2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TYTNHH KIỂM TOÁN ACC_VIỆT NAM
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Kiểm toán - Tư vấn Định giá ACC_ Việt Nam, được Bộ Tài chính Việt Nam và Sở Ke hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Giấy phép hành nghề, Giấy phép thành lập và hoạt động theo Luật Kiểm toán. ACC_Việt Nam hoạt động theo Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 do Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 3 năm 2011, Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/03/2012 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Kiểm toán độc lập. Công ty Kiểm toán - Tư vấn Định giá ACC_Việt Nam ra đời theo quy định Nghị định số 133/2005/NĐ- CP ngày 31/10/2005 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004, dưới hình thức chuyển đổi mô hình hoạt động từ Công ty Hợp danh Kiểm toán - Tư vấn Việt Nam (ACC_Việt Nam) được thành lập từ năm 2005, chúng tôi tin tưởng rằng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp sẽ là kim chỉ nam cho dịch vụ kiểm toán, quyết toán vốn đầu tư, thẩm định giá, tư vấn tài chính và tư vấn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cho khách hàng.
Tên doanh nghiệp: Công Ty TNHH Kiểm Toán - Tư Vấn Định Giá Acc_Việt Nam (ACC_VIETNAM CO., LTD)
Mã số thuế: 0101991290 Đăng ký & quản lý bởi Chi cục Thuế Quận Ba Đình Trụ sở chính: Công Ty TNHH Kiểm Toán - Tư Vấn Định Giá ACC_Việt Nam - ACC_VIETNAM CO., LTD có địa chỉ tại Số 11/24 Đào Tấn - Phường Cống Vị - Quận Ba Đình - Hà Nội.
Một số kết quả đạt được trong những năm gần đây:
Khách hàng của công ty liên tục phát triển và rất đa dạng, với trên 300 khách hàng thường xuyên bao gồm tất cả các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề và lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế từ những doanh nghiệp hàng đầu trong các ngành nghề đến các doanh nghiệp mới xuất hiện trên thị trường, từ các công ty Nhà nước được xếp hạng đặc biệt, doanh n ghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến các công ty cổ phần, hợp đồng hợp tác kinh doanh, các dự án được tài trợ bởi các tổ chức
quốc tế và Chính phủ Việt Nam, các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng dân dụng...Với uy tín vốn có của mình, công ty thường xuyên được mời tham gia các hội đồng soạn thảo chuẩn mực kế toán, kiểm toán, tài chính của Việt Nam. Do đó, chúng tôi và các khách hàng của mình luôn được biết trước những thay đổi trong quy định về kế toán và thuế để đưa ra các kế hoạch hoạt động có hiệu quả cao nhất.
Ngoài văn phòng chính đặt tại Thành phố Hà Nội, Công ty Kiểm toán - Tư vấn Định giá ACC_Việt Nam đã phát triển được một hệ thống các văn phòng hoạt động rất hiệu quả tại cả 3 miền của đất nước bao gồm:
- Văn phòng miền Bắc được đặt tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hải Phòng, Thành phố Ninh Bình; Thành phố Thanh Hoá;
- Văn phòng miền Trung được đặt tại Thành phố Nghệ An; - Văn phòng miền Nam được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đặc điểm hoạt động của công ty TNHH Kiểm toán ACC_Việt
Nam
Công ty đã và đang phục vụ một số lượng lớn các khách hàng thuộc nhiều ngành nghề khác nhau tại Việt Nam trong nhiều năm.
•KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH -KỂ TOÁN
•KIỂM TOÁN QivTT TOAN CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DLJNG CO BĂN
•KỮM TOÁN Dự ÁN
-DAOTAOVATLVTN DỰNG
•Tư VÁN TẢI ClriNH DOANH NGHirp
•Tư VÁN ĐẢL' Tư VÀ KINH DOANH
•Tư VÁN HCTP NHẤT VÀ MUA LẠI DOANH NGfflTP
•ĐỊNH GLA -TỮ VÁN THUỂ
Tư VẤN THlT T LẠP VÁN PHÒNG ĐẠI DIỆN VÀ THÀNH LẠP DOANH NGHlT P
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ dịch vụ của A CC
lắp công nghiệp, dân dụng, giao thông..., do đó chúng tôi có rất nhiều kinh nghiệm
trong lĩnh vực này.
Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty ACC (PHỤC LỤC 1)
Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán Tư Vấn Định giá ACC_Việt
Nam theo mô hình chức năng, phân chia theo các phòng ban chức năng, mỗi phòng ban chịu trách nhiệm trong một lĩnh vực riêng độc lập nhằm hướng tới kế hoạch mục tiêu chung của Công ty đề ra:
- Hội đồng thành viên: Có chức năng, nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty
- Ban cố vấn: Có chức năng, nhiệm vụ xây dựng và sửa đổi các quy chế, quy định
về hoạt động của công ty; Định hướng phát triển cho công ty
- Ban Tổng Giám đốc: Có chức năng, nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động hàng ngày khác của Công ty.
- Ban kiểm soát: Có chức năng, nhiệm vụ giám sát các hoạt động kinh doanh, hệ
thống tài chính và việc thực hiện quy chế trong công ty
- Phòng hành chính: Phụ trách công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật; Xây dựng
tổ chức bộ máy hoạt động của cơ quan theo quy định của Nhà nước
- Phòng nhân sự: Có chức năng và nhiệm vụ hoạch định nguồn nhân lực; Tuyển dụng nguồn lao động cho công ty
- Phòng tài chính kế toán: Nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị một cách kịp thời, đầy đủ đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh;
- Phòng kiểm toán và tư vấn: Có chức năng và nhiệm vụ tư vấn với khách hàng về các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính hoặc xây dựng cơ bản
- Phòng thẩm định giá: Có chức năng và nhiệm vụ thẩm định, lập báo cáo, chứng
thư thẩm định giá tài sản, giá đất, giá trị doanh nghiệp
- Phòng tư vấn tài chính: Có chức năng và nhiệm vụ tư vấn tài chính giúp khách
hàng lập kế hoạch cho các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn.
- Phòng dịch vụ kế toán: Có chức năng và nhiệm vụ làm kế toán cho các khách hàng không tự làm kế toán mà đi thuê ngoài
- Phòng kiểm toán xây dựng cơ bản: Có chức năng và nhiệm vụ lập hồ sơ tham
Các văn phòng, chi nhánh: Có chức năng và nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng; Hoạt động dưới sự quy định và điều lệ công ty ban hành.
2.1.2 Quy trình tổ chức công tác kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán ACC_Việt Nam
2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán công ty TNHH Kiểm toán ACC_Việt Nam
Tổ chức đoàn kiểm toán, kiểm soát chất lượng kiểm toán của Công Ty TNHH Kiểm Toán - Tư Vấn Định Giá ACC_Việt Nam: Công Ty TNHH Kiểm Toán - Tư Vấn Định Giá ACC_Việt Nam hiện tại có 3 phòng kiểm toán, trong các cuộc kiểm toán thì mỗi phòng ban tự chịu trách nhiệm trong việc bố trí nhân sự và người trực tiếp sắp xếp tổ chức nhân sự là trưởng phòng. Do đặc thù về loại hình khách hàng của
mỗi phòng mà đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán cũng có những khác biệt, ngoài các KTV thì phòng kiểm toán dự án thường có thêm các kỹ thuật viên hỗ trợ cho công tác kiểm toán mảng xây dựng cơ bản. Hàng tuần trưởng phòng sẽ sắp xếp lịch làm việc và gửi cho các nhân viên trong phòng.
Mục đích của tổ chức đoàn kiểm toán: Nhằm giúp công ty tổ chức sắp xếp nhân lực phù hợp để thực hiện tốt nhất các hợp đồng kiểm toán.
Yêu cầu đối với đoàn kiểm toán: Đảm bảo về sự độc lập của cuộc kiểm toán phù hợp với chuẩn mực, đảm bảo đủ số lượng cũng như chất lượng KTV để thực hiện cuộc kiểm toán.
Quy trình công tác tổ chức đoàn kiểm toán: Bắt đầu từ khâu xem xét hợp đồng, Ban lãnh đạo sẽ xem xét khả năng con người về số lượng cũng như chất lượng để tổ chức một đoàn kiểm toán. Sau đó ban lãnh đạo sẽ bố trí các thành viên của đoàn kiểm
toán phù hợp với cuộc kiểm toán. Tùy thuộc vào quy mô, đặc thù cũng như loại hình khách hàng, mục tiêu và thời gian của cuộc kiểm toán mà số lượng thành viên của đoàn sẽ nhiều hay ít. Thông thường một cuộc kiểm toán sẽ bao gồm từ 6 đến 7 người trong đó có Trưởng đoàn kiểm toán, Kiểm soát viên, một trưởng nhóm, các KTV và các trợ lý kiểm toán. Để đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán Công ty có các quy định cụ thể rõ ràng và chi tiết về vai trò, trách nhiệm cũng như trình độ chuyên môn của từng thành viên trong đoàn kiểm toán như sau:
Lập kế Thực Kết
Trưởng đoàn kiểm toán: Có trách nhiệm
+ Xây dựng, trình Kiểm toán trưởng để trình Ban giám đốc phê duyệt kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán; chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch kiểm toán chi tiết.
+ Phân công nhiệm vụ cho các thành viên của đoàn, chỉ đạo điều hành Đoàn kiểm
toán thực hiện kiểm toán theo kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt;
+ Tổ chức thảo luận trong Đoàn kiểm toán để thống nhất ý kiến về việc đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị trong báo cáo kiểm toán;
Kiểm soát viên: Là người kiểm soát chung cuộc kiểm toán có trách nhiệm soát xét tài liệu kiểm toán, báo cáo kiểm toán, thư quản lý, rà soát toàn bộ giấy tờ làm việc
KTV chính: Có trách nhiệm
+ Trợ giúp Kiểm soát viên soát xét tài liệu kiểm toán, báo cáo kiểm toán, thư quản
lý. Báo cáo trực tiếp cho trưởng đoàn kiểm toán, kiểm soát viên, trưởng nhóm các vấn đề nghiệp vụ và nhân viên. Tham gia lập kế hoạch kiểm toán dưới sự trợ giúp của Chủ nhiệm kiểm toán và đưa Chủ nhiệm kiểm toán xem lại trước khi thực hiện cuộc kiểm toán.
+ Phân công việc kiểm toán đến từng phần hành công việc cho các KTV chính bậc
thấp hơn. Thực hiện soát xét các giấy tờ làm việc và các phần hành được thực hiện bởi KTV chính cấp dưới, trợ lý KTV.
Trợ lý kiểm toán: Có trách nhiệm
+ Báo cáo trực tiếp cho KTV chính, quản lý thời gian để đảm bảo hạn kiểm toán khi có yêu cầu. Ghi chép đầy đủ thời gian làm việc.
+ Thực hiện công việc kiểm toán theo từng phần hành cụ thể như đã được phân công.
Phương pháp tiếp cận kiểm toán
Phương pháp tiếp cận kiểm toán của Công Ty TNHH Kiểm Toán - Tư Vấn Định Giá ACC_Việt Nam được thiết lập trên cơ sở mô hình rủi ro của Công ty. Công ty tập trung sự hiểu biết về môi trường kinh doanh mà khách hàng hoạt động cũng như quy trình và thực tiễn kinh doanh ở doanh nghiệp này. Đó là việc kết hợp quy trình triển vọng kinh doanh của khách hàng và phân tích rủi ro đặc thù, từ đó cho phép thiết
lập cơ sở cho công việc kiểm toán dựa trên sự hiểu biết toàn diện về ngành nghề kinh
doanh và chiến lược kinh doanh tầm xa của khách hàng.
b, Quy trình kiểm toán của Công Ty TNHH Kiểm Toán - Tư Vấn Định Giá ACC_ Việt Nam
Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính nói chung tại Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán Báo Cáo Tài Chính của ACC Việt
(1) Lập kế hoạch kiểm toán
* Lâp kế hoạch kiểm toán chiến lươc: trưởng đoàn kiểm toán cùng các thành viên có kinh nghiệm trong nhóm kiểm toán cùng các tham gia tiến hành. Mục đích của bước công việc này là thiết lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và khoanh vùng rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu, đồng thời trao đổi các vấn đề quan trọng với nhóm kiểm toán để hướng dẫn họ thực hiện chương trình kiểm toán.
- Tìm hiểu về HTKSNB: KTV là người tiến hành để thu thập hiểu biết về các thủ tục kiểm soát nội bộ liên quan đến cuộc kiểm toán như môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin và giao tiếp, thủ tục kiểm soát, và giám sát các thủ tục kiểm soát. Đồng thời KTV cũng tiến hành đánh giá công tác thiết kế các thủ tục kiểm soát và kiểm chứng việc thực hiện các thủ tục kiểm soát này trong thực tế.
- Tìm hiểu về chu trình kế toán: xem xét cách thức các chu trình kinh doanh được xử lý, tầm quan trọng của các chu trình kinh doanh, ghi chép các thủ tục kiểm toán đối với từng chu trình kinh doanh, môi trường và các thủ tục kiểm soát liên quan đến việc xử lý bằng máy vi tính, cách thức khách hàng ứng phó với các rủi ro phát sinh từ việc áp dụng hệ thống thông tin hiện đại, cách lập BCTC và các thủ tục kiểm soát cần thiết để nhận biết và đánh giá rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu trong BCTC, kết luận về độ tin cậy của quy trình xử lý thông tin tài chính.
- Thực hiện những thủ tục phân tích sơ bộ: nhằm có được hiểu biết về khách hàng
và môi trường hoạt động của họ cũng như giúp các KTV nhận diện được các số dư bất thường, cũng như khoanh vùng được các rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu của BCTC.
Xác định mức trọng yếu: KTV quyết định mức trọng yếu ban đầu căn cứ vào sự hiểu biết khách hàng, môi trường hoạt động của họ, đánh giá về rủi ro chấp nhận hợp
đồng kiểm toán.
* Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết:
Tổng hợp đánh giá rủi ro và kế hoạch kiểm toán: Do trường đoàn kiểm toán, trưởng phòng kiểm toán và KTV thực hiện nhằm nhận diện rủi ro (bằng các thủ tục kiểm soát có liên quan đến các rủi ro, và xem xét các số dư tài khoản hoặc giải trình trong BCTC). Đồng thời tiến hành xem xét các rủi ro co thể gây ra sai phạm trọng yếu đối với BCTC, ghi chép các phát hiện và đánh giá rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu trong BCTC.
Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết: KTV và trưởng phòng kiểm toán tiến hành thực hiện thông qua xem xét những thủ tục kiểm toán cần thực hiện để nhận biết được các lỗi tiềm tàng của các số dư tài khoản, giải trình nhằm phát hiện sai phạm trọng yếu có thể phát sinh trong số dư tài khoản hoặc giải trình đã không được phát hiện và sửa chữa bởi HTKSNB. Thủ tục kiểm tra cơ bản bao gồm kiểm tra chi tiết, thủ tục phân tích cơ bản, hoặc kết hợp cả hai.
Tổng hợp và thảo luận và thảo luận về kế hoạch kiểm toán: Được thực hiện bởi KTV và trưởng phòng kiểm toán, với sự phê chuẩn của trưởng đoàn kiểm toán nhằm mô tả phạm vi và quy trình thực hiện hợp đồng kiểm toán, đánh dấu tất cả các vấn đề quan trọng, các vấn đề phát hiện được cũng như các quyết định căn cứ vào độ tin cậy của HTKSNB, cung cấp bằng chứng cho thấy KTV đã lập kế hoạch phù hợp với hợp đồng kiểm toán và có phản ứng kịp thời đối với các rủi ro và các vấn đề liên quan đến
hợp đồng kiểm toán.
(2) Thực hiện kiểm toán
Thực hiện thủ tục kiểm toán trọng yếu:
Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát: Giúp KTV có thể kết luận về hiệu quả của HTKSNB và xem xét liệu KTV có thể tin tưởng vào HTKSNB của doanh nghiệp hay
đánh giá kết quả đạt được: Gồm 2 loại là thủ tục phân tích cơ bản và kiểm tra chi tiết.
Đánh giá tổng thể về các sai sót được phát hiện và phạm vi kiểm toán:
Trưởng nhóm kiểm toán và kiểm toán viên chính xem xét lại tổng thể các sai sót đã phát hiện được, thảo luận các phương án điều chỉnh và chuẩn bị trao đổi với ban lãnh đạo khách hàng. Thực hiện việc kiểm tra BCTC thảo luận với ban lãnh đạo của khách hàng các phát hiện và đề xuất giải pháp khắc phục, đồng thời đề xuất bút toán điều chỉnh sau đó Trưởng đoàn kiểm toán và Kiểm soát viên sẽ soát xét lại nhằm xem
xét lại toàn bộ BCTC để đưa ra quyết định về sự nhất quán của báo cáo, về khả năng