Bảng hướng dẫn tỷ lệ sai phạm

Một phần của tài liệu 622 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục và các khoản tương đương tiền trong qy trình kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH kiểm toán ACC việt nam thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 91 - 95)

Khi đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát, dù đã hiểu rõ về sự thiết kế và vận dụng của hoạt động kiểm soát của KH. Tuy nhiên, KTV luôn phải duy trì một thái độ hoài nghị

trong mọi trường hợp và dự kiến rủi ro ở mức độ cao nhất. Còn như kết luận ở Cty XYZ về mức độ rủi ro thấp thì KTV nên thu thập thêm bằng chứng từ việc tiến hành thử nghiệm kiểm soát. Bên cạnh việc định lượng rủi ro theo ba mức: cao, trung bình, thấp, KTV có thể xác suất hóa các rủi ro bằng chỉ số %. Ví dụ, rủi ro đối với cơ sở dẫn liệu đầy đủ cho nghiệp vụ chi tiền là 10%

KTV cũng cần tìm hiểu nguyên nhân của sai phạm trước khi nêu ra kết luận cuối cùng. Bên cạnh đó KTV luôn phải ghi chú trên Work Paper, và phải hoàn thành hồ sơ liên quan đến đánh giá rủi ro kiểm soát.

Để giúp các KTV mới vào dễ hiểu, rút ngắn thời gian kiểm tra, đỡ áp lực công việc, hiểu quả công việc hơn và không phụ thuộc vào chương trình kiểm toán mẫu thì

nên thiết kế các loại giấy tờ phù hợp với tất cả các công ty khác

Thực hiện thử nghiệm kiểm soát thủ thật gối đầu đó là kiếm tra chứng từ, tài liệu. Cụ thể, KTV cần phải so sánh sổ chi tiết danh sách thu tiền với từng đối tượng khách hàng và so với bảng kê gửi tiền hàng ngày để chứng minh rằng không có sai phạm gì và vốn của Cty không bị nhân viên chiếm dụng

Với các loại hình doanh nghiệp khác nhau thì ACC nên lập ra các quy định trong việc chọn mẫu kiểm toán, thiết kế bộ quy định phù hợp với ACC và với từng đối tượng cũng như chi phí kiểm toán

Với thời đại công nghệ 4.0 thì ACC nên theo dõi cập nhật xu thế và sử dụng các công cụ thông minh tự động để chọn mẫu kiểm toán. Bởi việc chọn mẫu như vậy sẽ mang tính hệ thống hơn, bên cạnh đó sẽ thể hiện hình ảnh chuyên nghiệp, hiện đại hơn không chỉ trong mắt khách hàng mà còn với các Cty kiểm toán khác

Thiết kế bộ máy kế toán thích hợp với quy mô, đặc thù kinh doanh của đơn vị. Trình độ và năng lực của bộ phận kế toán trong đơn vị chưa được chú trọng

Trong quá trình thực hiện kiểm toán tiền và tương đương tiền, cần có sự tăng cường giám sát từ các cấp trên để hạn chế các nhầm lẫn, sai sót của thành viên trong nhóm kiểm toán, điều này sẽ giúp chất lượng công việc hoạt động có hiệu quả hơn.

Ví dụ nếu người làm phần hành tiền kiểm toán thiếu một phần nào đó nhưng chưa phát hiện kịp thời, sau khi đến ngày deadline mới nộp cho KTV để kiểm tra, lúc này nếu có sai sót sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ nhóm kiểm toán về thời gian, chất lượng,

cũng như có thể gây ra hậu quả nặng nề không đáp ứng đúng thời gian kiểm toán như

trong hợp đồng với KH của ACC. Chính vì vậy, sự giám sát ngay từ đầu là điều không

thể thiếu

Cần phải xây dựng cụ thể thời gian, lịch trình trong bước thử nghiệm cơ bản: Cần xác định rõ thời gian thực hiện thủ tục kiểm toán, ví dụ quy định về thời gian gửi thư xác nhận và chờ hồi âm để sử dụng các thủ tục thay thế thích hợp. Việc xây dựng thời

gian và lịch trình rất quan trọng vì nó liên quan đến chi phí và chất lượng cho cuộc kiểm toán

Trong việc chọn mẫu, KTV cần nâng cao hiểu biết và bản chất các phương thức lấy mẫu. Việc này giúp KTV có thể vận dụng linh hoạt việc lấy mẫu trong hoàn cảnh cụ thể. Song, khi đã nắm rõ bản chất các phương thức thì KTV nên áp dụng đồng thời

các phương thức đó để bổ sung cho nhau nhằm tăng tính đại diện của mẫu.

Cty ACC cần thực hiện giám sát chọn mẫu khi kiểm toán cho các KH nói chung và kiểm toán khoản mục tiền và tương đương tiền cho Cty XYZ nói riêng. Cụ thể, ACC nên phân chia và giao nhiệm vụ cho các KTV giàu nhiều chuyên môn hơn để kiểm tra, giám sát công việc trợ lý kiểm toán hay KTV cấp dưới ít kinh nghiệm. Cần chú trọng hơn vào các nhân viên mới và thực tập sinh để kịp thời phát hiện những sai

sót, nhầm lẫn hay trong việc lựa chọn phương thức lấy mẫu không hợp lý.

ACC cần thiết kế được quy trình nhận xét, đánh giá kết quả của việc lấy mẫu và những rủi ro có thể xảy ra, mục đích là giúp các KTV có cơ hội xem lại công việc mình đã làm. Việc xem xét lại này khiến KTV có cái nhìn sâu sắc hơn về phương thứ

đó, đồng thời cũng là lúc để KTV rút kinh nghiệm cho những lần sau.

Trong quá trình lên kế hoạch, thực hiện kiểm toán khoản mục tiền và tương đương tiền nói chung và kế hoạch tiến hành lấy mẫu nói riêng, các KTV, trợ lí kiểm toán nên tham khảo ý kiến, nhận xét của các KTV cấp cao hơn trước khi chọn phương pháp nào đó để xem liệu phương pháp đó có mang đến hiệu quả cao không.

Không Có

Giám sát chặt chẽ về quá trình lấy mẫu của KTV, nhìn chung quá trình này phải được thực hiện tuần tự theo 4 bước: Thiết kế mẫu, lựa chọn các phần tử của mẫu, kiểm tra mẫu, đánh giá kết quả chọn mẫu.

+ Bước 1: Thiết kế mẫu: Đây là việc đầu tiên phải tiến hành, gồm có xác định tổng thế, xác định rủi ro tiềm tàng, tìm hiểu các nhân tố tố tạo ra sai sót và định hướng kiểm tra.

+ Bước 2: Lựa chọn phần tử mẫu: Ở ACC, KTV chủ yếu chọn theo kinh nghiệm, lựa chọn bất kỳ, chọn theo giá trị lớn. ACC nên áp dụng các phần mềm chọn mẫu để có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí mà chất lượng vẫn được đảm bảo

+ Bước 3: Kiểm tra chọn mẫu: KTV thực hiện việc quan sát, tính toán lại, kiểm tra chứng từ gốc và tìm câu giải thích hợp lý để kiểm tra các phần tử mẫu nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán.

+ Bước 4: Đánh giá mẫu chọn: Đây là bước thường bị bỏ quan do sự chủ quan của KTV. Cần chú ý việc đánh giá mẫu chọn được thực hiện dựa trên kết quả của bước kiểm tra mẫu, có trong cả hai trường hợp không phát hiện thấy sai sót và ngược lại.

3.3.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Trưởng nhóm kiểm toán nên thực hiện việc phân tích số liệu sau kiểm toán để đảm bảo không nhầm lẫn sai sót và hạn chế được rủi ro ở mức tối đa trong quá trình kiểm toán. Việc áp dụng thủ tục này trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán sẽ giúp đánh giá tính đồng bộ và xác thực của các thông tin tài chính thu thập được, nhất là những số liệu kiểm toán của các khoản mục trên báo cáo tài chính. Mọi chênh lệch bất thường của các thông tin này so với số liệu đơn vị, số liệu kế hoạch, số liệu năm trước, số liệu bình quân trong ngành, các thông tin tài chính khác và những thông tin phi tài chính, đều cần dưoc làm rõ. Thủ tục này giúp kiếm toán viên xác định đưoc những bộ phận cần phải thu thập thêm bằng chứng kiểm toán để làm vững chắc thêm

ý kiến của mình. Đồng thời, giúp hạn chế những thiếu sót, hoặc phiến diện của các thủ tục kiềm toán áp dụng cho từng bộ phận riêng lẻ

Nhận xét về sự đây đủ của các bằng chứng đã thu thập được. Mục đích là đảm bảo được sự đầy đủ trên các phương diện kiểm toán. Để tạo điều kiện thuận tiện choviệc này, ACC nên tham khảo và thiết kế “Bảng kiểm tra việc hoàn thành kiêm toán.” Đây là liệt kê một loại câu hỏi giúp KTV nhắc nhở bản thân về vấn đề thường bị bỏ quên.

Một phần của tài liệu 622 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục và các khoản tương đương tiền trong qy trình kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH kiểm toán ACC việt nam thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w