5. Kết cấu của luận văn
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến KSCnguồn vốn SNGTĐB qua KBNN
1.1.4.1. Nhóm yếu tố khách quan.
a. Điều kiện phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý các khoản thu thuế. Ở các quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao, kinh tế phát triển tốt thì khả năng đóng thuế của các doanh nghiệp tăng và giảm thiểu tình trạng trốn thuế trốn nợ, dẫn đến các khoản chi NSNN bị được mở rộng và thực hiện được theo những yêu cầu của nền kinh tế và ngược lại.
Các địa phương có điêu KT-XH khác nhau sẽ thực hiện các mức chi NSNN cho GTĐB khác nhau, nếu chu kỳ kinh tế ổn định và phát triển thì quy mô vốn cho GTDDB lớn, thuận lợi, nếu NSNN không đủ thì việc huy động NS từ các thành phần kinh tế và cá nhân thuận lợi hơn và ngược lại.
b. Phương thức quản lý NSNN về sự nghiệp GTĐB
Một là, công cụ kế toán NSNN về sự nghiệp GTĐB. Kế toán NSNN là một trong những công cụ chủ yếu gắn liền với hoạt động quản lý NSNN của KBNN về sự nghiệp GTĐB. Khi thực hiện kế toán NSNN cho sự nghiệp GTĐB sẽ tạo ra tính chính xác, đầy đủ theo mục, khoản mục mà tài khoản kế toán theo
dòi khoản chi, nhờ đó mà cơ quan QLNN theo dõi tính chính xác của đồng tiền NSNN đem đầu tư cho sản phẩm “công cộng” của GTĐB.
Hai là, công cụ mục lục NSNN về sự nghiệp GTĐB. Hệ thống Mục lục NSNN là gồm các bảng phân loại về khoản chi NSNN theo hệ thống tổ chức nhà nước, ngành kinh tế và các mục đích KT-XH do Nhà nước thực hiện. Sử dụng công cụ này nhằm phục vụ công tác lập dự toán, chấp hành thực hiện dự toán và thanh quyết toán NSNN cho dự án công trình GTĐB.
Ba là, công cụ định mức chi NS. Đây là chuẩn mực do CQNN có thẩm quyền quy định đối với từng khoản mục chi NSNN về sự nghiệp GTĐB. Mỗi chương trình dự án công trình thực hiện đều lập dự toán và giúp cho KBNN làm căn cứ đói chiếu với quy định của nhà nước về chi cho GTĐB thực hiện KSC có mục tiêu căn cứ.
Bốn là, hợp đồng mua sắm tài sản công trong sự nghiệp GTĐB. Đây là nội dung của việc thực hiện quản lý chi qua sự xác lập các bên trong mua sắm tài sản công cho công trình dư án của GTĐB, các cán bộ KSC tại KBNN sẽ căn cứ vào quy mô, giá trị, thời gian của Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, giấy biên nhận, hóa đơn mua tài sản để quản lý chi tiêu NSNN.
Năm là, công cụ tin học. Đó là việc KBNN thực hiện các phần mềm tin học cho KSC, tại KBNN thường sử dụng là phần mềm TABMIS, với việc lưu trữ các tài khoản, theo dõi khoản chi, quy mô chi, thời gian, chủ đầu tư nên đã phân loại chính xác được quy mô chủ dự án, phân chia theo không gian hoạt động của công trình dự án GTĐB một cách khoa học, chính xác.
c. Các quy định pháp lý về KSC nguồn vốn sự nghiệp GTĐB
Thực chất việc KSC dựa vào các cơ sở pháp lý theo quy định của nhà nước. Do đó, luật pháp là nền tảng cho công tác quản lý chi NSNN cho GTĐB được thực hiện một cách an toàn, hiệu quả và bền vững. Quản lý chi NSNN
hoạt động sự nghiệp GTĐB đạt được hiệu quả cao nhất thì luật pháp phải căn cứ với thực tiễn và tạo điều kiện thuận lợi cho KBNN thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
1.1.4.2. Nhóm yếu tố chủ quan
a. Tiêu chuẩn, định mức chi nguồn vốn sự nghiệp GTĐB
Mọi công trình dự án GTĐB đều phải thực hiện các mức chi theo tiêu chuẩn, chế độ quy đinh, từ khâu lập dự toán chủ dự án phải tuân thủ theo nhằm đảm bảo nguồn vốn NSNN được sử dụng có mục đích đúng, đầy đủ, an toàn khoản chi cho sự nghiệp GTĐB. Do đó, khi thực hiện chi cần đảm bảo: (i) tính đầy đủ, bám sát tình hình thực tế về chương trình dự án GTĐB theo đặc điểm địa bàn; bám sát nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương và (ii) thể hiện tính chính xác, đảm bảo thống nhất các cơ quan QLNN cấp trung ương, địa phương, cơ quan quản lý tàu chính và đơn vị sử dụng NSNN cho GTĐB.
b. Tổ chức bộ máy và thủ tục KSC
Có một tổ chức bộ máy quản lý tốt, được thiết kế một cách khoa học, có sự kết nối và phối hợp mật thiết giữa các khâu trong quy trình quản lý (quy hoạch, chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án, thiết kế - dự toán đến quản lý thi công, quy trình thanh toán, quyết toán)... sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, kịp thời giải quyết dứt điểm các vướng mắc phát sinh, nâng cao hiệu quả đầu tư. Ngược lại nếu tổ chức bộ máy không phù hợp, vận hành không thông suốt sẽ tạo ra nhiều lỗ hổng, phát sinh nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện;thông tin không kịp thời, chính xác sẽ có tác động tiêu cực đến quá trình đầu tư, làm giảm hiệu quả đầu tư.
c. Năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ KBNN làm công tác KSC
Trong KSC từ NSNN qua KBNN sự nghiệp GTĐB, đội ngũ làm công tác kế toán, KSC của KBNN các cấp đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý an toàn các khoản tiền và tài sản của quốc gia, kiểm soát các nguồn chi, hạng mục chi của các đơn vị thụ hưởng một cách đúng đắn, chính xác, không
để xảy ra gian lận, thất thoát, đảm bảo tính nghiêm minh trong sử dụng nguồn NSNN. Do vậy, trình độ NNL của KBNN các cấp tốt, có đạo đức, trách nhiệm với công việc, sẽ nghiêm minh trong xử lý các khâu trong quy trình KSC chi NSNN cho sự nghiệp GTĐB và ngược lại.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kinh nghiệm về KSC nguồn vốn SNGTĐB qua KBNN ở trong nước.
1.2.1.1. Kinh nghiệm về KSC nguồn vốn SNGTĐB qua KBNNNinh Thuận
Đề án thống nhất kiểm soát các khoản chi NS nhà nước (NSNN) qua KBNN (KBNN) đã giúp công tác kiểm soát, thanh toán vốn NS tại kho bạc được nhanh chóng, thuận tiện, đáp ứng chủ trương, yêu cầu cải cách hành chính của Chính phủ và Bộ Tài chính.
Báo cáo từ KBNN cho thấy, thực hiện thống nhất đầu mối KSC ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị sử dụng NS (SDNS), tổ chức bộ máy của KBNN cấp huyện cũng được tinh gọn. Theo đó, tại KBNN cấp huyện không còn cấp tổ trong cơ cấu tổ chức, tại các KBNN tỉnh, thành phố không còn hai bộ phận KSC và kế toán. Các công chức làm nhiệm vụ KSC và kế toán, giao dịch trực tiếp với khách hàng được gọi chung là giao dịch viên.
Theo đánh giá từ KBNN, khi hợp nhất vào một đầu mối, số lượng giao dịch viên tăng lên so với số lượng công chức làm công tác KSC trước đây. Đồng thời, khối lượng công việc được chia đều cho từng giao dịch viên nên ngoài thực hiện chuyên môn, các giao dịch viên đã có thêm thời gian để học hỏi, nghiên cứu các chính sách mới áp dụng cho từng khoản chi. Do đó, chất lượng KSC NS ngày càng được nâng cao.
Đặc biệt, với Đề án thống nhất đầu mối KSC, kế toán trưởng tham gia vào quy trình kiểm soát đã giúp tăng cường hơn nữa chất lượng kiểm soát hồ
sơ, chứng từ trước khi trình lãnh đạo KBNN ký duyệt. Điều này đã nâng cao và phát huy được vai trò, kinh nghiệm của kế toán trưởng trong công tác KSC, đồng thời giúp chia sẻ, giảm bớt áp lực công việc lên lãnh đạo KBNN (trước đây, để giải quyết thủ tục thanh toán cho đơn vị SDNS sẽ do công chức KSC kiểm soát và trực tiếp trình lãnh đạo KBNN phê duyệt).
Tuy nhiên, theo đánh giá từ phía KBNN, trong quá trình thực hiện đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc. Do đó, KBNN đã tổ chức các đoàn khảo sát, đánh giá tại một số KBNN tỉnh, thành phố. Trên cơ sở kết quả khảo sát, KBNN đã khẩn trương nghiên cứu sửa đổi quy trình nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả xử lý và rút ngắn thời gian thực hiện. Đến nay, KBNN đã ban hành quy trình sửa đổi nghiệp vụ thống nhất đầu mối KSC NSNN tại KBNN cấp huyện không có tổ chức phòng. Đối với quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối KSC NSNN tại KBNN cấp tỉnh, KBNN đã xây dựng phương án, tổ chức hội thảo và lấy ý kiến rộng rãi trong nội bộ hệ thống, trên cơ sở đó đã hoàn thiện phương án theo hướng giảm số bước thực hiện và tăng cường phân cấp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của KBNN các cấp. Đến nay, KBNN đang trình Bộ Tài chính phê duyệt phương án để triển khai thực hiện, dự kiến bắt đầu từ tháng 6/2019.
Đơn vị SDNS hài lòng vì tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí
Sau hơn 1 năm triển khai Đề án thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN qua KBNN, hiệu quả mang lại vô cùng lớn. Tại KBNN Hải Dương, Giám đốc Vũ Đức Trọng cho biết, những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện đã được KBNN kịp thời chỉnh sửa quy trình nghiệp vụ và rút ngắn thời gian thực hiện. Nếu như trước đây KSC phải qua 5 bước, thì nay chỉ còn 3 bước nên đã hạn chế được rủi ro trong việc thất lạc chứng từ giữa 2 bộ phận KSC và kế toán. Ngoài ra, với sự tham gia của kế toán trưởng vào quy
trình KSC nên đã hạn chế được rất nhiều sai sót vào những lúc cao điểm như cuối tháng, cuối năm.
Hay như tại KBNN Ninh Thuận, Giám đốc Nguyễn Đình Linh cũng chia sẻ, trước đây bộ phận KSC được biên chế ít, nhất là kho bạc huyện trung bình từ 3 - 4 công chức, cá biệt có huyện chỉ có 2 công chức KSC nên thời gian làm việc chủ yếu dành cho phục vụ yêu cầu thanh toán của khách hàng; không có nhiều thời gian để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng khác như tổng hợp phân tích báo cáo, lập báo cáo theo quy định, đặc biệt là các báo cáo về tình hình giải ngân vốn đầu tư gửi lãnh đạo UBND tỉnh và KBNN. Tuy nhiên, khi thực hiện thống nhất đầu mối KSC, công việc được san đều cho các giao dịch viên nên công việc cũng trôi nhanh hơn và tính chính xác cũng cao hơn. Còn về phía các đơn vị SDNS và khách hàng đều rất phấn khởi với cách làm mới của kho bạc vì đã giúp họ tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí. Anh Phạm Trần Hiếu, Kế toán của Ban QLDA ĐTXD ngành giao thông tỉnh Tây Ninh chia sẻ: "Ban quản lý có hai mảng chi thường xuyên và đầu tư. Trước đây, tôi thường phải làm thủ tục ở hai nơi là phòng KSC và phòng Kế toán, mất khá nhiều thời gian. Đến nay khi đã thống nhất đầu mối KSC, tôi chỉ cần gặp một cán bộ KSC và nhận lại kết quả".
Theo đánh giá từ KBNN, việc thống nhất đầu mối KSC là đúng hướng và phù hợp với mục tiêu trong Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020. Từ kết quả mang lại và để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác KSC NS, hiện nay, các đơn vị KBNN cũng thường xuyên tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo hay các buổi sinh hoạt tập thể và nghiệp vụ để trao đổi kinh nghiệm cũng như trao đổi các chính sách mới, quy chế, quy trình mới áp dụng trong KSC thống nhất vào một đầu mối để vừa nâng cao chất lượng công tác kiểm soát vừa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng.
Để có kết quả giải ngân khá cao, KBNN Ninh Bình luôn chủ động đối thoại với các chủ đầu tư trên địa bàn, hỗ trợ tạo điều kiện hết sức trên tinh thần đúng quy định để các dự án trọng điểm của tỉnh hoàn thành đúng tiến độ.
Chủ động trao đổi, thảo luận với chủ đầu tư
Trong năm 2019, KBNN Ninh Bình được giao kế hoạch vốn đầu tư trên 2.000 tỷ đồng. Sau khi nhận được kế hoạch vốn, đơn vị đã thông báo ngay cho các chủ đầu tư, ban QLDA phải triển khai, đẩy nhanh tiến độ thi công và khi có khối lượng hoàn thành phải khẩn trương nghiệm thu để gửi hồ sơ đến KBNN làm thủ tục thanh toán.
Chính bởi sự nhanh nhạy, quyết liệt ngay từ những ngày đầu năm, tính đến ngày 15/5/2019, nguồn vốn đầu tư năm 2019 giải ngân qua KBNN Ninh Bình được trên 1.266 tỷ đồng, đạt 63% kế hoạch.
Ông Trần Anh Đức, trưởng phòng KSC, KBNN Ninh Bình, những năm gần đây, KBNN Ninh Bình luôn nằm trong "top" 10 những đơn vị đạt kết quả cao trong công tác giải ngân.
Để có được kết quả này, theo đại diện KBNN Ninh Bình, về phía cơ quan quản lý, KBNN Ninh Bình đã chủ động trao đổi, thảo luận và hướng dẫn chủ đầu tư làm các thủ chính xác và đầy đủ theo các yêu cầu quy định ngay từ đầu.
Hơn nữa, theo đánh giá của ông Trần Anh Đức, thuận lợi của KBNN Ninh Bình chính ở việc hầu hết các chủ đầu tư trên địa bàn đều có trách nhiệm và chuyên nghiệp nên đã lĩnh hội và thực hiện đúng theo các bước đã được chỉ dẫn. Do đó, khi hồ sơ gửi sang kho bạc đã chuẩn chỉnh và được kho bạc tiếp nhận, xử lý ngay trong ngày nên nguồn vốn được giải ngân nhanh, kịp thời.
Hiện nay, Bộ Tài chính phê duyệt phương thức “Thanh toán trước, kiểm soát sau” cho hợp đồng thanh toán nhiều lần và “Kiểm soát trước, thanh toán sau” đối với lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng.
Đây được cho là bước cải cách lớn trong công tác kiểm soát vốn đầu tư góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư cho KBNN các tỉnh. KBNN
Ninh Bình đã bám sát theo các quy định này để thực hiện thanh toán vốn. Khi chủ đầu tư gửi hồ sơ sang kho bạc, cán bộ tiếp nhận kiểm soát các bước và xử lý ngay trong ngày.
"KBNN Ninh Bình luôn chủ động trao đổi, thảo luận và hướng dẫn chủ đầu tư làm các thủ chính xác và đầy đủ theo các yêu cầu quy định ngay từ đầu. Về phía cán bộ làm công tác KSC, đến thời điểm này, KBNN chưa nhận được bất cứ một phản ánh nào về việc cán bộ hạch sách, nhũng nhiễu chủ đầu tư", Trưởng phòng KSC KBNN Ninh Bình chia sẻ.
Giải ngân đúng tiến độ, không chậm trễ
Lấy ví dụ về một công trình trọng điểm của tỉnh Ninh Bình, ông Trần Anh Đức cho biết, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình là một điển hình về công tác giải ngân đúng tiến độ, không xảy ra chậm trễ. Công trình này có tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng và sử dụng vốn trái phiếu chính phủ. Được khởi công từ năm 2005, chỉ sau 3 năm triển khai, đến 2008 công trình đã được đưa vào sử dụng với quy mô 700 giường.
"Ngay từ khi được giao kế hoạch vốn, KBNN Ninh Bình đã luôn chú trọng giải quyết hồ sơ giấy. Khi có vốn tiến hành giải ngân nhanh, gọn nên hầu như dự án này ít gặp vướng mắc trong thanh toán. Do vậy, dự án giao thông đường bộ đã hoàn thành đúng tiến độ giúp giải quyết quá tải chữa bệnh trên địa bàn của tỉnh thời điểm đó.
Với tinh thần giải quyết nhanh gọn trên tinh thần đối thoại, lắng nghe cùng tháo gỡ khó khăn, KBNN Ninh Bình luôn được chủ đầu tư đánh giá cao về sự hợp tác cũng như tác phong làm việc. Sở Giao thông Vận Tải tỉnh Ninh Bình là một trong những đơn vị có nhiều dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư giải ngân qua KBNN Ninh Bình.
Theo ông Tô Xuân Trường, Trưởng Phòng Kế toán- Tài chính, Sở Giao thông vận tải Ninh Bình, Sở là đơn vị sử dụng NS nhiều nhất trên địa bàn tỉnh
nên luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện đôn đốc giải ngân của KBNN Ninh Bình.