1.6 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀNVÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG
1.6.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Thử nghiệm kiểm soát.
Yêu cầu chung
Thử nghiệm kiểm soát chỉ đươc thực hiện khi tìm hiểu HTKSNB với đánh giá ban đầu là khách thể kiểm toán có hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu lực. Chuẩn
mực kiểm toán VN số 500 quy định “Thử nghiệm kiểm soát là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết yếu phù hợp và vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và HTKSNB”
Chọn mẫu thử nghiệm.
Chọn mẫu thuộc tính cho thử nghiệm kiểm soát bao gồm 10 bước.
B1. Xác định mục tiêu của thử nghiêm.
Mục tiêu của thử nghiệm kiểm soát là nhằm thu thập các bằng chứng về sự thiết kế và hoạt động hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.
B2. Định nghĩa sai phạm (định nghĩa các thuộc tính và điều kiện sai lệch).
Khi thực hiện chọn mẫu thuộc tính, KTV có những nhận định nghề nghiệp để xác định loại sai phạm cho từng thử nghiệm kiểm soát cụ thể.
B3. Xác định tổng thể.
KTV phải xác định tổng thể mà từ đó mẫu được chọn ra phải phù hợp với mục tiêu kiểm soát cụ thể.
B4. Xác định rủi ro của viêc đánh giá rủi ro kiểm soát quá thấp và tỷ lê sai lêch cho phép.
(1) Xác định rủi ro do đánh giá rủi ro kiểm soát quá thấp - ROR:
Khi áp dụng lấy mẫu trong thử nghiệm kiếm soát, KTV cần chú ý đến 2 vấn đề có thể xãy ra sau:
- Nếu KTV đánh giá mức rủi ro kiểm soát quá cao (cao hơn mức thực tế của nó), khi đó kiểm soát viên dựa rất ít vào thủ tục kiếm soát của đơn vị.
- Nếu kiểm toán viên đánh giá mức rủi ro kiểm soát quá thấp (hơn mức thực tế) khi đó KTV đặt quá nhiều tin cậy vào kiểm soát nội bộ, vượt quá mức hữu hiệu thực sự của nó.
(2) Xác định tỷ lệ sai lệch cho phép - TDR: Tỷ lệ sai lệch cho phép là tỷ lệ sai lệch tối đa của tổng thể trong việc thực hiện một thủ tục kiểm soát nào đó mà KTV có thể bỏ qua.
(3) Bảng Tỷ lệ sai lệch cho phép và rủ ro của việc đánh giá rủi ro kiểm soát quá thấp.
Yếu tố Sự thay đổi của yếu tố Ảnh hưởng tới cỡ mẫu cần có
1. Rủi ro đánh giá RRKS quá thấp Tăng Giảm
2. Tỷ lệ sai lệch cho phép Tăng Giảm
3. Tỷ lệ sai lệch có thể của tổng
thể 4. Quy mô tổng thể TăngTăng TăngTăng
B5. Ước tính tỷ lê sai lê ch có thể của tổng thể.
Tỷ lệ sai lệch có thể bỏ qua của tổng thể là tỷ lệ sai lệch mà KTV mong đợi sẽ phát triển trong mẫu lấy ra từ tổng thể.
B6. Xác định kiểu mẫu.
Như đã đề cập ở trên, ba yếu tố cơ bãn ảnh hưởng đến cỡ mẫu:
- Rủi ro của việc đánh giá quá thấp rủi ro kiểm soát theo, hướng rủi ro này càng thấp thì đòi hỏi cỡ mẫu càng tăng lên.
- Tỷ lệ sai lệch cho phép, theo hướng tỷ lệ này tăng sẽ làm giảm cỡ mẫu. - Tỷ lệ sai lệch có thể của tổng thể, theo hướng tỷ lệ này tăng sẽ làm tăng mẫu
B7. Chọn mẫu
Ở kiểm toán căn bản, đã đề cập đến phương pháp chọn mẩu ngẩu nhiên, chọn mẫu phi xác suất, chọn mẫu phân tổ.
B8. Kiểm tra mẫu.
Với mẫu vừa chọn KTV, phải kiểm tra mỗi phần tử mẫu về các thuộc tính mà KTV quan tâm.
B9. Đánh giá kết quả mẫu.
(1) Xác định tỷ lệ sai lệch thực tế của mẫu - SDR:
Tỷ lệ sai lệch thực tế của mẫu = sai lệch thực tế của mẫu / cỡ mẫu
(2) Xác định tỷ lệ sai lệch tối đa của tổng thể - AUDR tỷ lệ sai lệch tối đa của tổng thể là tỷ lệ sai lệch cao nhất trong tổng thể có thể có mà KTV có thể chấp nhận được.
(3) Đánh giá kết quả mẫu:
- TH1: Nếu tỷ lệ sai lệch (AUDR) lớn hơn tỷ lệ sai lệch cho phép của tổng thể (TDR) thì kiểm toán viên kết luận rủi ro kiểm soát ban đầu liên quan tới hoạt động kiểm soát đang được kiểm tra là không đúng và KTV nên giảm độ tin cậy vào kiển soát nội bộ và gia tăng các thử nghiệm cơ bản.
- TH2: Nếu tỷ lệ sai lệch trên (AUDR) nhỏ hơn tỷ lệ sai lệch cho phép (TDR), KTV có thể kết luận rằng mức rủi ro kiểm soát ban đầu là đúng và KTV không cần mở rộng thử nghiệm cơ bản.
B10. Dan chứng bằng tài liêu trình tự lấy mẫu.
Kết thúc quá trình thực hiện, KTV sẽ dẫn chứng tất cả các khía cạnh quan trọng của các bước trước đó trong hồ sơ kiểm toán.
b, Thử nghiệm cơ bản
* Thủ tục phân tích
Phân tích có ý nghĩa ngoài việc đưa ra phạm vi kiểm tra chi tiết, bản thân nó cũng chỉ ra những sai sót. Cũng cần lưu ý rằng, các khoản mục có sự liên hệ nhau, sự phân tích khoản mục này có thể diển ra các khoản mục khác có liên quan có xảy ra sai sót hay không.
* Kiểm tra chi tiết số dư và nghiệp vụ - Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ:
Mục đích của kiểm tra chi tiết nghiệp vụ là để xác định xem các nghiệp vụ kế toán của khách hàng có được phê chuẩn đúng đắn hay không, có được ghi sổ và tổng hợp vào sổ nhật ký chính xác không và có được chuyển ghi vào sổ cái chính xác không.
-Kiểm tra chi tiết số dư:
Chú trọng xem xét kiểm tra chi tiết các số dư cuối kỳ ở sổ cái ghi bên bản cân đối tài sản hoặc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.