- Nguyên nhân chủ quan:
2.1.1. Dựa vào đặc điểm phát triển tâm lý và tư duy của trẻ –4 tuổi.
Trẻ 3 - 4 tuổi có cái nhìn về thế giới rộng mở hơn, các khái niệm về thời gian không gian bắt đầu có những biến đổi thú vị, các bé bắt đầu hiểu được sự phức tạp của thế giới xung quanh và nhận ra sự khác nhau giữa thực và giả.
Do vốn sống của trẻ còn quá ít ỏi nên việc mô phỏng lại đời sống xã hội của người lớn còn hạn chế. Những mảng cuộc sống được đưa vào trò chơi chưa nhiều, chưa rộng, chỉ mới quanh quẩn với những sự việc gần gũi đối với trẻ.
Bước sang lứa tuổi mẫu giáo, ý thức bản ngã được xác định rõ ràng cho phép trẻ thực hiện các hành động một cách chủ tâm hơn, nhờ đó các quá trình tâm lý mang tính chủ định rõ rệt. Trẻ lứa tuổi này có những năng lực riêng, có những sáng kiến, có khả năng tư duy và giao tiếp với mọi người. Chúng thích tìm tòi khám phá, mong muốn hiểu biết về thế giới xung quanh. Trong một phạm vi nhất định, trẻ có thể phát hiện ra những ý tưởng có ý nghĩa với chúng trong những hoàn cảnh có mục đích cho nên chúng rất tích cực và hứng thú. Trẻ có nhu cầu giao tiếp với mọi người xung quanh, có khả năng nghe và hiểu lời nói của người khác cũng như biểu đạt trình bày cho người khác hiểu được ý đồ của mình, cùng tham gia cộng tác với cô với bạn.
Trẻ lứa tuổi này rất ham học hỏi, tìm tòi. Chúng thích quan sát, tìm hiểu thế giới xung quanh và đặc biệt có hứng thú với những điều mới lạ. Khi
tiếp xúc với môi trường xung quanh ngày càng được mở rộng thì vốn hiểu biết của trẻ càng phong phú và sâu sác hơn dẫn tới nhu cầu nhận thức ngày càng cao.
Người lớn cần hướng dẫn trẻ quan sát cuộc sống xung quanh, cho trẻ tiếp xúc rộng dần với sinh hoạt xã hội và bày cho trẻ những hành động với đồ vật như người lớn vẫn làm và giao tiếp với xung quanh tuỳ theo cương vị và chức năng xã hội của mỗi người, tức là bày cho trẻ thiết lập những mối quan hệ xã hội.
Trẻ 3 – 4 tuổi tư duy của trẻ có một bước ngoặt rất cơ bản. Đó là sự chuyển tư duy từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong mà thực chất đó là việc chuyển những hành động định hướng bên ngoài thành những hành động định hướng bên trong theo cơ cấu nhập tâm. Quá trình tư duy của trẻ bắt đầu dựa vào những hình ảnh của sự vật và hiện tượng có trong đầu, cũng có nghĩa là chuyển từ tư duy trực quan – hành động sang kiểu tư duy trực quan hình tượng. Tuy nhiên, các biểu tượng và hình tượng trong đầu trẻ còn gắn liền với hành động và còn bị tri phối mạnh mẽ bởi cảm xúc. Trẻ đã biết sử dụng một vài thao tác tư duy như so sánh, phân tích và khái quát hóa để rút ra những dấu hiệu đặc trưng, những mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các hiện tượng sự vật đó. Thời kì này, khả năng tri giác về sự vật hiện tượng của trẻ tương đối hoàn thiện, trẻ hay bắt chước những cử chỉ lời nói của người lớn, do vậy ngôn ngữ của cô giáo và mọi người xung quanh phải chính xác để trẻ học theo.