Kết thúc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán

Một phần của tài liệu 622 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục và các khoản tương đương tiền trong qy trình kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH kiểm toán ACC việt nam thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 37 - 41)

1.6 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀNVÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG

1.6.3 Kết thúc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán

a, Xem xét các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ

(VAS 560-Các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ lập BCTC)

Các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ lập báo cáo tài chính là những sự kiện có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính đã phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày khóa sổ lập báo cáo tài chính đến ngày kỳ báo cáo kiểm toán, và các sự kiện được phát hiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán. KTV phải xem xét ảnh hưởng của các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ lập báo cáo tài chính đối với báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán. Theo VAS 23 - các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm,có hai loại sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ:

- Các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ cần điều chỉnh báo cáo tài chính

Đây là các sự kiện cung cấp thêm bằng chứng về các sự kiện đã tồn tại vào ngày kết thúc niên độ, và có ảnh hưởng đến các đánh giá trong quá trình lập báo cáo tài chính, do đó cần phải điều chỉnh báo cáo tài chính.

- Các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ không cần điều chỉnh BCTC

Đây là các sự kiện chỉ thực sự xảy ra sau ngày kết thúc niên độ , nên không cần điều chỉnh báo cáo tài chính . Tuy nhiên, nếu các sự kiện này là trọng yếu, doanh nghiệp phải trình bày trên Thuyết minh báo cáo tài chính về nội dung và số liệu của sự kiện, ước tính ảnh hưởng về tài chính của sự kiện đó hoặc nêu lý do không thể ước tính được ảnh hưởng này, theo yêu cầu của VAS 23, đoạn 19.

b, Xem xét giả thiết về tính liên tục trong hoạt động của doanh nghiệp

Do yêu cầu của chuẩn mực kế toán nên KTV cần xem xét lại về giả thiết hoạt động liên tục mà doanh nghiệp sử dụng trong năm lập báo cáo tài chính. Chuẩn mực kiểm toán VIệt Nam số 570 - hoạt động liên tục (VSA- 570) quy định: “ Khi lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán cũng như khi đánh giá và trình bày ý kiến nhận xét trong báo cáo kiểm toán, KTV và công ty kiểm toán phải luôn xem xét sự phù hợp của giả định “hoạt động liên tục” mà doanh nghiệp đã sử dụng để lập và trình bày báo cáo tài chính”

c, Xem xét các khoản nợ tiềm tàng

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 18 - Các khoản nợ dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng,nợ tiềm tàng được định nghĩa là: Nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của nghĩa vụ nợ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được.

* Xem xét các khoản nợ tiềm tàng - VAS 18

+ Nếu nghĩa vụ nợ chắc chắn xảy ra và giá trị có thể ước tính được một cách đáng tin cậy thì doanh nghiệp phải ghi nhận một khoản dự phòng vào ngày kết thúc niên độ.

+ Nếu nghĩa vụ nợ chưa chắc chắn xảy ra hoặc giá trị không thể ước tính được một cách đáng tin cậy thì doanh nghiệp phải khai báo về khoản nợ tiềm tàng trên Thuyết

minh báo cáo tài chính, vì nó có ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính , và nếu nó thực sự xảy ra thì sẽ có ảnh hưởng thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

+ Nếu khả năng xảy ra nghĩa vụ nợ là rất thấp, doanh nghiệp không cần khai báo trên Thuyết minh báo cáo tài chính. Việc đánh giá về các nghĩa vụ nợ có thể xảy ra để có quyết định xử lý đúng đắn đòi hỏi sự xét đoán nghề nghiệp của KTV.

d, Đánh giá tổng quát kết quả kiểm toán

Trước khi lập báo cáo kiểm toán, KTV cần phải đánh giá tổng quát về các kết quả thu thập được. Công việc này nhằm soát xét lại toàn bộ quá trình kiểm toán, kết quả thu được và cân nhắc các cơ sở để đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính.

e, Lập báo cáo kiểm toán

* Khái quát về báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính

Báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính về thưc chất là một bảng thông báo về kết quả của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính cho người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính;

* Ý nghĩa của báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính

Đối với KTV, báo cáo kiểm toán là tài liệu trình bày các kết luận sau cùng về BCTC được kiểm toán, nên phải kết tinh được toàn bộ công việc mà họ tiến hành, và là sản phẩm cung cấp cho xã hội, nên họ phải chịu trách nhiệm về ý kiến của mình.

Đối với người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán là căn cứ để họ đánh giá các thông tin này và đưa ra các quyết định kinh tế. Để đảm bảo vai trò này, báo cáo phải rõ ràng dễ hiểu để không gây hiểu lầm

Đối với doanh nghiệp được kiểm toán, trong một số trường hợp, báo cáo kiểm toán cùng với thư quản lý còn là căn cứ để đánh giá và cải tiến hoạt động của đơn vị nói chung, công tác kiểm soát nôi bội và công tác kế toán tài chính nói riêng.

* Các loại hình báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính

- Báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần

Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần được đưa ra trong trường hợp KTV và công ty kiểm toán cho rằng báo cáo phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh

trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán, và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành

- Báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận từng phần

Báo cáo kiểm toán với chấp nhận từng phần được phát hành trong trường hợp KTV và công ty kiểm toán cho rằng báo cáo tài chính chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị nếu không bị ảnh hưởng của yếu tố tùy thuộc (hoặc ngoại trừ) mà KTV đã nêu ra trong báo cáo kiểm toán

- Báo cáo kiểm toán với ý kiến không chấp nhận

Báo cáo này được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất với giám đốc là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục đến mức độ mà các KTV cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chất và mức độ sai sót trọng yếu của báo cáo tài chính

- Báo cáo kiểm toán từ chối nhận xét

Báo cáo kiểm toán từ chối nhận xét được đưa ra trong trường hợp hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc việc thiếu thông tin liên quan đến một số liệu lớn các khoản mục tới mức mà KTV không thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính.

Như vậy, qua chương 1, chúng ta đã hiểu rõ hơn về các thuật ngữ liên quan đến quy trình kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền. Từ đó có thể hiểu sâu sắc về những cơ sở lý luận của quy trình này, hỗ trợ tối đa trong việc so sánh với thực trạng quy trình kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty TNHH Kiểm toán ACC Việt Nam áp dụng sẽ được trình bày ở chương 2.

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ACC VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 622 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục và các khoản tương đương tiền trong qy trình kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH kiểm toán ACC việt nam thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w