Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh (Trang 28 - 37)

1.2.6.1. Kết quả điều tra hoạt động của trẻ.

Qua các tuần quan sát, đàm thoại và dự giờ các hoạt động làm quen với môi trường xung quanh ở trường mầm non Bằng Giã chúng tôi đi đến một vài nhận xét sau:

a, Ưu điểm

- Ở trường mầm non đã chú ý tổ chức các hoạt động làm quen với môi trường xung quanh theo kế hoạch cho từng tuần, từng tháng, từng chủ đề và phù hợp cho từng lứa tuổi.

- Trước khi cho trẻ tham gia các hoạt động, giáo viên đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho từng giờ hoạt động của trẻ: Đồ dùng, không gian để

hoạt động, các phương tiện sử dụng trong hoạt động.

- Trong hoạt động giáo viên đã quan sát trẻ, uốn nắn từ ngữ, phát triển vốn từ cho trẻ điều chỉnh thái độ, các mối quan hệ của trẻ trong hoạt động, duy trì hứng thú hoạt động cho trẻ.

- Giáo viên đặc biệt chú ý rèn cho trẻ thói quen như: biết chào hỏi, trao đổi ý kiến với cô và bạn, biết thể hiện khi có nhu cầu, biết nhường nhịn bạn không tranh giành nhau khi chơi.

- Lựa chọn và sử dụng một số biện pháp nhằm thực hiện mục đích giáo dục của mình.

b. Hạn chế:

- Trong quá trình tổ chức các hoạt động làm quen với môi trường xung quanh, giáo viên vẫn còn áp đặt trẻ hoạt động theo các dự kiến trước đó mà giáo viên lựa chọn. Giáo viên vẫn chịu trách nhiệm chính và đôi khi lấn át vị trí trung tâm của trẻ trong hoạt động tìm hiểu khám phá của trẻ “chuyên môn hóa” ở các nhóm hoạt động của trẻ. Trẻ không lĩnh hội được một cách đầy đủ những tri thức về môi trường xung quanh trong khi hoạt động.

- Trong quá trình cho trẻ hoạt động, giáo viên ít chú ý thay đổi hình thức hoạt động, cách thức tổ chức hoạt động.

- Nhận xét sau khi trẻ tham gia hoạt động còn mang tính chung chung, chưa cụ thể, chủ yếu giáo viên tập chung vào việc nhận xét kỹ năng hoạt động của trẻ.

- Giáo viên còn hạn chế chú ý tạo ra cho trẻ các tình huống hoạt động “có vấn đề” để gây hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động.

- Đồ dùng, đồ chơi còn thiếu thốn nên chưa cuốn hút được trẻ.

- Giờ tổ chức các hoạt động làm quen với môi trường xung quanh cho trẻ còn hạn chế, còn bị cắt xén… tổ chức các hoạt động còn diễn ra một cách máy móc, đơn điệu và khô cứng.

- Giáo viên chưa quan tâm đến việc xử lý các mâu thuẫn, xung đột nảy sinh trong quá trình hoạt động của trẻ, hoặc nếu có thì chưa khéo léo.

1.2.6.2. Kết quả điều tra bằng phiếu anket

Chúng tôi đã tiến hành điều tra trên 25 giáo viên của trường mầm non Vô Tranh và trường mầm non Bằng Giã. Chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

a. Khảo sát tác dụng của việc phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh.

Để xác định nhận thức của giáo viên về tác dụng của việc phát triển vốn từ trong công tác giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi, chúng tôi đặt ra câu hỏi “Theo cô tổ chức hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh có tác dụng gì ?” kết quả thu được như sau:

Bảng 1.1. Kết quả khảo sát ý nghĩa của việc phát triển vốn từ cho trẻ 3 -4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh.

Ý nghĩa Số ý kiến lựa chọn Tỉ lệ %

Tăng khả năng nhận thức 7 28%

Cung cấp kiến thức, kinh nghiệm

cho trẻ về môi trường xung quanh 12 48%

Phát triển tình cảm xã hội 6 24%

Ý kiến khác 0 0

Qua bảng 1.1 ta thấy: Phần đông giáo viên chiếm 48% cho rằng tác dụng lớn nhất của hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh là để cung cấp kiến thức, kinh nghiệm

cho trẻ về môi trường xung quanh và tăng khả năng nhận thức 28%, còn để phát triển tình cảm xã hội chỉ chiếm tỉ lệ thấp là 24%. Với tỉ lệ này giáo viên cần phải có biện pháp phù hợp để phát triển vốn từ cho trẻ.

b. Khảo sát những khó khăn khi tổ chức việc phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh

Để xác định được những khó khăn khi tổ chức việc phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi, chúng tôi đưa ra câu hỏi “Cô thường gặp phải những khó khăn gì khi tổ chức việc phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh?”, kết quả thu được như sau:

Bảng 1.2: Kết quả khảo sát những khó khăn khi tổ chức việc phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh

Khó khăn Số ý kiến lựa chọn Tỉ lệ %

Trẻ quá đông 25 100

Lớp quá chật 23 92

Cơ sở vật chất thiếu 18 72

Giáo viên chưa tích

cực 15 60

Trẻ không hứng thú 16 64

Ý kiến khác 10 40

Từ kết quả bảng 1.2 ta thấy: Khó khăn lớn nhất mà giáo viên gặp phải khi tổ chức việc phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động làm

quen với môi trường xung quanh là trẻ quá đông với số ý kiến lựa chọn 25 tương ứng với 100% và cơ sở vật chất thiếu số ý kiến lựa chọn 18 chiếm 72%. Một lớp thường có số lượng trẻ 25 - 30 trẻ và lớp học lại chật chội. Khi tổ chức tiết học trẻ rất hiếu động nên giáo viên vừa phải tổ chức cho trẻ hoạt động vừa phải quản lớp, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục của hoạt động.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phục vụ cho trẻ quan sát còn thiếu nên ảnh hưởng tới hứng thú của trẻ khi hoạt động. Một số ý kiến của giáo viên cho biết gặp phải khó khăn về thời gian tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động. Nguyên nhân do gia đình các cháu có nhu cầu cho các con em mình học theo các môn năng khiếu: đàn, múa,.... khó khăn cho việc bố trí thời gian để cho trẻ hoạt động làm quen với môi trường xung quanh

c. Khảo sát thời điểm tổ chức việc phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh

Khi hỏi về thời điểm tổ chức việc phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 1.3: Kết quả khảo sát thời điểm tổ chức phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh

Thời điểm Số ý kiến lựa chọn Tỉ lệ %

Giờ hoạt động học 24 96

Giờ hoạt động ngoài trời 20 80

Giờ hoạt động góc 18 72

Giờ hoạt động vui chơi 16 64

Hoạt động khác 15 60

Nhìn vào bảng 1.3 ta thấy: Thời điểm tổ chức hoạt động cho trẻ thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh linh hoạt trong ngày. Phần lớn hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh được tổ chức khi hoạt động học. Vì vậy mà số

trẻ được tham gia nhiều. Tuy nhiên trẻ quan sát, tham gia hoạt động nhưng không tập trung, mà kết quả của cô giáo mong đợi ở trẻ không cao. Ví dụ: trong lúc khảo sát tôi quan sát và hỏi trẻ rằng: con thích giờ hoạt động nào? Tại sao con thích giờ hoạt động đó? Con có thấy hứng thú với tiết học không? Tại sao giờ hoạt động kia con lại không thích? Vài trẻ bạo dạn trả lời: con thích giờ hoạt động góc đặc biệt là góc thiên nhiên vì chúng con được tham gia trong thời gian lâu hơn, được quan sát khám phá nhiều thứ được chơi và lựa chọn những thứ mình thích còn những tiết học kia con thấy không vui. Vì vậy, cô giáo cần tổ chức thời gian hợp lí khi cho trẻ tham gia vào các hoạt động làm quen với môi trường xung quanh.

d. Khảo sát các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh.

Khi hỏi về biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 1.4: Kết quả khảo sát các biện pháp giáo viên sử dụng để tổ chức hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh

STT Biện pháp

Kết quả SL %

2 Cô và mẹ cùng những người xung quanh luôn trò

chuyện cùng trẻ. 10 40

3 Người lớn xung quanh trẻ luôn lắng nghe trẻ phát âm

và uốn nắn từ ngữ cho trẻ. 6 24

4

Cho trẻ tiếp xúc với nhau, với mọi người xung quanh một cách thường xuyên: qua tiết học dưới hình thức đi

dạo, đi thăm quan.

10 40

5 Sử dụng nhiều trò chơi phát triển ngôn ngữ trong tiết

Qua bảng 1.4 ta có thể thấy: giáo viên bước đầu sử dụng một số biện pháp tổ chức hoạt động làm quen với môi trường xung quanh nhằm mục đích phát triển vốn từ cho trẻ. Biện pháp được lựa chọn nhiều nhất là Cho trẻ tiếp xúc với nhau, với mọi người xung quanh một cách thường xuyên: qua tiết học dưới hình thức đi dạo, đi thăm quan. chiếm tỉ lệ cao 40%, biện pháp phát triển vốn từ thông qua các trò chơi 60% cũng được phần đông lựa chọn. Đây là biện pháp có tính chất truyền thống, được sử dụng nhiều lần. Vì vậy, hứng thú tham gia hoạt động không cao. Hiệu quả giáo dục hoạt động hạn chế.

Ví dụ: Khi cho trẻ 3 – 4 tuổi tham gia vào những hoạt động làm quen với môi trường xung quanh mà vẫn những câu hỏi như trẻ 2 – 3 tuổi sẽ khiến trẻ không tìm được sự mới mẻ, trẻ rất nhàm chán không muốn tham gia hoặc không tích cực. Nhưng khi trẻ được tham gia những hoạt động khó hơn, những câu hỏi cần đến tư duy thì trẻ lại rất hào hứng, tích cực muốn tham gia. Còn biện pháp sưu tầm và xây dựng trò chơi cùng biện pháp tạo các tình huống có vấn đề hướng trẻ vào nội dung phát triển vốn từ thì ít người lựa chọn trong đó những biện pháp này có tầm quan trọng rất lớn. Vì vậy, cô cần chú ý để có những biện pháp phù hợp nhằm phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh.

Qua khảo sát thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh ở trường mầm non, chúng tôi nhận thấy việc phát triển vốn từ cho trẻ ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên, giáo viên còn nhận thức chưa đồng đều và đầy đủ về các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh.

Bảng 1.5. Khảo sát mức độ trẻ hứng thú tham gia trò chơi phát triển vốn từ. STT Mức độ Số cháu Tỷ lệ 1 Hứng thú 40/50 80% 2 Bình thường 10/50 20% 3 Không hứng thú 0/50 0%

Đối với trẻ lứa tuổi mầm non “Học mà chơi, chơi mà học”, ta có thể hiểu rằng trẻ thích được chơi, thích được thể hiện mình trong mọi hoạt động và trẻ sẽ được học khi tham gia vào các trò chơi, tùy vào mỗi trò chơi sẽ mang mục đích phát triển khác nhau cho trẻ, chính vì được chơi nên trẻ sẽ không cảm thấy bị gò bó trong bất kì tiết học nào. Ta biết rằng, trẻ ở lứa tuổi này chỉ tập trung trong một thời gian ngắn và rất mau chán. Do đó, việc trẻ hứng thú về các trò chơi mà giáo viên tổ chức là điều tất yếu. Qua bảng khảo sát, ta dễ dàng nhận ra rằng, mức độ trẻ hứng thú với các trò chơi phát triển vốn từ chiếm tỷ lệ khá cao 80% với số phiếu là 40/50 phiếu. Bên cạnh đó, sẽ có những mức độ trẻ không hứng thú và tỏ ra bình thường khi tham gia trò chơi và mức độ đó chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ của bảng khảo sát, với mức độ bình thường có 10/50 phiếu chiếm 20% và mức độ không hứng thú là 0/50 phiếu. Qua đó ta có thể thấy rằng, trẻ sẽ rất hứng thú khi tham gia và các trò chơi do giáo viên tổ chức, đó sẽ là động lực để thúc đẩy các giáo viên tổ chức trò chơi phát triển vốn từ cho trẻ nhiều hơn nữa.

g, Khảo sát mức độ tổ chức hoạt động nhằm phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh.

Bảng 1.6. Khảo sát mức độ tổ chức hoạt động nhằm phát triên vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh.

STT Mức độ tổ chức Số phiếu Tỷ lệ

1 Thường xuyên 18/25 72%

2 Thỉnh thoảng 7/25 28%

3 Không bao giờ 0/25 0%

Khảo sát mức độ tổ chức hoạt động nhằm phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh. Chúng tôi nhận được rằng có 18/25 giáo viên thường xuyên tổ chức các hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ chiếm tỷ lệ 72%. Khi dược hỏi lý do vì sao, giáo viên đã cho biết, trẻ rất dễ chán với những hoạt động nếu được tổ chức nhiều lần, trẻ không còn hứng thú. Ngoài ra thay đổi hoạt động nhiều lần thì vốn từ của trẻ ngày càng tăng cao. Với mức độ thỉnh thoảng thay đổi trò chơi chúng tôi nhận được 7/25 phiếu chiếm 28% tỷ lệ còn lại. Còn với mức độ không bao giờ chúng tôi nhận được 0/25 phiếu chiếm tỷ lệ 0%, đồng thời cũng có thể hiểu rằng các giáo viên mầm non hiện nay cũng đã và đang tích cực trong việc tổ chức và thay đổi các hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ, đó là một mặt tích cực mà giáo viên cần phải phát huy.

h. Nhận xét chung kết quả điều tra bằng phiếu Anket

- Các giáo viên mầm non đã nhận thấy tầm quan trọng nội dung phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi và thường xuyên sử dụng các hoạt động làm quen với môi trường xung quanh trong việc phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi.

- Tuy nhiên, giáo viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức các hoạt động tìm hiểu về môi trường xung quanh trong việc phát triển

vốn từ cho trẻ, các biện pháp nhằm kích thích tính tích cực và nâng cao hiệu quả hoạt động cho trẻ chưa được sử dụng thường xuyên và đồng bộ.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh (Trang 28 - 37)