2.2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀNVÀ CÁC KHOẢN
2.2.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán
a, Giai đoạn chuẩn bị và tìm hiểu về đơn vị khách hàng
Những giai đoạn chuẩn bị được thể hiện theo thứ tự như sau:
Sơ đồ 2.3: Các giai đoạn chuẩn bị kiểm toán khoản mục tương đương tiền
* Xác định khả năng đồng ý kiểm toán
ACC sẽ xác địnhđây là khách hàng cũ hay mới của Cty. Nếu là khách hàng mới, ACC dành nhiều thời gian hơn trong việc tìm hiểu mối quan hệ của khách hàng mới, liệu KH đó có độc lập với các thành viên trong công ty ACC không, đi sâu vào tìm
hệ thống chính sách kế toán, tình hình kinh doanh, tài sản, vốn, nguồn lao động, phân
khúc thị trường, nguyên nhân chọn ACC kiểm toán. Sau khi có kết quả về việc tìm hiểu đó, ACC sẽ đưa ra nhận định về việc đồng ý kiểm toán hay không. Còn với các đối tác đã được ACC hợp tác trước đây thì chủ yếu việc phải làm là xem xét sự biến động về tình hình đối tác trong và sau cuộc kiểm toán năm trước. Ví dụ như xem xét có sự thay đổi về ban lãnh đạo, chính sách hay không. Việc tiếp tục hợp tác với khách
hàng trước đây tuyệt đối không phép được chủ quan bởi nó có thể ảnh hưởng đến uy tín ACC do nguy cơ từ sự thân thuộc tác động đến.
* Đưa ra lý do kiểm toán
* Hợp đồng kiểm toán.
Sau việc điều tra từ nhiều góc. độ một cách cẩn trọng về doanh nghiệp. KTV bắt đầu soạn thảo hợp đồng gửi cho đối tác để cả 2 bên cùng nhất trí về các điều khoản khi tiến hành, trong đó xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán và các vấn đề có liên quan khác. Hợp đồng kiểm toán yêu cầu có đủ các điều khoản chung theo quy định của hợp đồng kinh tế.
* Chọn thành viên thực hiện
Ở ACC, tùy vào từng chi phí cũng như tính chất của hợp đồng thì Giám đốc sẽ phân công thành viên thực hiện thích hợp. Thường đối với các hợp đồng với chi phí kiểm toán cao hay với các đối tác lần đầu hợp tác với ACC mà có các khoản mục có giá trị lớn và biến động mạnh thì tổng số thành viên sẽ tăng thêm để giảm thiểu rủi ro
kiểm toán. Đặc biệt, với các đối tác lớn và hợp tác lần đầu thì người đứng ra chịu trách nhiệm cho vị trí trưởng đoàn thường là giám đốc. Sở dĩ như vậy là do ACC muốn tạo niềm tin và sự tin tưởng đối với Cty đối tác nói riêng và với tất cả các bên sử dụng BCTC nói chung.
b, Tìm hiểu hệ thống KSNB đối với tiền và các khoản tương đương tiền
KTV tập hợp bằng chứng về KSNB đối với khoản mục tiền và các khoản .tương đương tiền để làm Work Paper. Dựa vào tìm hiểu cụ thể và chi tiết về KSNB, công ty sẽ đánh giá được rủi ro. của đối tác. Đây chính là nền tảng cho KTV có thể lập ra các thủ tục .phân .tích sau này. Có 3 nguyên tắc sử dụng khi khảo sát kiểm soát nội bộ
một người không được phép đảm nhận nhiều chức vụ liên đới trong Công ty, chẳng hạn như nhân viên thủ quỹ sẽ không đồng thời được làm kế toán tiền. Thứ hai là nguyên tắc phân công phân nhiệm, có nghĩa là phải có sự tách rời giữa công việc và trách nhiệm của một cá nhân hay bộ phận để đảm bảo rằng không một ai được phép thực hiện một công việc từ đầu đến cuối. Cuối cùng là nguyên tắc “Ủy quyền, phê chuẩn”. Mục đích chính là kiểm tra liệu các chứng từ, phiếu chi và thu của doanh nghiệp có dấu phê duyệt chưa.
Các phương pháp cũng như thủ tục kiểm toán được ACC sử dụng là:
Phóng vạn nhà quản lý, trưởng
phòng, kê toán tniởng và một sô nhân viên phòng ban khác nhau
Phương pháp tìm hieu hệ thống kiểm soát
nội bộ
Kiếm tra các loại chửng tự, sỗ cái, sỗ nhật ki, sổ chi tiết, phiếu hạch
toán,...
Quan sát các hoạt động kiểm soát và việc vận hành nó
Sơ đồ 2.4: Phương pháp tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ
Và các cách tiến hành kiểm tra hệ thống KSNB
- Tìm hiểu về thiết kế hê thống KSNB
+ Tìm hiểu về môi trường kiểm soát + Đánh giá các rủi ro
+ Thiết lập các hoạt động cho việc kiểm soát
+ Về thông tin và truyền thông của đối tác: thông tin KTV của ACC sẽ phải tìm hiểu cách mà kế toán tiền ghi nhận, chỉnh sửa các nghiệp vụ vào sổ cái, sử dụng hạch
toán theo thủ công hay đã có phần mềm, ước tính kế toán trong các khoản chi tiền đã phù hợp với quy chế và đầy đủ các chứng từ, hóa đơn chưa? Sau đó KTC của ACC sẽ tìm hiểu việc truyền thông bằng cách xác định vai trò, bộ phận chủ chốt khi thông tin cần được truyền lên cấp trên hay khi cung cấp cho đối tượng ngoài Cty. Nếu phát hiện có sai phạm do cấp trên của mình gây ra thì nhân viên sẽ tìm ai để báo cáo
+ Tìm hiểu quy trình giám sát kiểm soát: Cty ACC sẽ kiểm tra xem xét sự giám sát của ban giám đốc, hay trưởng phòng bộ phận có liên quan đến lập BCTC. Mục đích KTV là hiểu phương thức nhà quản lý sử dụng thông tin trong BCTC cuối tháng
hay cuối quý để nhận xét đánh giá tình hình kinh doanh của Cty và nếu như nhà quản
lý có phát hiện lỗi sai trong BCTC thì liệu có sự truyền thông các sai phạm đến nhân viên cũng như yêu cầu sữa lỗi không? Và nhà quản lý có giám sát nhân viên sửa chữa
lỗi sai đó không?
+ Khảo sát về việc áp dụng các quy định: Mục đích là đánh giá về việc vận dụng quy chế về khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của đối tác có diễn ra liên tục không
- Tiến hành tìm hiểu hê thống KSNB cho chi tiết khoản mục:
+ Với tiền mặt: Kiểm tra xem doanh nghiệp đã thực hiện theo đúng quy chế nội bộ
về các khoản chi tiêu hay chưa? Liệu cách cất giữ tiền mặt trong két hiện tại đã an toàn hay chưa?
+ Với tiền gửi ngân hàng: Kiểm tra bộ phận thực hiện đối chiếu tiền gửi ngân hàng
có độc lập so với ngân hàng hay không để tránh xảy ra gian lận. Việc sử dụng cũng như phê duyệt Séc đã tuân theo quy định chưa
+ Với tiền đang chuyển: Kiểm tra sự hợp pháp, đầy đủ của giấy tờ liên quan việc chuyển tiền, và dấu hiệu phê chuẩn ở trên đó.
+ Với các khoản tương đương tiền: Kiểm tra sự phân loại trên BCĐKT để xem liệu đối tác đã phân loại khoản mục đó có đúng là tương đương tiền hay không? Cụ thể nếu đó là khoản tiền gửi, cho vay ngắn hạn thì xem xét các hợp đồng tiền gửi, cho
vay có thời gian đáo hạn < 3 tháng thì mới đc xếp vào các khoản tương đương tiền. Sau khi có kết quả từ các thủ tục trên, tiếp theo KTV ACC sẽ thiết kế cụ thể nội dung, kế hoạch cũng như giới hạn cho các thủ tục tiếp theo. Và kết quả quá trình đó sẽ được thể hiện trên bảng câu hỏi.
c, Tiến hành các thủ tục phân tích, sơ bộ
Ở ACC việc phân tích sơ bộ thường được thực hiện đối với tùy đối tượng khách hàng mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của KTV để ra quyết định về việc phân tích này. Các KTV của ACC thường sử dụng kĩ thuật phân tích ngang, so sánh dọc và mối
cũng như sự biến đổi qua các năm. Và từ đó rút ra được cái nhận xét sơ bộ tình hình kinh doanh của đối tác.
Mức rủi ro và mức trọng yếu
Đánh giá rủi ro: Việc đánh giá rủi ro chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và xét đoán của KTV, thông qua quá trình tìm hiểu HTKSNB cùng với mức độ ảnh hưởng của khoản mục chi phí trên BCTC.
Xác định mức. trọng iyếu: Việc đo lường này được KTV lựa chọn phụ thuộc vào chỉ tiêu: Lợi nhuận trước thuế, tổng tài sản, vốn CSH, hoặc doanh thu.