Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng công tác KSCnguồn vốn SNGTĐB qua KBNN Thá
3.2.2. Tình hình KSCnguồn vốn SNGTĐB qua KBNN Thái Nguyên
3.2.2.1. Quy trình KSC nguồn vốn SNGTĐB
KBNN đã có nhận thức tố về chức năng, nhiệm vụ được giao, và bản thân KBNN đã nỗ lực trong cải cách TTHC trong KSC đầu tư XDCB nói chung và chi vốn sự nghiệp GTĐB nói riêng, nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn NSNN lại vừa đơn giản hồ sơ, thủ tục nhằm tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình giải ngân cho các dự án đầu tư.
Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 ra đời thay thế mốt số Nghịđịnh: Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính
phủ “về Quản lý chi phí ĐTXD công trình và Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày07 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghịđịnh số 99/2007/NĐ-CP”. Nghị định số 99/2007/NĐ-CP được ban hành và đây là mốc quan trọng khởi đầu cho công tác đổi mới việc KSC đầu tư XDCB, trong đó có SNGTĐB.
Căn cứ nội dung các văn bản trên, KBNN đã ban hành Quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày 20/04/2015 để thay thế quy trình số 686/QĐ- KBNN ngày18/08/2009; Quy trình 297/QĐ-KBNN ngày 18/5/2007 về việc ban hành Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN. Quy trình thực hiện như hình sau đây:
Hình 3.3: Quy trình KSC nguồn vốn sự nghiệp giao thông đường bộ qua KBNN Thái Nguyên
(1) Khách hàng gửi hồ sơ, chứng từ cho cán bộ KSC.
(2) Cán bộ KSC tiếp nhận, kiểm tra, xử lý hồ sơ chứng từ và kiểm soát các điều kiện chi. Nếu hồ sơ, chứng từ đảm bảo đủ điều kiện chi (thanh toán/tạm ứng) thì hạch toán trên máy, sau đó trình Kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền).
(3) Kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền) kiểm tra, nếu đủ điều kiện chi sẽ ký (trên máy, trên giấy) và chuyển hồ sơ, chứng từ cho cán bộ KSC để trình Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền).
(4) Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) xem xét, nếu đủ điều kiện chi thì ký chứng từ giấy và chuyển cho cán bộ KSC.
(5) Thực hiện thanh toán: Cán bộ KSC chuyển chứng từ cho thanh toán viên làm thủ tục chuyển tiền cho đối tượng thụ hưởng (nếu chuyển khoản) hoặc chuyển chứng từ sang bộ phận Kho quỹ (nếu lĩnh tiền mặt).
(6) Thủ quỹ chi tiền cho khách hàng.
(7) Cán bộ KSC trả lại hồ sơ, chứng từ cho khách hàng.
Công tác KSC đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN đã có những nội dung thay đổi cơ bản so với trước đây trên tất cả các lĩnh vực, tạo bước đột phá lớn nhất từ trước đến nay trong công tác KSC vốn sự nghiệp GTĐB cụ thể như sau:
Theo quy định của Chính phủ: “KBNN không chịu trách nhiệm về chất lượng, khối lượng các dự án, không chịu trách nhiệm kiểm tra việc áp dụng đơn giá, định mức mà thanh toán theo nội dung hợp đồng, trách nhiệm đó thuộc các chủ đầu tư (CĐT) xây dựng công trình GTĐB”.
Mẫu biểu chứng từ thanh toán đã có nhiều cải cách tối đa được sửa đổi các nội dung phù hợp với khoản mục chi mà chủ đầu tư thực hiện theo quy định của kế toán ngân sách và quy định KBNN các cấp. Quá trình cải tiến nội dung đã tạo điều kiện cho cán bộ dễ dàng hơn KSC tại KBNN, phân định rõ trách nhiệm vai trò của cá nhân, đơn vị thực hiện QLDA của sự nghiệp GTĐB.
Chính vì vậy, phạm vi và nội dung kiểm soát của ngành đã thay đổi, đặc biệt áp dụng phương thức “thanh toán trước, kiểm soát sau” đối với các món chứng từ tạm ứng, các dự án thanh toán nhiều lần mà chưa phải lần thanh toán cuối cùng.
Qua đó thời gian kiểm soát chứng từ thanh toán tại KBNN đã được rút ngắn so với trước đây từ 7 ngày làm việc xuống còn 4 ngày, tiến độ giải ngân đã được đẩy nhanh đáp ứng nhu cầu vốn thi công cho dự án GTĐB.
Việc giao dịch một của đã được loại bỏ do tạo điều kiện cho cán bộ chuyênquản lý thực hiện đúng chức trách.
Cùng với việc thực hiện CCHC của Chính phủ, KBNN thời gian qua đã có nhiều nỗ lực, nghiên cứu cải cách thủ tục trong lĩnh vực KSC từ NSNN cho lĩnh vực GTĐB, đem lại nhiều hiệu quả thiết thực.
Bảng 3.6: Kết quả đánh giá quy trình KSC nguồn vốn SNGTĐB qua KBNN Thái Nguyên
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả
Qua bảng số liệu 3.6 cho thấy kết quả đánh giá quy trình KSC nguồn vốn sự nghiệp GTĐB qua KBNN Thái Nguyên đạt điểm trung bình X̅ = 3,55, xếp loại khá. Tiêu chí “Cơ cấu lại các tổ chức bộ máy KSC của KBNN phù hợp với bối cảnh mới của địa phương” đạt 3,75 điểm, xếp loại khá. Tiêu chí “Công khai, minh bạch, rõ ràng khi thực hiện các bước của quy trình KSC” đạt 3,39 điểm, xếp điểm thấp nhất trong các tiêu chí, đạt loại trung bình. Hiện nay quy mô cán bộ KSC thực hiện nhiệm vụ nhiều lĩnh vực khác nhau nên đã giảm bớt một số bước trong quy trình nhằm trợ giúp cho khách hàng/chủ đầu tư tiết kiệm thời gian, công sức, tuy nhiên việc theo dõi toàn bộ quy trình gián đoạn nên đánh giá mức trung bình.
3.2.2.2. Tình hình kiểm soát theo quá trình KSC nguồn vốn SNGTĐB a. Trước khi kiểm soát
Vào tháng 7 hàng năm, căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN. Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính; Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư hướng dẫn các các ngành và địa phương về yêu cầu, nội dung, trình tự và thời gian xây dựng dự toán thu chi NSNN; xây dựng kế hoạch chi đầu tư phát triển.
UBND tỉnh Thái Nguyên dựa vào các văn bản trên của Chính phủ, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải và các bộ ngành, giao Sở KH&ĐT phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải hướng dẫn cho các sở, ban ngành, UBND các huyện/thành phố/thị xã lập dự toán chi sự nghiệp GTĐB, lập phương án phân bổ chi đầu tư sự nghiệp GTĐB trên địa bàn tỉnh.
Bảng 3.7: Tình hình dự toán chi nguồn vốn sự nghiệp giao thông đường bộ qua KBNN Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2017/ 2016 So sánh 2018/ 2017 Vốn sự nghiệp GTĐB Triệu đồng 175.000 190.000 190.000 108,57 100 Vốn sự nghiệp
chung (chi Đầu tư phát triển) Triệu đồng 679.400 1.084.700 1.450.000 159,66 133,68 Tỷ lệ dự toán vốn sự nghiệp GTĐB/Vốn sự nghiệp chung % 25,76 17,52 13,1 68,01 74,77
(Nguồn: KBNN Thái Nguyên)
Qua bảng cho thấy công tác dự toán chi cho vốn sự nghiệp GTĐB được thực hiện dựa trên vốn sự nghiệp chung các lĩnh vực thuộc hoạt động đầu tư phát triển trên toàn tỉnh. Tỷ lệ sự nghiệp GTĐB/Vốn sự nghiệp chung giảm hàng năm, năm 2016 chiếm 25,76%, năm 2017 chiếm 17,52% và năm
dự toán bám sát mục tiêu phát triển KT-XH bên cạnh đó, áp dụng theo định mức quy định nên không xảy ra tình trạng chủ quan khi lập dự toán chi.
Bảng 3.8: Kết quả dự toán chi nguồn vốn SNGTĐB qua KBNN Thái Nguyên
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả
Qua bảng số liệu 3.8 cho thấy kết quả đánh giá dự toán chi nguồn vốn SNGTĐB qua KBNN Thái Nguyên đạt điểm trung bình X = 3,60, xếp loại khá.
Tiêu chí “Được biết các kế hoạch về các hạng mục chi cho đơn vị sử dụng NSNN cho sự nghiệp GTĐB” đạt 3,79 điểm, xếp điểm cao nhất, xếp loại khá. Tiêu chí “C Được biết lập dự toán chi nguồn vốn GTĐB căn cứ trên nguyên tắc của Luật NSNN” đạt 3,27 điểm, xếp loại trung bình. Tại các đơn vị thụ hưởng
còn tình trạng chi mua sắm nhiều, đặc biệt là các tài sản hữu hình, thay mới, bổ sung tài sản thường xuyên là nguyên nhân gây lãng phí NS, công tác KSC thêm nhiều thủ tục, quy trình hơn và các văn bản quy phạm pháp luật còn chưa được thực hiện triệt để.
b. Trong khi kiểm soát
Đối với chi đầu tư thì do cán bộ KSC trực thuộc Phòng KSC sẽ kiểm soát, thực hiện theo quy trình KSC đầu tư sự nghiệp GTĐB (Quy trình giao dịch một cửa được ban hành theo Thông tư 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính). Đối tượng đơn vị sử dụng nguồn vốn sự nghiệp GTĐB tại địa bàn là các tổ chức, cá nhân tham gia sửa chữa, làm mới mua sắm…. cho hoàn thiện hạ tầng GTĐB tại tỉnh.
Tùy theo tính chất của từng loại vốn (vốn chuẩn bị đầu tư, vốn thực hiện đầu tư...) mà công tác chấp hành của KBNN và hồ sơ, thủ tục được thực hiện cho phù hợp. Song có thể tóm tắt việc chấp hành chi theo 3 nội dung sau:
- Kiểm soát hồ sơ ban đầu: Khi nhận được các tài liệu trên đây, cán bộ Kho bạc phải thực hiện kiểm tra ngay tính hợp pháp, hợp lệ, sự đầy đủ của nội dung, sự lô gic về thời gian... của các văn bản, tài liệu; số lượng và loại hồ sơ; trả lời cho chủ đầu tư và yêu cầu một lần những nội dung phải bổ sung, hoàn thiện (bằng phiếu giao nhận hồ sơ).
- Kiểm soát từng lần chấp hành chi: Mỗi lần tạm ứng hoặc thanh toán, chủ đầu tư gửi đến KBNN các hồ sơ, chứng từ theo yêu cầu phù hợp với từng nội dung chi phí như: chi khảo sát thiết kế, chi đền bù giải phóng mặt bằng, chi xây dựng, mua sắm thiết bị, chi ban QLDA...
+ Đối với trường hợp tạm ứng: Ngoài các hồ sơ ban đầu, để được tạm ứng, chủ đầu tư còn gửi đến KBNN gồm: “Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy rút vốn đầu tư, Bảo lãnh tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu có bảo lãnh tiền tạm ứng).KBNN kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ chứng từ; căn cứ vào đối tượng tạm ứng, mức tạm ứng theo quy định đối với
từng loại vốn; đối chiếu với các điều khoản thoả thuận trong hợp đồng..., nếu đủ điều kiện thì làm thủ tục chuyển tiền cho đối tượng thụ hưởng”.
+ Đối với trường hợp thực hiện chi đủ: Ngoài các hồ sơ ban đầu, mỗi lần thanh toán khối lượng hoàn thành, chủ đầu tư còn phải gửi đến KBNN các tài liệu bao gồm: “Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng; Bảng xác định giá trị khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng (nếu có khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng); Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng); Giấy rút vốn đầu tư. Khi nhận được các hồ sơ, chứng từ của chủ đầu tư gửi đến, KBNN kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ tài liệu, sự phù hợp của mã NSNN, mã dự án công trình, nguồn vốn, niên độ kế hoạch vốn, tính đúng đắn của việc lựa chọn nhà thầu theo quy định (thuộc đối tượng đấu thầu, chỉ định thầu hay các hình thức khác)”
Bảng 3.9: Tình hình thực hiện chấp hành chi nguồn vốn sự nghiệp giao thông đường bộ qua KBNN Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2017/ 2016 So sánh 2018/ 2017 Dự toán Vốn sự nghiệp GTĐB Triệu đồng 175.000 190.000 190.000 108,57 100 Thực hiện chi vốn sự nghiệp GTĐB Triệu đồng 171.537 191.954 190.276 111,9 99,13 Tỷ lệ thực hiện/dự toán vốn sự nghiệp GTĐB % 98,02 101,03 100,15 103,07 99,13
(Nguồn: KBNN Thái Nguyên)
Tỷ lệ thực hiện so với dự toán vốn sự nghiệp GTĐB thể hiện lạm chi, năm 2016 đạt 98,02%, năm 2017 đạt 101,03% và năm 2018 đạt 100,15%, tuy số lạm chi không quá lớn nhưng cũng biểu hiện nguyên nhân khách quan là đơn giá thực hiện
các khoản mục chi GTĐB vượt so với đơn giá được nhà nước quy định như các nguyên vật liệu, nhân công do điều chỉnh hệ số lương cơ sở và khu vực.
Bảng 3.10: Kết quả đánh giá chấp hành chi nguồn vốn sự nghiệp giao thông đường bộ qua KBNN Thái Nguyên
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả
Qua bảng số liệu 3.10 có thể thấy kết quả đánh giá công tác chấp hành chi nguồn vốn SNGTĐB qua KBNN Thái Nguyên đạt điểm trung bình X = 4,06 xếp
loại Khá. Tiêu chí “KBNN đều có hướng dẫn cụ thể, chi tiết các hạng mục chi hoạt động đầu tư GTĐB” đạt 4,4 điểm, xếp loại tốt, tiêu chí này xếp thứ nhất. Tiêu chí “Đơn vị sử dụng NSNN chi đúng, chi đủ theo nguyên tắc của luật NSNN và yêu cầu của KBNN về nội dung chi” đạt 3,51 điểm, xếp loại khá, tiêu chí này đạt điểm thấp nhất. Hiện nay, các đơn vị thụ hưởng đã ứng dụng CNTT tuy nhiên do hạn chế về kĩ năng sử dụng và xử lý các vấn đề liên quan đến hồ sơ trên phần mềm, chưa xây dựng thói quen tạo thông tin cập nhật trong thực hiện các quy tắc của Luật NSNN cho lĩnh vực GTĐB.
c. Sau khi kiểm soát
Quyết toán chi nguồn vốn SNGTĐB
* Nguyên tắc quyết toán
- Chủ đầu tư, ban QLDA (gọi chung là chủ đầu tư) được mở tài khoản cấp phát vốn GTĐB tại KBNN, và phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của KBNN trong quá trình quản lý, cấp phát, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư lĩnh vực GTĐB.
- KBNN phải thực hiện nghiêm túc việc thanh tra kiểm tra quá trình thanh toán, đảm bảo thanh toán vốn sao cho kịp thời, đầy đủ, đảm bảo kế hoạch vốn đầu tư được giao và đưa vào sử dụng đúng quy trình, điều kiện tất toán theo Luật định.
- Khi triển khai thực hiện quy trình KSC cho hoạt động thanh quyết toán của KBNN, cần đảm bảo lĩnh vực GTVT được quản lý đúng các chi phí ĐTXD, nghiêm ngặt tuân thủ quy trình kiểm soát, không nhũng nhiễu phiền hà đến chủ đầu tư, trong trường hợp chủ đầu tư chi sai không đúng mục đích vốn GTĐB phải dừng ngay quá trình thanh toán vốn, báo cáo lên cấp có thẩm quyền ở KBNN và cơ quan tài chính cấp trên.
- Cán bộ KBNN tuân thủ “thanh toán trước, kiểm soát sau” cho từng lần thanh toán, thanh toán nhiều lần và thực hiện “kiểm soát trước, thanh toán sau” đối với chủ đầu tư thanh toán duy nhất 01 lần, hoặc thanh toán nhiều lần cho công việc cuối cùng.
- KBNN căn cứ vào điều khoản thực hiện trong hợp đồng mà tiến hành công tác thanh tra, kiểm soát để thanh toán theo yêu cầu của chủ đầu tư hoặc Ban QLDA.
* Điều kiện quyết toán
Các khoản chi sự nghiệp GTĐB chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:
- Các dự án, công trình GTĐB đã có trong kế hoạch vốn đầu tư NSNN được cấp có thẩm quyền giao: vốn thanh toán cho các công trình dự án GTĐB thực hiện trong năm (cả tạm ứng va hoạt động đầu tư hoàn thành) và số vốn thanh toá n(cả tạm ứng va hoạt động đầu tư hoàn thành) cho từng mục công việc, hạng mục công trình,...sao cho tổng vốn thanh quyết toán không được phép vượt mức đầu tư đã duyệt theo thuyết minh.
- Công trình, dự án GTĐB có đầy đủ các hồ sơ pháp lý theo quy định như: văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép chuẩn bị đầu tư, quyết định đầu tư và dự án ĐTXD công trình, quyết định lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu, quyết định thành lập ban QLDA, hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu…
- Có đầy đủ các điều kiện tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành theo quy định. Đồng thời chấp hành đúng theo định mức, đơn giá XDCB được cấp có thẩm quyền ban hành (đối với dự án chỉ định thầu) hoặc giá trúng thầu (đối với dự án đấu thầu); hoặc tiêu chuẩn, định mức chi hành chính do Nhà nước ban hành (đối với chi phí QLDA, công trình).
Ngoài ra, đối với các khoản chi đầu tư bằng tiền mặt (chi đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí nhỏ lẻ mang tính chất thường xuyên của ban QLDA,
công trình do dân tự làm...) còn phải đáp ứng các điều kiện, nội dung được phép chi bằng tiền mặt theo quy định.
* Nội dung và quy trình kiểm soát, quyết toán
+ Hết năm kế hoạch, KBNN thực hiện đối chiếu với chủ đầu tư và xác nhận số vốn đã thanh toán trong năm, số vốn lũy kế đã thanh toán từ khi bắt đầu công trình dự án đến kỳ báo cáo cho từng dự án nhằm đảm bảo tính hệ