Khái quát về KBNN Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi nguồn vốn sự nghiệp giao thông đường bộ qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 49 - 53)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về KBNN Thái Nguyên

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của KBNN Thái Nguyên

Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số 07/HĐBT ngày 04 tháng 01 năm 1990 đã thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là Quản lý quỹ NSNN và các quỹ dự trữ tài chính Nhà nước; hệ thống KBNN được tổ chức thành 3 cấp: ”ở Trung ương có Cục KBNN trực thuộc Bộ Tài chính; ở tỉnh, thành phố (trực thuộc Trung ương) có Chi cục KBNN; ở huyện, quận và cấp tương đương có Chi nhánh KBNN”.

Hệ thống KBNN được tổ chức khá hoàn chỉnh về chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động trên phạm vi cả nước thực hiện ngày 01 tháng 4 năm 1990. KBNN Thái Nguyên chính thức được thành lập và đi vào hoạt động theo quyết định Số 07/HĐBT có chức năng thực hiện nhiệm vụ KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật. (Kho bạc nhà nước Thái Nguyên, 2019)

a. Chức năng

Theo quyết định Số 07/HĐBT, chức năng của KBNN Thái Nguyên: “là tổ chức trực thuộc KBNN, có chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật. KBNN Thái Nguyên có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật”. (Kho bạc nhà nước Thái Nguyên, 2019)

b. Nhiệm vụ

Theo quyết định Số 07/HĐBT, nhiệm vụ của KBNN Thái Nguyên: “Tập trung các khoản thu NS Nhà nước trên địa bàn, hạch toán, kế toán các khoản thu cho các cấp NS; Thực hiện chi NS Nhà nước, kiểm soát thanh toán, chi trả

các khoản chi NS Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật; Tổ chức huy động vốn theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và hướng dẫn của KBNN; Quản lý, điều hoà tồn ngân quỹ KBNN theo hướng dẫn của KBNN; thực hiện tạm ứng tồn ngân KBNN cho NS địa phương theo quy định của Bộ Tài chính; Quản lý quỹ NS tỉnh, quỹ dự trữ tài chính và các quỹ khác được giao quản lý; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cấp có thẩm quyền; Quản lý các tài sản quốc gia quý hiếm quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN cấp tỉnh; Thực hiện công tác hạch toán kế toán về thu, chi NS Nhà nước, các quỹ tài chính do KBNN cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về thu, chi NS Nhà nước và các quỹ tài chính do KBNN cấp tỉnh quản lý; Quyết toán các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại KBNN cấp tỉnh và trên toàn địa bàn; Thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán Nhà nước theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán hoạt động KBNN trên địa bàn”. (Kho bạc nhà nước Thái Nguyên, 2019)

3.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của KBNN Thái Nguyên

KBNN Thái Nguyên được tổ chức gồm 7 phòng ban và 9 KBNN huyện. Tại KBNN tỉnh có cơ cấu tổ chức gồm: 01 giám đốc, 02 phó giám đốc và các phòng nghiệp vụ sau: Phòng Kế toán nhà nước, Phòng Tin học, Phòng KSC, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Thanh tra, kiểm tra, Phòng Tài vụ và Văn phòng.

Theo quyết định Số 07/HĐBT: ”Giám đốc KBNN cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc KBNN và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của KBNN trên địa bàn tỉnh, thành phố. Phó Giám đốc chịu trách nhiệm

trước Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách”.

Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy KBNN Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi nguồn vốn sự nghiệp giao thông đường bộ qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)