Biện pháp 1: Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh (Trang 43 - 47)

- Nguyên nhân chủ quan:

2.2.1. Biện pháp 1: Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh

thực hiện. Hoạt động làm quen với môi trường xung quanh là phương tiện hữu hiệu cho việc phát triển vốn từ cho trẻ. Tuy nhiên, do gặp nhiều khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là về phương pháp, biện pháp nên dẫn đến hiệu quả còn thấp.

Như vậy, hiệu quả việc phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh ở các trường mầm non chưa cao do giáo viên chưa có hệ thống phương pháp, biện pháp phù hợp. Do đó, đây chính là cơ sở thực tiễn quan trọng định hướng cho tôi nghiên cứu, đề xuất các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh.

2.2. Đề xuất một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh

2.2.1. Biện pháp 1: Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh quanh

* Mục đích – Ý nghĩa:

của trẻ và tạo cho trẻ những xúc cảm, tình cảm phù hợp trong khi thực hiện hoạt động.

Trẻ được tiếp xúc trực tiếp với môi trường xung quanh trẻ và tiếp xúc gián tiếp thông qua các đồ dùng trực quan, phương tiện nghe nhìn như tranh ảnh, truyện kể, băng đĩa… Nhờ vậy, vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống của trẻ về môi trường xung quanh trở nên phong phú hơn, thực tế hơn. Trẻ sẽ nhiều ý tưởng trong hoạt động hơn, hứng thú tham gia hơn. Trẻ vui chơi, khám phá một cách tự nhiên, qua đó vốn từ của trẻ được phát triển

* Cách tiến hành:

Đây là hoạt động cung cấp cho trẻ một lượng lớn các từ vựng. Cho nên khi tổ chức hoạt động cô giáo cần chuẩn bị đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn để gây hứng thú cho trẻ. Bên cạnh đó cô cũng phải chuẩn bị một số câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn, trong khi trẻ trả lời cô giáo hướng dẫn trẻ trả lời đúng từ, đủ câu, không nói câu cụt lủn hoặc cộc lốc.

Ví dụ: Trong bài nhận biết quả dứa, quả cam, quả đu đủ “ cô muốn cung cấp từ Mắt dứa” cho trẻ.

Cô phải chuẩn bị đầy đủ các loại quả thật, để trẻ sử dụng các giác quan: Sờ, nhìn, nếm, ngửi… nhằm phát huy được tính tích cực của tư duy, rèn khả năng ghi nhớ có chủ đích.

Để giúp trẻ hứng thú tập trung vào đối tượng quan sát, cô cần đưa ra hệ thống câu hỏi:

+ Đây là quả gì? ( Quả dứa ạ)

+ Quả dứa có màu gì? ( Màu vàng ạ) + Đây là cái gì của quả dứa? ( Vỏ dứa) + Vỏ dứa có gì nữa? ( mắt dứa)

tính tích cực và tư duy, rèn khả năng ghi nhớ, phát triển năng lực quan sát, phát triển các giác quan, khích thích lòng ham hiểu biết tìm tòi khám phá về những điều bí ẩn của các sự vật xung quanh. Qua đó củng cố, mở rộng vốn hiểu biết, làm giàu vốn từ cho trẻ.

Ví dụ: Trong chủ đề thế giới thực vật giáo viên cho trẻ quan sát thảo luận và so sánh về điểm giống và khác nhau giữa rau bắp cải và củ su hào. Hướng dẫn cho trẻ biết điểm giống nhau giữa hai loại rau: Đều là rau cung cấp cho con người vitamin và chất khoáng giúp cơ thể khỏe mạnh. Khác nhau: Cải bắp là loại rau ăn lá, su hào là loại rau ăn củ. Lá cải bắp to tròn còn lá su hào nhỏ và dài…

Hay trong chủ đề thế giới động vật trong bài một số con vật sống dưới nước giáo viên có thể cho trẻ tự quan sát cá, tôm thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tìm ra được giống và khác nhau; giống nhau:Cá và tôm đều là con vật sống dưới nước, có hai mắt và có đuôi; khác nhau: Cá bơi thẳng, có vây, không có chân, không có càng. Tôm bơi lùi, có nhiều chân và có hai càng.

Trò chuyện với trẻ theo câu hỏi và cho trẻ tự nói những gì trẻ quan sát được.

Biện pháp trò chuyện với trẻ theo một chủ đề nào đó khi cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh thường phối hợp các biện pháp hướng dẫn trẻ quan sát. Quá trình đàm thoại là quá trình cung cấp vốn từ cho trẻ.

Ví dụ: Trong chủ đề thế giới thực vật, khi tổ chức cho trẻ tìm hiểu một số loại rau: Bắp cải, Su hào.

- Giáo viên đưa ra vật thật và yêu cầu trẻ quan sát và thảo luận.

- Giáo viên hướng dẫn trẻ quan sát bằng cách đưa ra hệ thống câu hỏi? * Rau bắp cải

+ Đây là rau gì? ( rau Bắp cải)

+ Rau bắp cải có hình dạng gì? ( dạng hình tròn)

+ Lá ngoài có màu gì? Lá bên trong có màu gì? ( lá ngoài màu xanh, lá trong màu trắng)

+ Lá bắp cải có hình gì? ( lá to, cong tròn)

+ Rau bắp cải dùng để làm gì? ( nấu canh, muối dưa, luộc. xào,…) + Bắp cải là loại rau ăn lá hay ăn củ? ( ăn lá)

* Rau su hào

+ Đây là rau gì? ( rau su hào)

+ Củ su hào có màu gì? ( màu xanh; trắng xanh) + Củ su hào có hình dạng gì? ( dạng hình tròn) + Lá su hào như thế nào? ( lá dài)

+ Kể tên một số món ăn từ rau su hào? ( xào, luộc, nấu canh, muối dưa,…)

+ Su hào là loại rau ăn lá hay ăn củ? ( ăn củ)

Còn khi trẻ tự kể những gì trẻ quạn sát, tiếp xúc được trẻ gọi tên, kể ra đặc điểm của các loại hoa quả, con vật, đồ vật,…và đó là điều kiện để các từ ngữ ở trạng thái bị động chuyển thành chủ động tích cực.

Cô có thể cho trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh qua xem tranh ảnh vì trẻ nhỏ rất thích xem tranh, những bức tranh đẹp vừa có nội dung vừa phát triển vốn từ vừa phát triển và giáo dục thẩm mĩ cho trẻ. Khi tiếp xúc với bức tranh trẻ tiếp thu nhưng từ mới, đồng thời huy động cả vốn từ cũ.

Các hoạt động trên đây được tiến hành mọi lúc mọi nơi để giúp trẻ có những kiến thức đúng đắn về thế giới xung quanh với nhiều góc nhìn khác

nhau, đồng thời qua đó cũng giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển thông qua việc thể hiện ý kiến, suy nghĩ về những kiến thức trẻ lĩnh hội được.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)