Đối với Nhà Nước: Kiểm toán BCTC giúp cho Nhà nước kiểm tra, giám sát các khoản thu nộp ngân sách nhà nước, đặc biệt là các khoản thuế theo quy định của pháp
luật. Bên cạnh đó, nó còn giúp đối tượng sử dụng ngân sách nhà nước tuân thủ quy định về mặt thủ tục, trình tự, chi đúng mục đích, đối tượng, định mức được duyệt. Một mặt tăng nguồn thu đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu ngân sách nhà nước, một mặt trả lại bình đẳng môi trường kinh doanh các tổ chức trong và ngoài quốc doanh
Đối với doanh nghiệp được kiểm toán: Thứ nhất, giúp lãnh đạo thấy được sai sót trong quản lý tài chính và giúp doanh nghiệp nhận ra nghĩa vụ phải thực hiện đúng các quy định về pháp luật. Thứ hai, nó còn giúp đội ngũ cán bộ chuyên môn thấy được sai sót của mình. Thứ ba, giúp đơn vị được kiểm toán loại bỏ chi phí không đúng để tiết kiệm cho doanh nghiệp. Cuối cùng, việc kiểm toán giúp đơn vị hoàn thành và nâng cao được hệ thống kiểm sóat nội bộ, góp phần hạn chế những sai sót về mặt hạch toán hay quản lý, nâng cao uy tín doanh nghiệp.
* Vai trò kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền
Giúp doanh nghiệp nhận được được điểm yếu kém trong quá trình thu tiền và chi tiền. Nếu như doanh nghiệp chưa xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ mạnh thì khả năng tiền bị tham ô, chiếm dụng giữa các nhân viên sẽ tăng;
Phát hiện kịp thời các sai sót trọng yếu về số dư tiền ảnh hưởng đến BCTC của doanh nghiệp;
Giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng hạch toán kế toán đúng kì, đúng bản chất các khoản tương đương tiền, nghiệp vụ, không bị bỏ sót hay hạch toán nhầm bất kì giao dịch nào