Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng công tác KSCnguồn vốn SNGTĐB qua KBNN Thá
3.3.1. Nhân tố khách quan
a. Điều kiện phát triển kinh tế-xã hội địa phương
* Về kinh tế
ĐVT: %
Hình 3.4: Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên)
Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2017 ước tính tăng 15,2% so với năm
16.7 15.8 12.6 33.9 33 32 49.4 51.2 55.4 0 10 20 30 40 50 60
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
2016; kinh tế tỉnh Thái Nguyên chuyển dịch mạnh mẽ sang xu hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản. Về công nghiệp-xây dựng, năm 2016, tỷ trọng công nghiệp-xây dựng chiếm 49,4%, năm 2017 chiếm 51,2% và năm 2018 chiếm 55,4%. Về dịch vụ, năm 2016 tỷ trọng dịch vụ chiếm 33,9%, năm 2017chiếm 33% và năm 2018 chiếm 32%. Về nông, lâm nghiệp, thủy sản, năm 2016 chiếm tỷ trọng là 16,7%, năm 2017 chiếm 15,8% và năm 2018 chiếm 12,6%.
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân đầu người theo giá thực tế tăng, năm 2016 đạt 45,4 triệu đồng/người/năm, năm 2017 đạt 52 triệu đồng/người/năm, năm 2018 đạt 68 triệu đồng/người/năm. Nếu tính theo đô la Mỹ, GRDP bình quân đầu người tỉnh Thái Nguyên tăng, năm 2016 đạt 2.078 USD/người/năm; năm 2017 đạt 2.325 USD/người/năm, năm 2018đạt 2.880 USD/người/năm, vượt trên mức bình quân chung của cả nước (cả nước là 48,5 triệu đồng/người/năm hoặc 2.215 USD/người/năm).
* Về xã hội
Dân số Thái Nguyên khoảng trên 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh Tày Nùng, Sán Dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao. Dân số khu vực thành thị chiếm khoảng 34,15% và dân số KVNT chiếm 65,85% tổng dân số. Ước chỉ tiêu tỷ suất sinh thô cả năm 2017 giảm 0,5 ‰, vượt chỉ tiêu kế hoạch là giảm sinh 0,1‰ so với năm 2016. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 là 11,4%, giảm 2% so với năm 2016, bằng chỉ tiêu kế hoạch.
Dân số địa bàn tỉnh Thái Nguyên chủ yếu tập trung ở KVNT, tỷ trọng dân số tại KVNT có xu hướng giảm dần nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn khu vực thành thị. Năm 2016 dân số thành thị chiếm 65,89%, KVNT chiếm 34,11%; năm 2017 dân số thành thị chiếm 65,69%, KVNT chiếm 34,31%; năm 2018
ĐVT: %
Hình 3.5: Tỷ lệ dân số phân theo khu vực thành thị và nông thôn của tỉnh Thái Nguyên từ năm 2016-2018
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên)
Như vậy, điều kiện kinh tế xã hội địa phương đảm bảo nguồn chi NSNN cho hoạt động xây dựng hạ tầng GTĐB, công tác kiểm soát chi thêm phần áp lực cho cán bộ kiểm soát bởi khối lượng chi lớn hàng năm. Nhìn chung, nhân tố này có tác động tích cực đến phát triên GTĐB địa bàn.
b. Phương thức quản lý NSNN về SNGTĐB
Để tổ chức quản lý NSNN cho sự nghiệp GTĐB được đảm bảo đòi hỏi cơ quan thực hiện KSC là KBNN thực hiện đúng nguyên tắc, chuẩn mực của thực hiện chi NSNN: đúng, đủ, hiệu quả. Các phương thức đó là:
- Cấp tạm ứng: Áp dụng đối với các khoản chi xây dựng, chi mua thiết bị, chi đền bù giải phóng mặt bằng cho công tác thi công công trình GTĐB... nhằm tạo điều kiện cho chủ đầu tư và nhà thầu thực hiện được kế hoạch ĐTXD và hoàn thành dự án đúng thời hạn. Tỷ lệ tạm ứng tùy theo tính chất của từng công việc (xây dựng, mua sắm thiết bị, tư vấn, giải phóng mặt bằng…), theo
65.58 65.59 64.21 34.11 34.31 35.79 0 10 20 30 40 50 60 70
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
hình thức thực hiện hợp đồng (tổng thầu EPC, chìa khóa trao tay…) và tùy thuộc vào cơ chế điều hành NS cụ thể trong mỗi thời kỳ. Ví dụ:
+ Theo Thông tư 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính, quy định “đối với gói thầu thi công xây dựng có các mức tạm ứng: 20%, 15%, 10% giá trị hợp đồng, tương ứng với giá trị gói thầu: dưới 10 tỷ đồng, từ 10 đến dưới 50 tỷ đồng, từ 50 tỷ đồng trở lên”.
+ Theo Thông tư 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính, quy định “đối với gói thầu thi công xây dựng có các mức tạm ứng: 20%, 15%, 10% giá trị hợp đồng, tương ứng với giá trị gói thầu: dưới 10 tỷ đồng, từ 10 đến dưới 50 tỷ đồng, từ 50 tỷ đồng trở lên”.
+ Hoặc theo Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về “tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ, mức tạm ứng tối đa là 30% của tổng mức kế hoạch vốn giao trong năm…”
- Cấp thanh toán: Được thực hiện khi thanh toán khối lượng công việc hoàn thành (công tác chuẩn bị đầu tư, khối lượng thực hiện công trình hoàn thành...). Căn cứ kế hoạch phân bổ vốn đầu tư NSNN cho từng công trình GTĐB, dự án hàng năm, khi khối lượng XDCB hoàn thành đến một mức độ nhất định, được nghiệm thu, chủ đầu tư lập hồ sơ, chứng từ đề nghị KBNN thanh toán, KBNN kiểm tra, kiểm soát, nếu đủ điều kiện thì chấp nhận thanh toán cho khối lượng hoàn thành đó.
Như vậy, phương thức quản lý NSNN cho vốn sự nghiệp GTĐB hoàn toàn tuân thủ theo quy định của nhà nước, Luật NSNN, Bộ tài chính, cho nên đây là yếu tố có tác động tích cự trong KSC. Điều này tạo cho công tác KSC trở nên dễ dàng, thuận tiện vì thực hiện bám sát đường lối của nhà nước, các phương thức quản lý đồng vốn này tạo hiệu quả cho chất lượng, tiến độ các công trình GTĐB trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Thông tư số 349/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính, bao gồm: “Hồ sơ mở tài khoản; Quyết định phê duyệt hồ sơ xây dựng công trình của UBND xã kèm theo hồ sơ xây dựng công trình; Hợp đồng thực hiện gói thầu được ký kết giữa ban quản lý xã và đại diện tổ thợ; Khối lượng hoàn thành và chứng từ thanh toán”.
Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về “cơ chế đặc thù trong quản lý ĐTXD đối với một số dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020”;
Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính “quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ- CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NS nhà nước, theo đó quy định về chi NS theo hình thức rút dự toán từ KBNN”;
Tổ chức luồng công việc theo quy định tại Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15/7/2015; Quyết định số 1357/QĐ-BTC ngày 19/7/2017 của Bộ Tài chính và Quyết định số 4377/QĐ-KBNN ngày 15/9/2017 của KBNN Trung ương.
Quyết định số 1116/QĐ-KBNN (QĐ 1116) năm 2009 của Tổng Giám đốc KBNN về “Quy trình giao dịch một cửa trong KSC thường xuyên”
Quyết định số 739/QĐ-BTC ngày 11 tháng 04 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính “về việc điều chỉnh lộ trình thực hiện Danh mục các đề án và cơ chế chính sách thực hiện Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020”;
Quyết định 4377/QĐ-KBNN ngày 15 tháng 9 năm 2017của KBNN về việc “ban hành Quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NS Nhà nước qua KBNN”;
Nghị định số 120/2018/NĐ-CP ngày 13/9/2018 của Chính phủ “về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 77/2015/NĐ-CP quy định: Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 2/12/2016 của
Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý ĐTXD đối với một số dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020”;
Như vậy các chính sách KSC tuân thủ theo quy định của chính phủ, bộ tài chính về thực hiện KSC cho sự nghiệp GTĐB một cách công khai, đảm bảo tuyệt đối theo quy định của nhà nước và pháp luật, khẳng định được vai trò, chức năng của KBNN cho KSC vốn sự nghiệp GTĐB hiệu quả.