Đổi mới quy trình KSC NSNN trong điều kiện vận hành Hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi nguồn vốn sự nghiệp giao thông đường bộ qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 98 - 100)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác KSCnguồn vốn SNGTĐB qua

4.2.2. Đổi mới quy trình KSC NSNN trong điều kiện vận hành Hệ thống

thông tin quản lý NS và Kho bạc (TABMIS) và triển khai cam kết chi

Nghiêm túc thực hiện quản lý hoạt động kiểm soát chi NSNN trong thực hiện chặn nợ động, thực hiện đầy đủ các chức năng của “Hệ thống thông tin quản lý NS; KBNN và từng bước thực hiện kế toán dồn tích; hỗ trợ lập NS trung hạn của cơ quan Tài chính các cấp và các bộ, ngành, địa phương; tăng cường KSC tiêu NSNN về vốn sự nghiệp GTĐB.

Thực hiện kiểm soát cam kết chi hỗ trợ việc KSC tiêu NS về vốn sự nghiệp GTĐB của các đơn vị sử dụng NSNN, ngăn chặn tình trạng nợ đọng trong thanh toán, làm lành mạnh hóa và tăng cường công tác quản lý tài chính - NS; Hỗ trợ cho việc lập NS trung hạn của cơ quan tài chính các cấp và các Bộ, ngành, địa phương; Góp phần từng bước quản lý tập trung các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khu vực công;

Quản lý cam kết chi là việc KBNN thực hiện giữ lại một phần hoặc toàn bộ dự toán NS (đối với chi thường xuyên) hoặc kế hoạch vốn (đối với chi đầu tư GTĐB) để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng đã được đơn vị ký kết với Nhà thầu hoặc với đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ.

Khi thực hiện cam kết chi, công việc KSC đầu tư vốn sự nghiệp GTĐB của KBNN sẽ phát sinh thêm các nội dung mới. Đó là: “(i) Kiểm soát, đối chiếu đảm bảo khoản đề nghị cam kết chi không được vượt quá kế hoạch vốn năm đã giao cho dự án và giá trị hợp đồng còn được phép cam kết chi và (ii) Kiểm tra, đối chiếu đề nghị cam kết chi (hoặc điều chỉnh cam kết chi) của đơn vị đảm bảo đầy đủ các thông tin theo mẫu quy định, đảm bảo tính pháp lý, gửi đúng thời hạn…”. (Báo cáo tổng kết Kho bạc nhà nước tỉnh Thái Nguyên)

4.2.3. KSC NSNN theo kết quả đầu ra

Trong phương thức quản lý NS, quá trình lập, chấp hành và quyết toán NS chủ yếu dựa trên cơ chế KSC phí đầu vào: “Có nghĩa là các cơ quan quản lý NS thiên về kiểm soát, khống chế các khoản chi NS theo các khoản mục chi, nhưng trong phương thức quản lý này khối lượng và chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng cho xã hội, so với chi phí chưa được đánh giá một cách chính xác. Việc cải cách quản lý theo kết quả đầu ra nhằm hướng hoạt động của khu vực công được thực hiện minh bạch, rõ ràng hơn. Biểu hiện cụ thể của phương thức này là tính hiệu quả và hiệu lực đối với vấn đề ban hành và thực thi các chính sách, vấn đề thiết lập và thực thi hệ thống luật pháp, cung cấp các dịch vụ công cần thiết cho xã hội từ nguồn NSNN. Cải cách theo hướng chuyển sang phương thức quản lý NS theo kết quả đầu ra là một yêu cầu tất yếu khách quan của quá trình phát triển nền kinh tế xã hội, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn cần phải nâng cao hiệu quả của các khoản chi tiêu NS”.

Quản lý NS theo kết quả đầu ra là một phương thức quản lý trên cơ sở tập trung vào hiệu quả của các khoản chi NS nói chung và chi NSNN về vốn sự nghiệp GTĐB nói riêng. Kết quả của quá trình hoạt động đằng sau các khoản chi NSNN về vốn sự nghiệp GTĐB và hiệu lực của các kết quả này. Đặc điểm cơ bản nhất của phương thức quản lý NS này là lấy kết quả đầu ra làm đối

tượng, mục tiêu chính để xây dựng và vận hành cơ chế quản lý chi NS về vốn sự nghiệp GTĐB.

Để tiến tới thực hiện quản lý theo kết quả đầu ra, cần thực hiện các giải pháp sau:

Thành lập hoặc sáp nhập bộ phận chức năng nhằm theo dõi, phân tích, giám sát hoạt động chi tiêu NSNN cho GTĐB, tình hình các chủ dự án thực hiện vốn cho GTĐB với công trình, dự án cụ thể.

KBNN cần tập trung hai khâu trong kiểm toán: (i) tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả NSNN cho chương trình sự án GTĐB và (ii) hiệu quả sử dụng NSNN cho hệ thống KCHT GTĐB cho địa bàn.

Phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả đầu ra và so sánh với đầu vào cho khoản mục chi lớn của chủ đầu tư. Dữ liệu đánh giá cần khái quát hóa trong kết quả báo cáo của KBNN.

Thực hiện chi tiêu cho GTĐB mang tính trung hạn, theo yêu cầu của QLTC của cơ quan QLNN về tài chính, NS đầu ra và kết quả dự án công trình GTĐB.

Hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ NSNN cho GTDDB theo yêu cầu và cơ chế của NSNN, mức phân bổ cần theo định mức của ngành, vùng, phù hợp KT-XH của địa bàn.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống theo dõi, đánh giá để cho quá trình quản lý NS nên xây dựng thí điểm trước khi tiến hành hàng loạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi nguồn vốn sự nghiệp giao thông đường bộ qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)