Khái quát về nguồn vốn SNGTĐB tại Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi nguồn vốn sự nghiệp giao thông đường bộ qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 53 - 60)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tác KSCnguồn vốn SNGTĐB qua KBNN Thá

3.2.1. Khái quát về nguồn vốn SNGTĐB tại Thái Nguyên

3.2.1.1. Khái quát về giao thông đường bộ tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm kinh tế chính trị của khu vực trung du miền núi phía Bắc giáp với tỉnh Bắc Kạn, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Nội. Dân số năm 2019 khoảng trên 1,4 triệu người, số đơn vị hành chính của địa bàn gồm 180 xã, thị trấn cùng với 9 huyện, thành phố, thị xã (thành phố Thái Nguyên, Thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên các huyện gồm: Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Bình).

Với vị trí thuận lợi về giao thông được đầu tư rất lớn cho GTĐB trong đó tỉnh cách sân bay Nội Bài khoảng 50km, cách biên giới láng giềng Trung Quốc là 200km, trung tâm thủ đô Hà Nội cách 75km, cảng Hải Phòng khoảng 200km. Thái Nguyên còn là điểm nút quan trọng trong hoạt động giao lưu rất thuận lợi cho giao thương qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông. Do đó mà GTĐB tỉnh Thái Nguyên giữ vị trí quan trọng trong hệ thống giao thông toàn tỉnh.

Bảng 3.1.Tình hình mạng lưới đường bộ tỉnh Thái Nguyên tính đến 31/12/2018

* Đối với đường bộ: Đến ngày 31/12/2018 đường bộ của tỉnh có tổng chiều dài 4.815,4 km bao gồm:

Hình 3.1: Tỷ lệ các loại đường bộ tỉnh Thái Nguyên tính đến 31/12/2018

(Nguồn: Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thái Nguyên)

+ Về đường cao tốc: gồm 02 tuyến đường cao tốc chạy qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên dài 55km: (i) Tuyến Hà Nội - Thái Nguyên và (ii) Tuyến cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới.

+ Về Quốc lộ: gồm 4 tuyến với tổng chiều dài là 208,65 Km,bao gồm: Quốc lộ 3 cũ dài 76,35 Km, Quốc lộ 1B dài 44,7 Km, Quốc lộ 37 dài 56,95 Km, Quốc lộ 17 (ĐT.269 cũ) dài 30,7 Km;

+ Về đường tỉnh: Bao gồm 14 tuyến với tống chiều dài 310,35 Km đạt tiêu chuẩn từ đường cấp VI Miền núi trở lên, nhựa hoá đạt 91% (301Km/ 310Km). Cao tốc 1% Quốc lộ 5% Đường tỉnh 7% Đường đô thị 3% Đường huyện 16% Đường xã 68%

+ Về Đường Đô thị: Tổng chiều dài 148,9 Km, chủ yếu thuộc địa bàn thành phố Thái Nguyên; Sông Công và thị xã Phổ Yên

+ Về Đường huyện: Tổng chiều dài 757,8 km, trong đó: 52,6 km đường Bê tông xi măng, 14,3 km Bê tông nhựa, 541,1 km đường láng nhựa, 47,53 km đường cấp phối, 102,2 km đường đất.

+ Về Đường xã: Tổng chiều dài 3.210,7 km, trong đó: 1.984,1 km đường Bê tông xi măng, 17,5 km đường Bê tông nhựa, 120,2 km đường láng nhựa, 292 km đường cấp phối, đá dăm; 796,6 km đường đất.

Bảng 3.2. Tình hình chất lượng mạng lưới đường bộ tỉnh Thái Nguyên tính đến 31/12/2018

(Nguồn: Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thái Nguyên)

Tuyến đường đi trong tỉnh được cứng hóa, tạo thuận lợi cho nhân dân địa vàn và các tỉnh lân cận, các phương tiện tham gia giao thông bớt khó khăn hơn, giao thông cấp xã đã được chú trọng BTXM và thực hiện mục tiêu quốc gia về chương trình nông thôn mới và giảm nghèo đa chiều.

Hình 3.2. Tỷ lệ các loại kết cấu mặt đường tính đến 31/12/2018

(Nguồn: Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thái Nguyên)

Bảng 3.3. Tổng hợp cầu trên quốc lộ, đường tỉnh, huyện, xã tính đến 31/12/2018

Bảng 3.4. Tổng hợp hiện trạng hệ thống cống, ngầm, tràn trên quốc lộ, đường tỉnh, huyện, xã tính đến 31/12/2018

(Nguồn: Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thái Nguyên)

Thời gian quan, mạng lưới đường bộ tỉnh Thái Nguyên được Nhà nước, Bộ Giao thông vận tải, chính quyền tỉnh Thái Nguyên thực hiện đầu tư vốn sự nghiệp GTĐB, làm cho mạng lưới giao thông trở nên thuận lợi hơn các tuyến đường nối từ trung tâm thành phố, huyện, thị xã về xã sạch sẽ, bên cạnh đó làm cho Thái Nguyên trở thành nút giao thông quan trọng trong quá trình phát triển giao thông cho khu vực trung du miền núi phía Bắc. Bên cạnh thuận lợi còn tồn tại khó khăn:

- Hệ thống đường bộ chưa phân bổ đều giữa các huyện trong tỉnh, các huyện vùng cao khó khăn trong tỉnh như Định Hóa, Võ Nhai.

- Tuyến đường tỉnh đạt tiêu chuẩn cấp V, VI, ít tuyến đạt cấp IV, các tuyến đường chủ yếu là quy mô nhỏ;

- Mạng lưới đường GTNT còn còn thiếu và yếu;

- Vốn đầu tư cho GTĐB chưa đáp ứng được cho hoạt động sửa chữa, duy tu, bảo trì.

3.2.1.2. Quy mô và nguồn vốn huy động cho SNGTĐB

Trong giai đoạn 2016-2018, quy mô và nguồn vốn huy động cho SNGTĐB qua KBNN Thái Nguyên biến động, nhưng không đáng kể. Quy mô vốn năm 2016 đạt 171.537 triệu đồng, năm 2017 đạt 191.954 triệu đồng và năm 2018 đạt 190.276 triệu đồng, năm 2018 ít hơn năm 2017 không đáng kể. Tuy nhiên về cơ cấu có sự thay đổi khá rõ rệt, chi tiết bảng số liệu 3.5 sau đây:

Bảng 3.5: Quy mô và nguồn vốn huy động cho SNGTĐB qua KBNN Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số vốn (triệu đồng) cấu (%) Số vốn (triệu đồng) Cơ cấu (%) Số vốn (triệu đồng) Cơ cấu (%) Tổng số vốn 171.537 100 191.954 100 190.276 100 Vốn sự nghiệp giao

thông địa phương 79.368 46,27 100.938 52,59 113.146 59,46 Vốn bảo trì đường bộ

địa phương 41.371 24,12 22.923 11,94 13.571 7,14

Vốn bảo trì đường bộ

trung ương 50.798 29,61 68.093 35,47 63.559 33,4

(Nguồn: KBNN Thái Nguyên)

Về cơ cấu vốn sự nghiệp giao thông địa phương, Sở giao thông vận tải thống kế và thực hiện hoạt động sử dụng vốn cho sự nghiệp tại tỉnh tăng hàng năm. Năm 2016 đạt 79.368 triệu đồng, chiếm 46,27%; năm 2017 đạt 100.938 triệu đồng, chiếm 52,59% và năm 2018 đạt 113.146 triệu đồng, chiếm 59,46%.

Về cơ cấu vốn bảo trì đường bộ của địa phương, giảm hàng năm khá đáng kể. Năm 2016 đạt 41.371 triệu đồng, chiếm 24,12%; năm 2017 đạt 22.923 triệu đồng, chiếm 11,94% và năm 2018 đạt 13.571 triệu đồng, chiếm 7,14%. Nguyên nhân là do hiện nay chất lượng GTĐB của tỉnh được cải thiện đáng kể, chất lượng chuyển giao công trình theo tiêu chuẩn khu vực nên nguồn vốn từ NSNN tỉnh được giảm bớt.Cơ cấu vốn bảo trì đường bộ trung ương, biến động hàng năm. Năm 2016 đạt 50.798 triệu đồng, chiếm 29,61%; năm 2017 đạt 68.093 triệu đồng, chiếm 35,47% và năm 2018 đạt 63.559 triệu đồng, chiếm 33,4%.

Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương và các Quỹ bảo trì đường bộ địa phương đã “….góp phần quan trọng trong việc bảo dưỡng kéo dài thời gian khai thác công trình đường bộ, sửa chữa kịp thời các hư hỏng trên hệ thống đường bộ, duy trì hệ thống đường bộ thông suốt, an toàn góp phần bảo đảm tăng trưởng KT-XH, giảm nhẹ thiên tai, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống nhân dân, xoá đói, giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền. Về cơ bản đến nay công tác bảo trì các tuyến giao thông trọng điểm, huyết mạch được ưu tiên tập trung giải quyết hàng năm đảm bảo kết nối đồng bộ mạng lưới giao thông của đất nước” (Báo cáo của Sở GTVT tỉnh Thái Nguyên)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi nguồn vốn sự nghiệp giao thông đường bộ qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)