Biện pháp 2: Thường xuyên cho trẻ giao tiếp với mọi người xung quanh.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh (Trang 47 - 50)

- Nguyên nhân chủ quan:

2.2.2. Biện pháp 2: Thường xuyên cho trẻ giao tiếp với mọi người xung quanh.

cho trẻ những kiến thức về môi trường xung quanh còn làm giàu vốn từ và tích cực hóa vốn từ cho trẻ. Cần phải mở rộng vốn từ của trẻ và tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên sử dụng vốn từ của mình. Muốn sử dụng tốt vốn từ thì việc rèn luyện phát âm đúng, rõ ràng, nói câu đủ thành phần, đủ ý, biết mô tả bằng lời để người khác hiểu ý định của mình. Trong quá trình diễn đạt trẻ có thái độ tự tin, mạnh dạn, trẻ nhận xét, biết tỏ thái độ với ý kiến của bạn đưa ra và biết tôn trọng người khác khi trình bày.

* Điều kiện vận dụng:

Giáo viên có khả năng sư phạm tốt, gần gũi, quan tâm, nhẹ nhàng, nhân ái khi tiếp xúc với trẻ tạo không khí thoải mái vui vẻ khi hoạt động, khuyến khích nhiệt tình tham gia hoạt động.

Trong các hoạt động cô giáo là người bạn thật sự của trẻ, cùng tham gia cùng với trẻ.

2.2.2. Biện pháp 2: Thường xuyên cho trẻ giao tiếp với mọi người xung quanh. quanh.

* Mục đích - Ý nghĩa:

Tạo điều kiện cho trẻ được tham gia nhiều hoạt động trong ngày, giúp trẻ trải nghiệm nhiều cảm xúc. Đồng thời trẻ sẽ được luyện tập giao tiếp trong nhiều tình huống khác nhau, được giao tiếp với nhiều người khác nhau.

Trẻ được tham gia vào hoạt động với nhiều sự khám phá khác nhau, trẻ có khả năng bộc lộ hết khả năng giao tiếp có văn hóa của mình, mở rộng giao lưu với mọi người xung quanh. Do vậy, trẻ có hứng thú tập trung vào quan sát và làm tốt nhiệm vụ của mình khi tham gia vào hoạt động.

* Cách tiến hành:

Để vốn từ của trẻ phát triển tốt điều không thể thiếu được đó là nhờ sự đóng góp của gia đình.

Cô thường xuyên gặp gỡ nói chuyện về tình hình hoạt động của trẻ trong lớp qua đó phụ huynh nắm bắt được các nội dung chương trình giáo dục hiện hành, đồng thời hảng ngày cô cũng trao đổi với phụ huynh về ý nghĩa của việc phát triển vốn từ cho trẻ. Để phối hợp cùng giáo viên trong việc phát triển vốn từ cho trẻ thì phụ huynh hàng ngày dành thời gian trò chuyện với trẻ cho trẻ được tiếp xúc nhiều hơn với các sự vật hiện tượng xung quanh, lắng nghe và trả lời các câu hỏi của trẻ.

Ngày đầu năm trong các buổi họp phụ huynh, giáo viên tuyên truyền, trao đổi với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của bộ môn làm quen với môi trường xung quanh đối với sự phát triển ngôn ngữ - phát triển vốn từ cho trẻ. Vì vậy giáo viên có thể vận động các bậc phụ huynh sưu tầm tranh ảnh, sách báo,…kết hợp cho trẻ dạo chơi tham quan nhiều đại điểm liên quan đến các chủ đề, chủ điểm, từ đó giúp trẻ làm quen với môi trường xung quanh, đồng thời khi giáo viên yêu cầu trẻ làm một số thí nghiệm nhỏ tại nhà thì phụ huynh cần phối hợp và giúp trẻ để trẻ có thể làm quen và tiếp thu một cách dễ dàng những kiến thức từ đó cung cấp vốn từ rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

Ngoài việc rèn luyện việc phát triển vốn từ cho trẻ qua các hoạt động ở trên lớp, giáo viên còn có thể trực tiếp trao đổi với phụ huynh về tình hình nhận thức của con em mình, để từ đó phụ huynh cùng cô giáo đề ra biện pháp giúp trẻ phát triển vốn từ ở nhà.

Ví dụ: về nhà bố mẹ hỏi:

- Hôm nay đến lớp cô dạy con tìm hiểu về điều gì ( theo chủ đề mà trẻ được học)? Con kể cho bố mẹ nghe con đã học được những gì?

Trò chuyện với trẻ để hình thành ở trẻ các từ, các khái niệm, các kí hiệu tượng trưng của sự vật hiện tượng. Ban đầu các biểu tượng này rời rạc sau này có liên hệ với nhau. Người lớn dạy trẻ, phát triển vốn từ cho trẻ, dạy trẻ cách giao tiếp cởi mở, tự tin.

Khi trò chuyện với trẻ mọi người xung quanh nêu những câu hỏi để phát triển vốn từ như:

Đây là cái gì? ( quả gì, hoa gì, con gì) Nó màu gì?

Nó kêu như thế nào? Nó dùng để làm gì?

Nếu là quả thì hỏi, đàm thoại: Vỏ nó nhẵn hay sần sùi? Nó chua hay ngọt? Nó có hạt không?

Cô giáo trong tiết học tạo ra các tình huống để trẻ ghép các từ thành câu.

Ví dụ: Quả chuối này màu gì? Bông hoa này màu gì?

Xe máy còi kêu như thế nào?...

Nhìn chung kết hợp với phụ huynh và những người xung quanh trẻ là một vấn đề cần thiết và không thể thiếu được. Nó giúp trẻ củng cố những kiến thức đã học trên lớp một cách sâu săc hơn.

* Điều kiện vận dụng:

với trẻ cần lựa chọn nội dung gần gũi gắn liền với cuộc sống xung quanh của trẻ hướng trẻ vào hoạt động.

Cần có kiến thức sâu sắc, phong phú, chính xác về môi trường xung quanh và khơi gợi được ở trẻ những mong muốn hiểu biết thực hiện giao tiếp.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh (Trang 47 - 50)