Đối với KBNN Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi nguồn vốn sự nghiệp giao thông đường bộ qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 103 - 105)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác KSCnguồn vốn SNGTĐB qua

4.2.7. Đối với KBNN Thái Nguyên

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ Kho bạc là nhân tố quan trọng để KBNN hoàn thành nhiệm vụ chính trị nói chung và nhiệm vụ KSC nói riêng. Trong điều kiện hực hiện công tác KSC gắn với yêu cầu tăng cường cải cách hành chính, thì vấn đề tiêu chuẩn hóa và chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ Kho bạc các cấp trực tiếp làm công tác KSC cần phải được quan tâm đúng mức. Đó phải là những cán bộ được đào tạo cơ bản, có năng lực giải quyết công việc và trình độ chuyên môn tốt; am hiểu về tình hình KT-XH cũng như các cơ chế, chính

thần trách nhiệm và tâm huyết với công việc, tinh thần phục vụ khách hàng giao dịch tốt. Bên cạnh đó, KBNN cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức kinh tế - tài chính mới, quản lý đầu tư ngành, lĩnh vực, tổng kết đánh giá kinh nghiệm KSC hàng năm…

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác KSC NSNN cho sự nghiệp GTĐB theo hướng:

+ Thứ nhất: Cần đẩy nhanh tốc độ triển khai và sớm hoàn thành mục tiêu của TABMIS là kết nối giữa cơ quan Kho bạc, Tài chính các cấp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành sử dụng NS với mục tiêu cung cấp báo cáo đầy đủ, toàn diện, kịp thời và minh bạch, làm tiền đề cải cách quy trình, thủ tục KSC theo hướng chuẩn hóa, đơn giản, công khai.

+ Thứ hai: Trên nền tảng TABMIS, cần nghiên cứu triển khai các giao diện phụ trợ, nhằm tận dụng những thông tin đã được quản lý tại các phần mềm ứng dụng ngoài TABMIS với TABMIS và ngược lại, phục vụ cho công tác quản lý, KSC cho sự nghiệp GTĐB.

+ Thứ ba: Không ngừng hoàn thiện nhiệm vụ và chức năng các bộ phận CNTT của cấp trung ương và cấp tỉnh, quản lý quá trình KSC qua ứng dụng CNTT; bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn cho Ban lãnh đạo, cán bộ quản lý cấp trung (trưởng/phó phòng ban, bộ phận), các nhân viên cấp cơ sở, tạo ra tính đồng nhất trong vận hành và quản lý KSC cho NSNN.

+ Thứ tư: Quản lý và triển khai dự án ứng dụng CNTT đến năm 2025, kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2020 phải báo cáo kết quả thực hiện và dự báo, kế hoạch quan trọng cho CCHC của KBNN sắp tới; đơn giản hóa quy trình làm việc và quản lý nghiệp vụ CNTT.

- Hoàn thiện hệ thống kế toán nhà nước: Với vai trò là Kế toán nhà nước, công tác kế toán của KBNN cho sự nghiệp GTĐB có liên quan mật thiết đến

kế toán các đơn vị sử dụng NS. Trong điều kiện trình độ cán bộ quản lý các chương trình, dự án, nhất là cán bộ kế toán các đơn vị cấp huyện, xã còn nhiều hạn chế, thì đòi hỏi chế độ kế toán phải tương đối ổn định; mẫu biểu chứng từ, hồ sơ, báo cáo… cần được chuẩn hóa, thiết kế đơn giản, dễ thực hiện và ít thay đổi là vấn đề rất quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi nguồn vốn sự nghiệp giao thông đường bộ qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 103 - 105)