (53.3%), “tác động của giáo viên” (46,7%). Yếu tố phát triển ngôn ngữ chưa được quan tâm nhiều (40%)

Qua phân tích mỗi yếu tố đều có một vai trò, tầm ảnh hưởng nhất đinh đối với việc rèn kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Song giáo viên

còn chưa thật sự nhận thức hết tầm quan trọng của các yếu tố này. Đây cũng là một trong những khó khăn trong việc tổ chức, hướng dẫn, đưa ra những biện pháp để rèn kĩ năng cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

2.6.1.6. Những khó khăn giáo viên thường gặp phải trong quá trình rèn kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

Đối với giáo viên mầm non tất cả đều có chung nhận định chung một khó khăn là chưa có hoạt động dành riêng cho việc rèn kĩ năng xã hội nói chung và kĩ năng hợp tác nói chung cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (100%)

Một số giáo viên mầm non nhận định khó khăn như: - Số trẻ trong lớp quá đông

- Không có thời gian

- Không gian chật hẹp chưa đáp ứng cho trẻ vui chơi, hoạt động không thoải mái, gò bó…

- Phải thực hiện đúng nội dung chương trình phân phối

Ngoài ra chúng tôi còn thấy có ý kiến cho rằng đồ dùng đồ chơi chưa đáp ứng được nhu cầu vui chơi của trẻ, chưa có biện pháp để rèn kĩ năng cho trẻ, sự đánh giá của cán bộ chuyên môn cũng là một trong những khó khăn mà giáo viên gặp phải

Từ kết quả thu được ở trên, chúng tôi có thể nói rằng: muốn rèn kĩ năng hợp tác cho trẻ cần có một hoạt động riêng biệt để rèn những kĩ năng với những biện pháp phù hợp và đáp ứng về không gian, thời gian, đồ dùng đồ chơi cho trẻ hợp tác với nhau

2.6.2. Khảo sát mức độ biểu hiện kĩ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi.

Song song với công tác dự giờ để khảo sát các biện pháp mà giáo viên sử dụng rèn kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, đồng thời xuất phát từ ý kiến của giáo viên về lợi thế của hoạt động vui chơi và những thuận lợi thực tế của hoạt động vui chơi đối với việc rèn kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, chúng tôi tiến hành quan sát đánh giá những biểu hiện kĩ năng hợp tác của trẻ và lựa chọn hoạt động vui chơi để tiến hành khảo sát.

Sau khi trao đổi, cung cấp kiến thức về kĩ năng hợp tác chúng tôi tiến hành quan sát, đánh giá trẻ. Chúng tôi đánh giá trẻ của lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi trường mầm non Phong Châu – Thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ. Dựa vào phiếu quan sát có ghi rõ các tiêu chí đánh giá kĩ năng hợp tác của trẻ, ghi chép và tính tỷ lệ phần trăm theo từng mức độ biểu hiện của mỗi tiêu chí.

Bảng 2.6: Thực trạng mức độ biểu hiện kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi.

Số trẻ

Mức độ

Tốt Trung bình Yếu

SL % SL % SL %

80 23 28.8 32 40 25 31.2

Từ bảng 2.6 trên chúng tôi thấy thực trạng mức độ biểu hiện kĩ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi như sau:

- Biểu hiện kĩ năng hợp tác trong vui chơi của trẻ chưa cao, chỉ đạt mức độ trung bình và yếu. Tỉ lệ trung bình chiếm 40%. Tròn khi đó tỉ lệ đạt loại tốt còn ít chỉ có 23%, loại yếu còn nhiều chiếm 31.2%

Từ kết quả trên chúng tôi thấy: Mức độ yếu và trung bình chiếm tỉ lệ cao, mức độ tốt còn thấp. Như vậy mức độ biểu hiện kĩ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi ở trường mầm non chưa cao. Đây là vấn đề đáng quan tâm.

Trong hoạt động vui chơi với đặc thù là hoạt động theo các chủ đề vì vậy việc tổ chức các hoạt động của giáo viên chưa có biện pháp rèn cho trẻ khả năng hợp tác với nhau trong khi chơi mà nó còn thiên về sự phân công, bố trí và sắp xếp những trẻ khá đảm nhiệm những vai chính còn trẻ kém hơn sẽ làm theo sự chỉ dẫn của bạn và cô giáo

Trong hoạt động vui chơi biểu hiện kĩ năng hợp tác của trẻ chúng tôi dễ dàng nhận thấy ở trẻ. Đó là “ tuân theo sự chỉ định khi chơi”. Trên thực tế chúng tôi thấy giáo viên thường giao nhiệm vụ cho những trẻ khá giỏi để

thực hiện trò chơi hay đảm nhiệm những vai chính. Vì vậy khi trẻ đó đưa ra ý kiến nghiễm nhiên trẻ khác sẽ làm theo mà không có cơ hội bày tỏ quan điểm, chia sẻ ý tưởng của mình, không được bàn bạc với nhau… phải chấp nhận theo ý của bạn khác. Chính vì vậy lúc đầu trẻ vui chơi cùng nhau nhưng lúc sau không khí vui chơi giảm dần và trẻ có biểu hiện chán nản, đùa nghịch

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng hợp tác trong hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 42 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)