Biện pháp 6: Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động góc.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh (Trang 62 - 64)

- Nguyên nhân chủ quan:

2.2.6 Biện pháp 6: Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động góc.

* Mục đích - Ý nghĩa:

Tạo ra các tình huống ở các góc chơi có vấn đề nhằm hướng trẻ tới nội dung phát triển vốn từ trong hoạt động nhằm giúp trẻ giải quyết các nhiệm vụ một cách có hiệu quả. Những kiến thức, kỹ năng và thái độ của trẻ đối với việc giao tiếp ứng xử được thể hiện trong quá trình trẻ tham gia. Vì vậy, tạo ra các tình huống có vấn đề phù hợp trong qúa trình hoạt động sẽ tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm và rèn luyện nhiều hơn, giúp trẻ huy động với kiến thức, kỹ năng đã có để vận dụng vào giải quyết các nhiệm vụ trong nhiều tình huống khác nhau một cách phù hợp.

Giáo viên tạo ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ các mối quan hệ của trẻ trong quá trình trẻ tham gia hoạt động nhằm tác động đến tình cảm của trẻ, hướng trẻ tới nội dung phát triển vốn từ, lôi cuốn trẻ tham gia tích cực vào việc huy động tối đa vốn hiểu biết, kỹ năng của mình về việc giao tiếp ứng xử để giải quyết tình huống mới đặt ra. Đồng thời uấn nắn chỉnh sửa cho trẻ những vốn từ mà trẻ sử dụng.

* Cách tiến hành:

Góc hoạt động là khu vực riêng biệt trong lớp, nơi trẻ có thể tích cực hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm nhỏ theo hứng thú, nhu cầu của bản thân. Lúc “ xã hội trẻ em” được hình thành, trẻ đóng vai mà trẻ muốn trở thành như: Ông, bà, bố mẹ, bác sĩ, người bán hàng,… trẻ được tự do chơi các trò chơi yêu thích và được thao tác với những quy tắc trò chơi đó. Tham gia hoạt động trẻ có cơ hội diễn đạt ý muốn chủ quan của mình và ngôn ngữ là phương tiện hỗ trợ đắc lực nhất. Giáo viên quan sát trẻ hoạt động góc ở các

góc chơi và nắm bắt ngôn ngữ của trẻ để từ đó có thể củng cố cho trẻ diễn đạt câu đủ ý, sửa lỗi về cách dùng từ, đặt câu cho trẻ, tạo cho trẻ thói quen nói đúng ngữ pháp. Biện pháp thực hiện trong hoạt động góc thường là biện pháp đóng vai. Góc bán hàng, trẻ đóng vai thành người bán người mua. Góc xây dựng, trẻ đóng vai thành người xây dựng, khách tham quan nhà mẫu, trẻ đóng vai làm bác sĩ, bệnh nhân. Nghĩa là xung quanh bé có bao nhiêu môi trường sống, bé có thể tưởng tượng và đưa vào góc sinh hoạt của mình.

Ví dụ: Ở góc nấu ăn: có rau, đỗ, cà chua…trẻ được tham gia vào hoạt động được giao tiếp sử dụng các từ.

Ở góc học tập: Lô tô về các loại lá, hoa, quả, các con vật…

Ví dụ: Khi trẻ chơi ở góc phân vai. Trẻ sẽ tự phân vai chia và chơi theo sở thích, hứng thú. Có nhóm chơi bán hàng – nấu ăn, có nhóm chơi bác sĩ – bệnh nhân, có nhóm chơi mẹ - con. Khi tham gia chơi, trẻ tự nhận vai chơi, tự thỏa thuận và đưa ra những quy tắc chơi riêng buộc chúng phải tuân theo và thống nhất chơi. Trẻ nhập vai và thể hiện, mô phỏng lại đời sống xã hội của người lớn như là thật. Những hành động và lời nói của nhân vật được trẻ diễn tả lại rất sinh động, phong phú. Trong trò chơi, trẻ “làm” các công việc khác nhau phù hợp với từng nhân vật, trẻ cũng giao tiếp với nhau giống như những mối giao tiếp của người lớn vậy. Thường thì trẻ rất thích hoạt động ở góc chơi này. Bởi khi đó trẻ như được sống, làm việc, giao tiếp như người lớn. Giáo viên cần bao quát trẻ chơi, gợi ý để trò chơi của trẻ phản ánh được nhiều mặt của cuộc sống.

Khi giao tiếp ở góc phân vai trẻ cũng biết cách xưng hô sao cho phù hợp với nhân vật.

Cô có thể sử dụng đồ chơi để phát triển vốn từ cho trẻ. Đồ chơi là vật dụng gần gũi đối với trẻ. Sử dụng đồ chơi để phát triển vốn từ cũng rất thận lợi. Cần lựa chọn đồ chơi phù hợp với lứa tuổi.

Ngoài ra trẻ cũng rất thích được chơi ở góc thư viện hay góc xây dựng. Trẻ chơi một cách say xưa và rất thích thú. Giáo viên có thể chơi cùng trẻ, gợi ý khuyến khích trẻ tích cực vận dụng hiểu biết, kinh nghiệm của mình vào trong trò chơi một cách sáng tạo. Khi tham gia hoạt động chơi, trẻ vừa được hoạt động chân tay, vừa được nói thỏa thích theo suy nghĩ của mình và thường nói rất nhiều. Có thể bàn luận về những công việc trong trò chơi, hay đề ra một hướng chơi nào đó, tức là trong hoạt động này trẻ nói với nhau là chính. Sau mỗi một chủ đề, các góc chơi được thay đổi cho phù hợp. Cũng có nghĩa là ngôn ngữ của trẻ một lần nữa được củng cố, tích lũy dần sau mỗi chủ đề. Dần dần vốn từ của trẻ được phát triển ngày càng phong phú. Giáo viên cần bao quát trong khi trẻ hoạt động đẻ nắm được đặc điểm ngôn ngữ nói chung của trẻ đồng thời cần tổ chức linh hoạt, thường xuyên hoạt động này để kích thích vốn từ của trẻ. Bởi chúng ta đã biết, lời nói của trẻ phần lớn được phát triển qua quá trình giao tiếp với mọi người với môi trường thiên nhiên. * Điều kiện vận dụng:

- Giáo viên phải có sự nhạy cảm và khả năng quan sát tốt để có thể phát hiện những vấn đề nảy sinh kịp thời, phải có sự linh hoạt trong quá trình tổ chức trò chơi trong hoạt động thông qua chủ đề theo hướng tích hợp để giúp trẻ giải quyết các vấn đề một cách có hiệu quả.

- Các vấn đề có liên quan đến việc phát triển vốn từ để có thể tự mình giải quyết được tình huống khi có sự gợi ý của cô. Giáo viên phải tạo tự nhiên, không gò bó ép buộc trẻ, phù hợp với khả năng nhận thức và vốn kinh nghiệm của trẻ. Các tình huống chơi phải đồng thời phải gắn liền với nội dung phát triển vốn từ cho trẻ trong hoạt động.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)