Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi nguồn vốn sự nghiệp giao thông đường bộ qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 102 - 103)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác KSCnguồn vốn SNGTĐB qua

4.2.6. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin

Thực hiện triển khai các nghiệp vụ KSC về vốn GTĐB phải đầy đủ, xây dựng và triển khai các hoạt động của KBNN: Quản lý quỹ NSNN, ngân quỹ, thanh toán,…sao cho đảm bảo nguồn vốn được tăng cường cho lĩnh vực GTĐB, phải có hệ thống sao lưu dữ liệu cho kho dữ liệu thống kê, nghiệp vụ KBNN, KSC cho quy trình và quá trình dùng vốn có mục đích.

Phải nỗ lực kết nối, trao đổi thông tin về CNTT cho toàn thể CBNV của KBNN, Sở ban ngành, chủ đầu tư sao cho các bên đều chủ động thực hiện quy trình giám sát vốn các bên, không tạo áp lực về mức độ và tần suất kiểm tra ngoài thực địa công trình, dự án GTĐB.

Hệ thống CNTT triển khai theo hướng tập trung, có phần mềm riêng cho KSC về vốn sự nghiệp GTĐB sẽ được chuyển đổi theo mô hình tập trung, giao dịch trực tuyến giữa các bên trong quản lý nguồn chi NSNN, tập trung tích hợp thông tin trong liên kết hoàn thiện nghiệp vụ KSC nguồn vốn NSNN cho lĩnh vực GTĐB.

Không ngừng hoàn thiện hệ thống KSC từ NSNN qua thực hiện nâng cấp, thanh toán vốn, vốn có tính chất đầu tư, vốn chương trình MTQG, đặc biệt cần thực hiện hoàn thiện mô hình tập trung cho lĩnh vực tài chính, triển khai sử dụng tối ưu công cụ phần mềm Tabmis, có ứng dụng CNTT đầy đủ, phát triển và là lĩnh vực tiên phong.

Triển khai quản lý ngân quỹ của nhà nước trên cơ sở ứng dụng CNTT hiện đại, quan trọng nhất là quản lý thông tin số liệu thu, chi của các đơn vị cùng sử dụng NSNN; phân tích dòng tiền; quản lý rủi ro,….các hoạt động tín dụng phục vụ công tác kế toán nhà nước như dữ liệu kế toán nhà nước, mối quan hệ của kế toán nhà nước với cấp NSNN, hệ thống kế toán nhà nước trong quản lý và xây dựng hoạt động chu trình NSNN cho GTĐB.

Triển khai dịch vụ công qua hệ thống điện tử, giữ các đơn vị sử dụng NSNN, chủ đầu tư, Ban QLDA thực hiện giao dịch với KBNN, luôn bổ sung việc cung cấp thông tin điện tử về tài khoản ở KBNN gần nhất, thông tin hoạt động KSC đầu ra, chi NS điện tử ….quy trình giao dịch điện tử giữa KBNN với các đơn vị, thông tin về dòng tiền, cam kết chi,…làm cho kho bạc điện tử phát triển và buộc các chủ đầu tư phải cập nhật ứng dụng.

Chuyên môn hóa các nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách CNTT của KBNN theo vị trí công việc được giao, đặc biệt là quản lý vận hành hệ thống CNTT, có hình thành bộ phận chuyên trách về ứng dụng CNTT toàn ngành, bộ phận trong triển khai toàn hệ thống, nâng cao nhận thức cho chủ đầu tư, sở ban ngành về ứng dụng CNTT trong thực hiện KSC toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi nguồn vốn sự nghiệp giao thông đường bộ qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 102 - 103)