- Nguyên nhân chủ quan:
2.2.3. Biện pháp 3: Người lớn xung quanh trẻ luôn lắng nghe trẻ phát âm và uốn nắn từ ngữ cho trẻ.
và uốn nắn từ ngữ cho trẻ.
* Mục đích - Ý nghĩa:
Giúp trẻ có được sự tự tin thực hiện giao tiếp một cách tốt nhất. Đồng thời uốn nắn kịp thời những biểu hiện, hành động không đúng, góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách.
Người lớn xung quanh trẻ theo dõi quá trình hoạt động của trẻ để có nhận thức chính xác nhất về mức độ tham gia vào hoạt động của trẻ, kịp thời sửa chữa những thiếu sót của trẻ, giúp trẻ vượt qua những khó khăn trong quá trình hoạt động và sử dụng từ ngữ một cách chính xác
* Cách tiến hành:
Trẻ 3 tuổi phát âm theo các âm chuẩn Tiếng việt đôi lúc còn ngọng. Sử dụng đa dạng từ và câu trong giao tiếp còn hạn chế cho nên cô giáo và mọi người xung quanh trẻ luôn lắng nghe trẻ phát âm và uốn nắn từ ngữ cho trẻ, cho trẻ phát âm nhiều lần và sửa lỗi kịp thời cho trẻ.
Trẻ nói ngọng là do trẻ bắt chước những người xung quanh như giáo viên, người thân, trẻ hàng xóm… Vì thế cô giáo và mọi người xung quanh nên “sàng lọc”, không cho hoặc hạn chế tối đa việc con tiếp xúc với những người phát âm không chuẩn. Nếu đó là những người lớn, các bé hàng xóm thì bạn nên hạn chế cho bé tiếp xúc.
Người lớn nên tập hợp lại những chữ cái, từ mà trẻ phát âm sai để hướng dẫn con nói chuẩn hơn. Có thể hướng dẫn cho bé các bài tập luyện cơ
miệng vào buổi sáng như: Há miệng to và cùng nói “A, O, N, L, CH, TR…”. Lặp lại từ 5 đến 7 lần.
Ngoài ra, để tạo hứng thú cho bé học, cha mẹ kết hợp với vừa học vừa chơi như đố vui cho bé chẳng hạn, ví dụ hỏi bé những đồ vật có chữ cái là H, K, M, L,… để bé trả lời. Nhờ đó, bé sẽ nhớ tên chữ cái và phát âm tốt hơn.
Thực tế nhiều người khi nói sẽ phát âm sai nhưng khi đọc truyện, hát lại nói chuẩn, đúng. Trẻ em cũng không ngoại lệ. Do đó, ba mẹ nên thường xuyên đọc truyện cho con nghe, cho con đọc truyện, đọc vè, đồng dao hay cùng con hát những bài hát thiếu nhi. Quá trình mà trẻ bắt chước theo những câu chuyện, bài hát mà ba mẹ đã đọc.
Để bé thích kể chuyện, hát, đọc vè cha mẹ nên chọn những câu chuyện ngắn, có tính giáo dục cao và vui tươi như vậy bé sẽ dễ dàng nhớ và làm theo. * Điều kiện vận dụng:
Khi sửa sai cho trẻ, người lớn phải tế nhị, nhẹ nhàng. Sửa sai cũng phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
Động viên khuyến khích kịp thời giúp trẻ nhiệt tình tham gia vào hoạt động. Đồng thời chú ý đến trẻ để tất cả trẻ đều được tham gia vào họat động