Nội dung KSCnguồn vốn SNGTĐB qua KBNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi nguồn vốn sự nghiệp giao thông đường bộ qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 26 - 32)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.3. Nội dung KSCnguồn vốn SNGTĐB qua KBNN

1.1.3.1. Quy trình KSC nguồn vốn SNGTĐB

Tính chất phức tạp của hoạt động đầu tư công cho giao thông đường bộ là căn nguyên của sự phức tạp trong quản lý KSC vốn GTĐB nên muốn

việc kiểm soát mang lại hiệu quả, một hệ thống kiểm soát với ba cấp độ được hình thành, trong đó những đối tượng, phạm vi, nội dung, phương pháp và thẩm quyền của từng cấp được quy định rõ rệt đó là (i) sự kiểm soát của kiểm soát viên/kế toán viên; (ii) sự thẩm tra của người phụ trách thanh toán và (iii) sự chấp nhận thanh toán. Cụ thể quy trình KSC nguồn vốn sự nghiệp GTĐB như sau:

Các bước trong hình được mô tả như sau:

(1) Khách hàng gửi hồ sơ, chứng từ cho cán bộ KSC.

(2) Cán bộ KSC tiếp nhận, kiểm tra, xử lý hồ sơ chứng từ và kiểm soát các điều kiện chi. Nếu hồ sơ, chứng từ đảm bảo đủ điều kiện chi (thanh toán/tạm ứng) thì hạch toán trên máy, sau đó trình Kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền).

(3) Kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền) kiểm tra, nếu đủ điều kiện chi sẽ ký (trên máy, trên giấy) và chuyển hồ sơ, chứng từ cho cán bộ KSC để trình Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền).

(4) Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) xem xét, nếu đủ điều kiện chi thì ký chứng từ giấy và chuyển cho cán bộ KSC.

(5) Thực hiện thanh toán: Cán bộ KSC chuyển chứng từ cho thanh toán viên làm thủ tục chuyển tiền cho đối tượng thụ hưởng (nếu chuyển khoản) hoặc chuyển chứng từ sang bộ phận Kho quỹ (nếu lĩnh tiền mặt).

(6) Thủ quỹ chi tiền cho khách hàng.

Hình 3.1: Quy trình KSC nguồn vốn sự nghiệp giao thông đường bộ qua KBNN

(Nguồn: Quy trình 297/QĐ-KBNN ngày 18/5/2007 về việc ban hành Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu

tư trong nước qua hệ thống KBNN) 1.1.3.2. Kiểm soát theo quá trình chi nguồn vốn SNGTĐB

a. Trước khi kiểm soát

Nội dung thực hiện dự toán chi vốn sự nghiệp GTĐB cần được thực hiện tổng hợp với các lĩnh vực chi tiết theo đúng biểu mẫu, thời gian, hình thức trong đó phải có đúng theo các báo cáo thuyết minh nhằm có cơ sở và căn cứ tính toán nội dung theo thuyết minh được duyệt.

Để lập dự toán chi nguồn vốn sự nghiệp GTĐB hiệu quả cần dựa trên: nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng- an ninh, các chỉ tiêu cụ thể về vốn GTĐB của năm kế hoạch. Chính sách, các quy định cụ thể về chế độ NSNN cấp phát cho GTĐB, đây là các căn cứ pháp lý quan trọng nhất cho việc xác định các chỉ tiêu về thu NSNN. Phân cấp nguồn thu NS nhà

nước mà cụ thể phân chia tỷ lệ hưởng các khoản thu NSNN của các cấp NS. Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán NS, hướng dẫn của KBNN các cấp về lập dự toán ở địa phương.

Lập và thảo luận dự toán NS: Các chủ dự án trên cơ sở các văn bản hướng dẫn và số kiểm tra tiến hành lập dự toán NSNN cho sự nghiệp GTĐB trong phạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo CQQL cấp trên trực tiếp. Đơn vị dự toán cấp I xem xét, tổng hợp, lập dự toán tổng thể báo cáo cơ quan tài chính, kèm theo bản thuyết minh chi tiết. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan khác, tổng hợp và lập dự chi NSNN cho sự nghiệp GTĐB trình Chính phủ.

b. Trong khi kiểm soát

Đây là quá trình thực hiện kiểm soát được thực hiện dự toán nhằm đảm bảo các khoản chi phải đủ điều kiện theo quy định trước khi xuất quỹ NSNN cho sự nghiệp GTĐB cần chi trả cho đối tượng thụ hưởng NSNN (chủ dự án, đơn vị thụ hưởng các cấp sử dụng vốn GTĐB). Kiểm soát chấp hành chi là khâu chính của chu trình KSC, đòi hỏi các Cán bộ thực hiện KSC phải công tâm, công bằng và khách quan, trong quản lý quỹ NSNN cho GTĐB. Kiểm soát chấp hành chi của cán bộ KSC sẽ giúp ngăn chặn những khoản chi sai, chi không đúng tiêu chuẩn, định mức. Các hình thức kiểm soát chấp hành chi vốn sự nghiệp GTĐB, đó là:

- Cấp phát bằng hạn mức kinh phí - Cấp phát bằng lệnh chi tiền

- Cấp phát theo hình thức ghi thu - ghi chi - Cấp phát theo hình thức khoán chi

- Cấp phát theo dự toán.

*Quyết toán nguồn vốn SNGTĐB

Nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn sự nghiệp GTĐB của Kho bạc được định nghĩa là kiểm soát hồ sơ thanh toán do chủ đầu tư lập và đề nghị Kho bạc trả tiền.

Hồ sơ thanh toán vốn sự nghiệp GTĐB do Bộ Tài chính quy định về số lượng, chủng loại, quy chuẩn cho từng trường hợp thanh toán (tạm ứng, thanh toán khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng gốc, phụ lục hợp đồng.

Do tính chất đa dạng và phức tạp của vốn đầu tư sự nghiệp GTĐB đòi hỏi phải có cách thức tổ chức quản lý, nguyên lý cấp phát phù hợp dựa trên các nguyên tắc quản lý chi NSNN nói chung, đó là:

- Quyết toán chi đúng đối tượng;

- Thực hiện chu trình quản lý đầu tư xây dựng GTĐB theo thiết kế và dự toán được duyệt.

- Đúng mục đích, đúng kế hoạch;

- Quyết toán chi theo mức độ khối lượng thực tế hoàn thành kế hoạch và chỉ nằm trong giá dự toán được duyệt;

- Phải có giám độc bằng đồng tiền.

Những năm qua Bộ Tài chính đã có nhiều thông tư quy định chức năng, nhiệm vụ cũng như nguyên tắc quản lý, kiểm soát quyết toán chi NSNN cho GTĐB có tính chất đầu tư qua KBNN như: Thông tư số 27/2007/TT-BTC; Thông tư số 130/2009/TT-BTC; Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011. Để phù hợp với các Luật Xây dựng số 50/2014/QH, Luật Đấu thầu số 43/2014/QH, Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, Luật Quy hoạch đô thị 2014... cũng như các Nghị định của Chính phủ, các thông tư hướng dẫn của các Bộ ngành về quản lý đầu tư công nói chung và ĐTXD cơ bản, ngày 18/01/2016 Bộ Tài chính đã có Thông tư số 08/2016/TT-BTC quy định về “quản lý, thanh toán vốn đầu tư nguồn vốn

NSNN”. Theo đó, Bộ Tài chính đã quy định rõ 5 nguyên tắc quản lý, thanh toán vốn ĐTXD cơ bản thuộc nguồn vốn NSNN, đó là:

- Công tác thanh toán, quản lý vốn ĐT các dự án GTĐB từ vốn NSNN phải thực hiện đúng mục đích, nội dung, phương thức quản lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Người sử dụng vốn ĐT cho dự án GTĐB phải chịu trách nhiệm trước nhà nước, pháp luật về tính đúng đắn có mục đích trong sử dụng vốn, phương thức sử dụng vốn sao cho tiết kiệm, hiệu quả, tuân thủ quy định về quản lý tài chính cho các công trình GTĐB.

- Các cơ quan quản lý cấp trên có trách nhiệm trực tiếp kiểm tra, kiểm soát và đôn đóc Ban QLDA, chủ đầu tư thực hiện triển khai vốn theo thuyết minh dự toán được phê duyệt.

- Cơ quan tài chính các cấp thực hiện cấp vốn ĐT cho dự án GTĐB ở cấp nào cần tiến hành đúng thẩm quyền, thủ tục, quá trình quản lý sao cho phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.

- Các dự án công trình GTĐB chỉ thực hiện thanh toán vốn khi KBNN cấp NS nào sẽ phải thực hiện kiểm soát, thanh toán vốn sao chon nhanh chóng, kịp thời.

* Công tác kiểm tra, đánh giá sử dụng nguồn vốn SNGTĐB

Kiểm soát chi NSNN qua KBNN về sự nghiệp GTĐB được tiến hành theo 03 nội dung cơ bản như sau:

- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ chi: Mọi chứng từ khi chủ dự án thực hiện thanh toán cần được cán bộ KSNN thực hiện kiểm tra theo đúng mẫu quy định theo từng khoản chi. Chứng từ cần thể hiện các yếu tố của nguyên tắc chứng từ kế toán, đầy đủ nội dung, con dấu, chữ ký xác nhận của người liên quan theo mẫu đã đăng ký với KBNN khi đăng ký mở tài khoản hoạt động.

- Thực hiện kiểm tra theo mức chi mà chính sách của nhà nước đã quy định, đảm bảo theo chế độ, tiêu chuẩn và định mức do cấp thẩm quyền đã quy định; kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ, các loại hóa đơn, chứng từ theo khoản chi của sự nghiệp GTĐB.

- Kiểm tra kiểm soát sự tồn quỹ NSNN của cấp NS tương ứng với khoản chi cho sự nghiệp GTĐB. Tồn quỹ NS phải đủ để cấp phát theo yêu cầu của đơn vị sử dụng NSNN (KBNN tỉnh, KBNN huyện không phải kiểm tra tồn quỹ NSNN cấp TW khi chi NSTW).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi nguồn vốn sự nghiệp giao thông đường bộ qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)