Hoàn thiện quy trình, thủ tục KSC gắn với công tác cải cách hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi nguồn vốn sự nghiệp giao thông đường bộ qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 96 - 98)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác KSCnguồn vốn SNGTĐB qua

4.2.1. Hoàn thiện quy trình, thủ tục KSC gắn với công tác cải cách hành

chính của KBNN Thái Nguyên

Hoạt động nghiệp vụ của cơ quan Kho bạc có những đặc thù, vừa mang tính chất quản lý, vừa mang tính chất phục vụ. Với tư cách là cơ quan quản lý, là “trạm kiểm soát cuối cùng” trước khi tiền ra khỏi quỹ NSNN, KBNN phải đảm bảo các khoản chi có đầy đủ các điều kiện chi theo quy định của Luật NSNN, đảm bảo tuyệt đối an toàn tiền, tài sản của Nhà nước...; do đó, yêu cầu về hồ sơ chứng từ phải được quy định đầy đủ, chặt chẽ, đúng chế độ; đồng thời trong quy trình nghiệp vụ phải tạo sự kiểm soát, giám sát lẫn nhau giữa các bộ phận, cá nhân và các bước trong quy trình… Còn với tư cách là cơ quan phục vụ, quy trình kiểm soát và hồ sơ chứng từ phải đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện… nhằm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện, đem lại sự hài lòng cao nhất cho khách giao dịch. Cho nên điều quan

trọng nhất là tổ chức công tác KSC sao cho phù hợp, đảm bảo kết hợp hài hòa các yêu cầu đó, góp phần thực hiện tốt mục tiêu của cải cách hành chính của KBNN Thái Nguyên. Các giải pháp cụ thể, đó là:

Hoàn thiện quy trình giao dịch một cửa kết hợp với phân công công việc KSC NSNN về vốn sự nghiệp GTĐB. Xác định mô hình giao dịch “một cửa” trong KSC NSNN là: Cơ quan Kho bạc giải quyết các khoản chi cho các đơn vị sử dụng NS (gọi tắt là khách hàng), đảm bảo khách hàng khi đến Kho bạc giao dịch chỉ phải liên hệ với một đầu mối là cán bộ chuyên trách (gọi chung là cán bộ kểm soát chi) từ khâu hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ chứng từ, đến xử lý giải quyết và trả kết quả cuối cùng mà không phải liên hệ với nhiều bộ phận (trừ trường hợp rút tiền mặt).

Quy trình KSC như trên cũng rất phù hợp với quy trình vận hành của hệ thống thông tin quản lý NS và Kho bạc (TABMIS) là phân công lãnh đạo ký chứng từ theo luồng nhân viên. Lãnh đạo có thể quản lý được nhân viên trong việc xử lý giải quyết công việc, “chấp hành chế độ, quy trình; đồng thời nắm bắt nhanh được tiến độ giải ngân các dự án, các CTMT. Mặt khác, việc phân công, bố trí cán bộ sẽ tạo ra sự chuyên sâu, chuyên môn hoá cao trong công tác KSC; giúp cho cán bộ KSC theo dõi được đầy đủ tình hình sử dụng vốn của các chương trình, dự án do mình quản lý” (Quy trình kiểm soát tại Kho bạc nhà nước tỉnh Thái Nguyên), kịp thời cung cấp số liệu cấp phát, thanh toán cho các cơ quan quản lý theo yêu cầu.

Ngoài ra, cần định kỳ (một hoặc hai năm) thực hiện luân phiên, chuyển đổi công việc giữa các kế toán viên, cán bộ KSC, “nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ “đều tay”, giỏi một việc biết nhiều việc; tránh được tình trạng cán bộ quen việc nên hay làm theo lối mòn, không chịu khó học tập, cập nhật văn bản, chế độ mới”; đặc biệt là ngăn ngừa tình trạng “quen người quen việc” dễ lợi dụng những kẽ hở trong cơ chế quản lý để vi phạm, gây sách nhiễu, tiêu cực…

Thực hiện công khai, minh bạch trong công tác KSC vốn sự nghiệp GTĐB. Niêm yết công khai các quy định về hồ sơ, thủ tục, quy trình KSC, thời hạn giải quyết công việc; tăng cường hướng dẫn, giải thích cho khách hàng hiểu và thực hiện đúng các quy định. Đồng thời, việc niêm yết công khai các quy định cũng là cơ sở để khách hàng phản hồi và giám sát trở lại quá trình thực hiện nhiệm vụ KSC của cán bộ công chức, giúp cho cơ quan Kho bạc tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc và chấn chỉnh những sai phạm nếu có.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi nguồn vốn sự nghiệp giao thông đường bộ qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)