1.6 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀNVÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG
1.6.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và thực hiệncác phương pháp kiểm toán
* Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền và tương đương tiền
Sự hiện hữu: Số dư tiền và tương đương tiền trên BCTC thực tế phải tồn tại
Sự đầy đủ: Toàn bộ số dư tiền và các khoản tương đương tiền trong thực tế phải đúng như trên BCTC
Quyền và nghĩa vụ: Doanh nghiệp có quyền sở hữu về mặt pháp lý đối với khoản mục tiền và tương đương tiền
Sự đánh giá: Số dư tài khoản tiền và tương đương tiền được ghi phù hợp với giá được xác định theo Chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành;
Chính xác: Tính toán liên quan dến số dư và số phát sinh liên quan là đúng
Trình bày và thuyết minh: Các khoản mục tiền và tương đương tiền phải được trình bày đúng theo quy định, tiền trình bày trên Bảng cân đối kế toán là số tổng hợp tiền, còn số dư tiền chi tiết được trình bày ở thuyết minh
1.6 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNGTIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Lập kế hoạch kiểm toán
Kết thúc kiểm
Sơ đồ 1.4: Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
1.6.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện các phương phápkiểm toán kiểm toán
Việc lập kế hoạch kiểm toán đã được quy định rõ trong các Chuẩn mực kiểm toán hiện hành. Trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 cũng nêu rõ: “Kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần lập kế hoạch kiểm toán để có thể đảm bảo được rằng cuộc kiểm toán đã được tiến hành một cách có hiệu quả”.
Bước 4: Thực hiện các thủ tục phân tích Bước 5: Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro Bước 6: Lập kế hoạch kiểm toán
Nội dung cơ bản của các bước:
Bước 1: Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán
Thứ nhất: Với khách hàng tiềm tàng thì phải có sự liên lạc giữa kiểm toán viên với khách hàng này khi họ yêu cầu kiểm toán. Trên cơ sở yêu cầu kiểm toán của họ, kiểm
toán viên phải đánh giá liệu có chấp nhận yêu cầu đó hay không. Còn đối với khách hàng hiện tại, kiểm toán viên phải quyết định liệu có tiếp tục hay không?
Thứ hai: Trên cơ sở đã xác định được đối tượng khách hàng, công ty kiểm toán sẽ tiến hành các công việc bao gồm: đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện các lý do kiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán và ký hợp đồng kiểm toán.
- Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán:
+ Xem xét tính liêm chính của Ban Giám đốc công ty khách hàng. + Liên lạc với kiểm toán viện tiền nhiệm
- Nhận diện lý do kiểm toán của công ty khách hàng - Lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên
- Hợp đồng kiểm toán
Bước 2: Thu thập thông tin sơ bộ và nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
- Thu thập thông tin sơ bộ
Sau khi ký hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên bắt đầu kế hoạch kiểm toán, theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300-lập kế hoạch kiểm toán-trong giai đoạn này, kiểm toán viên thu thập hiểu biết về ngành nghề, công việc kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán, kiểm soát nội bộ và các bên liên quan để đánh giá
rủi ro và lên kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên đánh giá khả năng có những sai sót trọng yếu, đưa ra đánh giá ban đầu về mức trọng yếu và thực hiện các thủ tục phân tích để xác định thời gian cần thiết để thực hiện kiểm toán và việc mở rộng các thủ tục kiểm toán khác.
Bước 3: Tìm hiểu hệ thống KSNB và rủi ro kiểm soát
Tùy vào loại hình hoạt động, mục tiêu và quy mô của công ty mà hệ thống kiểm soát nội bộ được sử dụng khác nhau, nhưng nói chung, hệ thống này cần có 5 thành phần như sau:
Môi trường kiểm soát: Là những yếu tố của công ty ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ và là các yếu tố tạo ra môi trường mà trong đó toàn bộ thành viên của công ty nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Biện pháp xác định rủi ro: Dù cho quy mô, cấu trúc, loại hình hay vị trí địa lý khác nhau, nhưng bất kỳ công ty nào cũng có thể bị tác động bởi các rủi ro xuất hiện từ các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài.
Các yếu tố bên trong: Đó là sự quản lý thiếu minh bạch, không coi trọng đạo đức nghề nghiệp, chất lượng cán bộ thấp, sự cố hỏng hóc của hệ thống máy tính, trang thiết bị, hạ tầng cơ sở, tổ chức và cơ sở hạ tầng không thay đổi kịp với sự phát triển, mở rộng của sản xuất,...
Các yếu tố bên ngoài: Đó là những tiến bộ công nghệ làm thay đổi quy trình vận hành; thói quen của người tiêu dùng về các sản phẩm/dịch vụ; xuất hiện yếu tố cạnh tranh không mong muốn ảnh hưởng đến giá cả và thị phần .
Yếu tố giám sát và thẩm định: Đây là quá trình theo dõi và đánh giá chất lượng thực hiện việc kiểm soát nội bộ để đảm bảo nó được triển khai, điều chỉnh khi môi trường thay đổi, cũng như được cải thiện khi có khiếm khuyết.
Bước 4: Thực hiện các thủ tục phân tích
Thủ tục phân tích bao gồm phân tích ngang, phân tích dọc
Bước 5: Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro
Theo VAS 320, Quy trình xác định mức trọng yếu tóm gọn xây dựng như sau:
+ Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu
+ Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục
+ Ước tính sai sót trong từng khoản mục
+ Ước tính mức sai sót tổng hợp
+ So sánh mức sai sót tổng hợp với ước tính ban đầu về trọng yếu (có thể có sự điều chỉnh)
- Đánh giá rủi ro: Rủi ro kiểm toán (AR), rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát (CR), rủi ro phát hiện (DR)
Mối quan hệ: AR = IR*CR*DR
của KTV về rủi ro tiềm tàng Trung bình Thâp Trung bình Cao
Mức rủi ro kiểm soát ban đầu
Mức độ tin cậy theo kết quả
mẫu
Rủi ro khi rủi ro kiểm soát quá
thấp Tỷ lệ sai lệch cho phép Thấp Trung bình Cao Tối đa Cao Thấp hoặc TB Thấp Không 5 - 10% 10% 10% 2 - 5% 6 - 10% 11 - 20% Không thử nghiệm kiểm soát
* Bước 6: Lập kế hoạch kiểm toán
Soạn thảo hợp đồng và ký kết, sau đó thiết kế chương trình kiểm toán phù hợp với đơn vị