Biện pháp 1: Tạo cơ hội khuyến khích trẻ hợp tác với nhau trong hoạt động vui chơ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng hợp tác trong hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 57 - 60)

- Thang đánh giá:

3.1.2.1. Biện pháp 1: Tạo cơ hội khuyến khích trẻ hợp tác với nhau trong hoạt động vui chơ

chơi cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

3.1.2.1. Biện pháp 1: Tạo cơ hội khuyến khích trẻ hợp tác với nhau trong hoạt động vui chơi hoạt động vui chơi

Đứa trẻ chỉ thật sự phát triển khi chúng được hoạt động tích cực trong các mối quan hệ xã hội mà đầu tiên là mối quan hệ gắn kết hợp tác với nhau. Hoạt động vui chơi chứa đựng nhiều cơ hội cho trẻ làm việc cùng nhau. Hoạt động vui chơi là hình thức thuận lợi để rèn cho trẻ kĩ năng hợp tác vì đây là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, nó có ý nghĩa rất đặt biệt, khi

chơi trẻ được đáp ứng mọi nhu cầu. Trong khi chơi trẻ lĩnh hội được các kinh nghiệm xã hội, kiến thức, các kĩ năng cơ bản của con người trong xã hội. Khi chơi trẻ cũng hình thành được tình cảm, nhân cách, mở rộng khả năng giao tiếp, các mối quan hệ với mọi người xung quanh, các kĩ năng mềm cần thiết của con người trong đời sống xã hội. Trong trò chơi trẻ được hòa nhập với nhau để cùng tham gia vào trò chơi sẽ kích thích trẻ hứng thú với việc chung mà hợp tác cùng nhau. Hơn nữa trẻ mẫu giáo có niềm vui chung, chung nhu cầu được hoạt động, được vui chơi, tìm tòi khám phá thế giới xung quanh. Từ đó thúc đẩy trẻ làm việc cùng nhau. A. N. Leonchiev cho rằng: “động cơ là đối tượng mà chủ thể cần chiếm lĩnh thông qua hoạt động, nhằm thỏa mãn một nhu cầu đượ vật chất hóa trong đối tượng đó”. Hoạt động vui chơi tạo cơ hội cho trẻ cùng hoạt đông cùng làm việc với nhau, được chia sẻ, cùng nhau giải quết vấn đề nảy sinh, được trao đổi với nhau từ vốn biểu tượng, kinh nghiệm sống của trẻ được tăng lên nhanh chóng. Trẻ làm việc cùng nhau hay hợp tác với nhau sẽ giúp trẻ tăng vốn tri thức, biểu tượng, các mối quan hệ xã hội mà trẻ còn biết quan tâm đến cảm xúc của người khác, biết tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp, biết cảm thông lắng nghe, biết thuyết phục, biết chấp nhận người khác… tức là trí tuệ cảm xúc được hình thành khi trẻ hợp tác với nhau. Do đó giáo viên cần tổ chức các hoạt động vui chơi cụ thể là các trò chơi tạo cơ hội cho trẻ được hợp tác cùng nhau.

Theo ý kiến của nhiều độc giả, động cơ kích thích trẻ làm việc cùng nhau là nhu cầu, hứng thú với công việc chung của trẻ. Quan điểm đổi mới giáo dục cũng nhấn mạnh “dạy học lấy trẻ làm trung tâm, xuất phát từ nhu cầu, hứng thú của trẻ”. Muốn rèn kĩ năng hợp tác cho trẻ thật tốt thì giáo viên phải tổi chức hoạt động vui chơi sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ và các trò chơi phải tạo nhiều cơ hội để trẻ hợp tác với nhau. Với sự phân tích trên chúng tôi cho rằng giáo viên cần tạo nhiều cơ hội khuyến khích trẻ hợp tác với nhau trong hoạt động vui chơi.

- Tạo ra cơ hội gắn kết trẻ hợp tác với nhau thực hiện mục tiêu vui chơi nhằm giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của kĩ năng hợp tác và trải nghiệm quá trình làm việc cùng nhau.

* Cách tiến hành

Để thực hiện biện pháp này giáo viên cần tiến hành theo các bước sau - Bước 1: Lựa chọn và xác định nội dung trò chơi, nhiệm vụ chơi hấp dẫn, phù hợp với nhận thức kinh nghiệm của trẻ

Khả năng nhận thức cũng như khả năng hoạt động của trẻ là khác nhau, trẻ mẫu giáo khả năng làm việc cùng nhau nói chung và kĩ năng hợp tác nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. Vốn hiểu biết của trẻ còn hạn chế. Vì vậy, khi lựa chọn trò chơi phải chú ý đến khả năng của trẻ để lựa chọn trò chơi phù hợp từ đó tạo cho trẻ mọi cơ hội tốt nhất để phát triển tốt kĩ năng hợp tác.

Ngoài ra, trong cùng một lứa tuổi mỗi trẻ lại có khả năng khác nhau, trẻ này có hiểu biết hơn trẻ khác có những trẻ bạo dạn, nhanh nhẹn trong các hoạt động vui chơi, biết trao đổi, biết thực hiện công việc chung, cùng là trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nhưng có trẻ nhận thức nhanh có trẻ lại nhận thức chậm. Vì vậy để tạo cho trẻ cơ hội hợp tác với nhau cần lựa chọn xác định các trò chơi đảm bảo phù hợp với đặc điểm lứa tuổi.

- Bước 2: Cho trẻ tạo nhóm chơi, chủ động hợp tác với nhau

- Bước 3: Xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, chi tiết. Khi xây dựng kế hoạch hoạt động tiến hành theo các trình tự:

+ Xác định chủ đề (ví dụ: Nước và hiện tượng tự nhiên, nghề nghiệp…) + Xác định mục đích, yêu cầu: giáo viên cần xác định mục đích, nhiệm vụ giáo dục và các yêu cầu cần đạt trên trẻ.

+ Chuẩn bị: Đồ dùng đồ chơi cho cô và trẻ, không gian cho trẻ vui chơi và các phương tiện cần thiết trong trò chơi.

+ Tiến trình hoạt động: Theo các bước sau:

Hoạt động mở đầu: Định hướng và kích thích hứng thú của trẻ vào chủ đề chơi đã được xác định

Hoạt động kết thúc: Tạo cho trẻ trạng thái thoải mái, nhẹ nhàng bước sang hoạt động khác.

Lưu ý: Khi lựa chọn nội dung, nhiệm vụ cho trẻ hợp tác với nhau trong hoạt động vui chơi cần chú ý:

+ Phải xuất phát từ hứng thú, nguyện vọng của trẻ. Giáo viện phải kích thích được tính tích cực nhận thức và nhu cầu hoạt động của trẻ. Vì khi đứa trẻ tham gia vào hoạt động, hợp tác cùng nhau hoạt động thì bao giờ trẻ cũng mong muốn thỏa mãn điều gì đó. Chính vì thế giáo viên cần phải lựa chọn nội dung, nhiệm vụ sao chơi sao cho thỏa mãn được nhu cầu, nguyện vọng cho trẻ.

+ Nội dung và các trò chơi phải hấp dẫn, mới lạ. Tạo nhiều điều kiện cho trẻ trải nghiệm, hợp tác cùng nhau để vui chơi

* Điều kiện tiến hành

- Giáo viên cần nắm bắt được đặc điểm, cá tính của trẻ để dễ đang giúp trẻ hợp tác với nhau trong hoạt động vui chơi.

- Giáo viên nghiên cứu kĩ những nhiệm vụ định cho trẻ hợp tác vơi nhau

- Giáo viên cần nắm bắt khả năng, nhu cầu, hứng thú của trẻ để lựa chọn nội dung xác định nhiệm vụ chơi cụ thể trong mỗi trò chơi

- Tùy vào khả năng mà tăng dần khả năng trẻ hợp tác với nhau trong hoạt động vui chơi.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng hợp tác trong hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)