Quan điểm, định hướng và mục tiêu KSCnguồn vốn SNGTĐB qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi nguồn vốn sự nghiệp giao thông đường bộ qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 93 - 96)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu KSCnguồn vốn SNGTĐB qua

KBNN Thái Nguyên

4.1.1. Quan điểm

Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các cơ quan Nhà nước và kiên quyết đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, KBNN cần phải tiếp tục hoàn thiện và đổi mới công tác KSC NSNN nói chung và thực hiện KSC nguồn vốn sự nghiệp GTĐB nói riêng phù hợp và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 đã xác định: “Đổi mới công tác KSC qua KBNN trên cơ sở xây dựng cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN phù hợp với thông lệ quốc tế để vận hành hệ thống thông tin quản lý NS và kho bạc...; thực hiện phân loại các khoản chi NS theo nội dung và giá trị để xây dựng quy trình KSC hiệu quả trên nguyên tắc quản lý rủi ro... Thống nhất quy trình và đầu mối kiểm soát các khoản chi của NSNN... Tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác KSC, bảo đảm đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát...” (Kho bạc nhà nước tỉnh Thái Nguyên)

Như vậy, quan điểm về KSC vốn sự nghiệp GTĐB bám sát chiến lược ngành Kho bạc, đó là “Nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính, tín dụng. Đẩy mạnh phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các cấp NS đi đôi với tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển giao thông đường bộ... Thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí gắn với tăng cường cải cách thủ tục hành chính. ... Thực hiện nghiêm việc công khai, minh bạch các cơ chế, chính sách, quy định của Nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ...”. (Kho bạc nhà nước tỉnh Thái Nguyên)

4.1.2. Định hướng

Mục tiêu, định hướng hoàn thiện công tác KSC vốn sự nghiệp GTĐB qua KBNN trong mục tiêu chiến lược phát triển chung của KBNN: “Đó là đổi mới công tác quản lý, KSC qua KBNN trên cơ sở xây dựng cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN cho phát triển GTĐB qua KBNN phù hợp với thông lệ quốc tế để vận hành hệ thống thông tin quản lý NS và kho bạc; thực hiện KSC theo kết quả đầu ra, theo nhiệm vụ và chương trình NS; thực hiện phân loại các khoản chi NSNN về vốn sự nghiệp GTĐB theo nội dung và giá trị để xây dựng quy trình KSC hiệu quả trên nguyên tắc quản lý theo rủi ro; phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính,

cơ quan chủ quản, KBNN và các đơn vị sử dụng NSNN; có chế tài xử phạt hành chính đối với cá nhân, tổ chức sai phạm hành chính về sử dụng NSNN; Tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác KSC vốn sự nghiệp GTĐB, bảo đảm đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát, tiến tới thực hiện quy trình KSC điện tử; Hoàn thiện chính sách và quy trình quản lý cán bộ theo hướng nâng cao tính chuyên nghiệp, trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ KBNN; chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ có năng lực và trình độ chuyên môn cao; sắp xếp và hợp lý hóa nguồn nhân lực KBNN phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức và cơ chế quản lý mới của KBNN; thực hiện quản lý cán bộ theo vị trí việc làm, theo khối lượng, chất lượng công việc được giao; quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm vật chất của cán bộ trên từng vị trí công tác; sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của các tổ chức cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp; Có thể thấy việc hoàn thiện công tác KSC NSNN vốn sự nghiệp GTĐB là yêu cầu cần thiết, khách quan để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành Kho bạc và phục vụ nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương” (Kho bạc nhà nước tỉnh Thái Nguyên)

4.1.3. Mục tiêu

- Tất cả các khoản chi NSNN vốn sự nghiệp GTĐB đều phải được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ qua KBNN và được sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả: “…cơ chế quản lý NSNN vốn sự nghiệp GTĐB còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa thực sự là công cụ hữu hiệu trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát” (Kho bạc nhà nước tỉnh Thái Nguyên). Vì vậy, hoàn thiện công tác KSC NSNN vốn sự nghiệp GTĐB phải đặc biệt quan tâm đến yêu cầu này, nhằm sử dụng kinh phí đúng mục đích và không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí NSNN về vốn sự nghiệp GTĐB.

- Hoàn thiện phương thức cấp phát NSNN về vốn sự nghiệp GTĐBtheo dự toán từ KBNN theo Luật NSNN, đảm bảo mọi khoản chi của NSNN đều được cấp phát thông qua việc rút dự toán tại KBNN.

- Quy trình, thủ tục KSC phải phù hợp với nội dung, yêu cầu cải cách thủ tục hành chính; mặt khác phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý. Muốn vậy, các nguyên tắc, điều kiện, trình tự, phương thức thanh toán, hồ sơ chứng từ… đề ra phải khoa học, chặt chẽ, rõ ràng, đơn giản và phải được công khai minh bạch, tạo thuận lợi cho cả đơn vị KSC và đơn vị được kiểm soát.

- Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán KBNN để đạt được mục tiêu thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ KSC NSNN thông qua việc áp dụng đa dạng hóa các loại hình kiểm soát, hỗ trợ đắc lực cho Bộ Tài chính, UBND các cấp và các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc quản lý, điều hành và sử dụng NSNN về vốn sự nghiệp GTĐB tại địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi nguồn vốn sự nghiệp giao thông đường bộ qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)