Biện Pháp 4: Tích cực cho trẻ tiếp xúc với bạn bè trong các hoạt động ngoài trời.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh (Trang 51 - 56)

- Nguyên nhân chủ quan:

2.2.4. Biện Pháp 4: Tích cực cho trẻ tiếp xúc với bạn bè trong các hoạt động ngoài trời.

động ngoài trời.

* Mục đích – Ý nghĩa:

Những hình ảnh thực sinh động về con người, công việc gần gũi với cuộc sống của trẻ luôn dễ dàng hấp dẫn và kích thích sự tìm hiểu của trẻ. Đồng thời những hình ảnh đó còn giúp phát triển những cảm xúc, tình cảm tích cực của trẻ. Trẻ sẽ tích cực giao tiếp với bạn bè và với cô từ đó vốn từ của trẻ được phát triển.

những gì trẻ quan sát thấy và là một trong những hình thức giúp trẻ thể hiện những gì trẻ biết. Thông qua đó, trẻ lĩnh hội được những kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm và những phương thức hành động khác nhau trong cuộc sống. Vì vậy, nội dung của hoạt động dạo chơi, tham quan có tính chất quyết định tới hiệu quả giáo dục nói chung và hiệu quả phát triển vốn từ cho trẻ nói riêng. * Cách tiến hành:

Dạo chơi tham quan là loại tiết học đặc biệt nhằm phát triển vốn từ cho trẻ. Trong giờ dạo chơi tham quan trẻ được trực tiếp quan sát các sự vật hiện tượng phong phú của cuộc sống. Mục đích của dạo chơi tham quan là mở rộng tầm hiểu biết cho trẻ, trên cơ sở đó cung cấp, củng cố một số lượng lớn vốn từ cho trẻ.

Để dạo chơi, tham quan có hiệu quả, cô giáo cần chuẩn bị tốt nội dung cho trẻ quan sát, những từ, câu cần dạy trẻ. Những câu nói yêu cầu trẻ trả lời, những phương pháp, biện pháp cần tích cực hóa ngôn ngữ cho trẻ.

Ví dụ: Cho trẻ quan sát con gà trống

Cô phải chọn được vị trí để con gà trống cho mọi trẻ đều quan sát được. Bên cạnh đó cô cũng cần chuẩn bị một số hệ thống câu hỏi như:

+ Đây là con gì?

+ Các con nhìn thấy con gà trống đang làm gì? + Con gà trống đang ăn gì đấy?

+ Con gà trống có dáng đi như thế nào?

Thường sau khi đi tham quan về , cô tổ chức đàm thoại về nội dung tham quan nhawmg củng cố kiến thức thu được trong những buổi tham quan, củng cố và tích cực hóa vốn từ cho trẻ.

Bên cạnh đó cô luôn sửa sai câu nói của trẻ, ở mọi lúc mọi nơi để giúp trẻ có một nguồn vốn từ phong phú và đa dạng.

Hoạt động ngoài trời là hoạt động giúp trẻ được trực tiếp, tiếp xúc với thiên nhiên và xã hội xung quanh nhằm mở rộng vốn hiểu biết của trẻ và làm tăng vốn từ cho trẻ. Vì thế biện pháp dạy học chủ yếu trong quá trình dẫn trẻ dạo chơi tham quan là hướng dẫn trẻ quan sát và trò chuyện, đàm thoại theo chủ đề. Khi trẻ được quan sát cây cối, tiếp xúc với các con vật nuôi, được ngắm nhìn thiên nhiên… trẻ yêu thiên nhiên hơn. Trẻ sẽ có nhu cầu thể hiện hiểu biết của mình, muốn được đóng góp sức mình vào việc làm đẹp cho thiên nhiên. Tất cả những mong muốn đó trẻ sẽ bộc lộ qua lời nói. Vốn từ của trẻ qua đó mà phát triển.

Chẳng hạn khi cô cho trẻ quan sát bồn hoa.

Giáo viên cho trẻ đứng xung quanh bồn hoa để mỗi trẻ đều nhìn rõ hoa trong bồn để có thể nêu ra những hiểu biết và nhận xét xét của trẻ về những loại hoa, sau đó giáo viên đặt câu hỏi và gợi ý trẻ trả lời:

+ Chúng mình thấy bồn hoa như thế nào? + Trong bồn hoa có những loại hoa nào? + Ai biết gì về loại hoa này?

+ Tại sao lại gọi là hoa trạng nguyên?...

Với việc quan sát các đối tượng khác, giáo viên cũng hỏi những câu hỏi để kích thích tư duy của trẻ, để suy nghĩ và tự so sánh đặc điểm giống và khác nhau của các đối tượng quan sát. Đây là phương pháp mà trẻ hào hứng, thích thú nhất để được nói ra ý kiến của trẻ và qua đó ngôn ngữ có được cơ hội phát triển mạnh mẽ - vốn từ của trẻ cũng được làm giàu.

Cô giáo có thể lồng ghép nội dung giáo dục trẻ bằng câu hỏi: Muốn có bông hoa đẹp thì chúng mình phải làm gì?... Giáo viên tổ chức cho trẻ nhặt lá vàng, nhổ cỏ vào các buổi chiều mát mẻ để trẻ được lao động, có ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan.

Các hoạt động dạo chơi tham quan có tác dụng rất tốt đối với việc mở rộng tầm hiểu biết của trẻ. Vì vậy dạo chơi, tham quan có tác dụng to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ phát triển vốn từ cho trẻ.

Tham quan có mục đích, có sự hướng dẫn sẽ giúp trẻ phát triển năng lực quan sát, làm cho tâm hồn các cháu phong phú, giúp trẻ tích lũy được các hình ảnh, biểu tượng về thế giới xung quanh. Bằng những câu hỏi hướng dẫn, giáo viên giúp trẻ nhận xét, tìm từ ngữ trả lời đúng những câu hỏi đặt ra trong buổi tham quan giáo viên cần chuẩn bị những từ ngữ mới cần cung cấp cho trẻ.

Ví dụ: Khi dạo chơi ở vườn trường, giáo viên có thể đặt ra một số câu hỏi như: Các con thấy những gì? Cảm thấy như thế nào? Hay các con có nhận xét gì? Và cô hướng dẫn trẻ đưa ra nhận xét đồng thời giới thiệu một số từ mới có thể giới thiệu một số loại hoa mà trẻ ít tiếp xúc như: Hoa thược dược, hoa violet hoa đồng tiền,… Cô cũng có thể đưa ra nhận xét của mình về vườn hoa: “ Cô thấy vườn hoa thật đẹp! Có nhiều loài hoa với nhiều màu sắc khác nhau. Cảm nhận của các con như thế nào?” Sẽ giúp trẻ mạnh dạn tự tin nêu lên ý kiến của mình.

Trẻ đến trường mầm non được giao lưu, vui chơi, học tập. Sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với nhau chủ yếu thông qua các giờ học chính ở trên lớp. Thông qua các tiết học, trẻ được cung cấp kiến thức và số lượng từ ngữ cần thiết đủ để cho trẻ giao tiếp với bạn bè, người xung quanh. Trong các hoạt động học, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn – trẻ thực hiện các yêu cầu của cô. Tuy nhiên cũng tùy thuộc vào từng loại tiết học mà vai trò của giáo viên và trẻ có sự thay đổi để giúp trẻ hứng thú với giờ học từ đó việc phát triển vốn từ của trẻ trở nên dễ dàng hơn.

Trò chuyện với trẻ để hình thành ở trẻ các từ, các khái niệm, các kí hiệu tượng trưng của sự vật hiện tượng. Ban đầu các biểu tượng này rời rạc sau này có liên hệ với nhau. Người lớn dạy trẻ và phát triển vốn từ cho trẻ, dạy trẻ

cách giao tiếp, cởi mở, tự tin.

Khi trò chuyện cùng trẻ, người xung quanh nêu những câu hỏi để trẻ phát triển vốn từ như:

Đây là cái gì? (Con gì? Quả gì? Hoa gì?) Nó có màu gì?

Nó như thế nào? Nó dùng để làm gì?

Nếu là quả thì hỏi đàm thoại: Vỏ nó nhẵn hay sần sùi? Nó chua hay ngọt? Nó có hạt không?...

Bật đài có tiếng kêu con vật hay tiếng nói, tiếng còi của một loại phương tiện giao thông rồi cho trẻ đoán:

Đó là con gì?

Đó là phương tiện gì?

Cô giáo luôn tạo tình huống để trẻ ghép các từ thành câu đơn hoặc câu mở rộng.

Ví dụ: Quả chuối này màu gì? Bông hoa này màu gì?

Xe máy còi kêu như thế nào? Còi ô tô kêu như thế nào?...

Bên cạnh đó, những đứa trẻ cùng trang lứa là môi trường giao tiếp rất tốt cho trẻ. Các bé thường chơi đồ hàng, trốn tìm hoặc tự sắm vai chơi. Thông

qua những trò chơi này sẽ giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp, vốn từ được tăng lên đồng thời dần hình thành tính cách.

* Điều kiện vận dụng:

Giáo viên cần lên kế hoạch cụ thể chi tiết cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với cuộc sống thực.

Giáo viên có vốn sống phong phú và không ngừng trau dồi vốn kinh nghiệm sống cho bản thân.

Giáo viên cần chuẩn bị trang thiết bị cần thiết cho trẻ đảm bảo đủ số lượng và có chất lượng tốt. Luôn luôn nắm chắc vốn kinh nghiệm và biết được khả năng của trẻ giúp trẻ bổ sung kinh nghiệm và làm giàu ấn tượng đẹp.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)