Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 47)

2.1.Khái quát tình hình hoạt động của Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Nam

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thành lập ngày 01/04/1963 trên cơ sở của Cục Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 115/CP ngày 31/10/1962 của Hội đồng Chính phủ.

Qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng Ngoại thương đã góp phần tích cực vào việc phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước. Ngân hàng Ngoại thương đã từng bước thay đổi để thích nghi với cơ chế mới, cơ chế thị trường và có những đóng góp đáng kể cho quá trình phát triển đất nước bằng việc huy động vốn trong xã hội để đầu tư phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thực thi chính sách tiền tệ cũng như chính sách ngoại hối theo định hướng của Nhà nước.

Sau khi đất nước thống nhất cho đến cuối những năm 80 của thế kỷ 20, từ một ngân hàng trực thuộc Cục ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt nam, Ngân hàng Ngoại thương đã tách ra hoạt động độc lập và xác lập cho mình một hệ thống ngân hàng chuyên nghiệp hoạt động đối ngoại thống nhất trong cả nước, gồm Hội sở Trung ương ở Hà nội và 11 chi nhánh ở các địa bàn trọng yếu.

Thời kỳ 1986 đến nay là thời kỳ đổi mới trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và của Ngân hàng Ngoại thương nói riêng khi Nhà nước tách hệ thống ngân hàng thành hai cấp. Thời kỳ này

Ngân hàng Ngoại thương thay đổi hẳn phương pháp quản lý, tập quán kinh doanh và tư duy kinh tế và đã chuyển sang kinh doanh theo cơ chế thị trường một cách tin tưởng và vững vàng. Ngân hàng Ngoại thương không chỉ là ngân hàng đầu tiên áp dụng mô hình quản lý vốn tập trung mà còn là ngân hàng Việt nam đầu tiên tham gia thị trường tiền tệ quốc tế.

Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển Ngân hàng Ngoại thương đã từng bước khẳng định vị trí hàng đầu của mình trong nhiều lĩnh vực như thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại hối, phát hành thẻ, ứng dụng công nghệ tiến tiến vào trong hoạt động ngân hàng… và cũng là ngân hàng có nguồn vốn vào loại lớn nhất Việt nam.

Là một trong những thành viên đầu tiên của Hiệp hội Ngân hàng Việt nam vào năm 1994, từ đó đến nay Ngân hàng Ngoại thương đã là thành viên của nhiều hiệp hội quốc tế như Hiệp hội ngân hàng Châu á, ASEAN Pacific Bankers Club, tổ chức thanh toán toàn cầu Swift, tổ chức thẻ quốc tế Visa Card, Master Card.

Với bề dày kinh nghiệm và thành tích hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng cùng với một đội ngũ cán bộ nhiệt tình, tinh thông nghiệp vụ, từ năm 1996 đến 2001 Ngân hàng ngoại Thương được ngân hàng Chase Manhattan trao tặng chứng nhận “Chất lượng dịch vụ tốt nhất” và trong năm năm liên tục từ 2000 đến 2004 được tạp chí có uy tín trên thế giới - The Banker bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt nam”.

Song song với phát triển các nghiệp vụ và các sản phẩm ngân hàng, Ngân hàng Ngoại thương tiếp tục mở rộng hệ thống mạng lưới chi nhánh nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng. Đến nay, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã phát triển thành một hệ thống vững mạnh bao gồm:

- 59 chi nhánh và 78 phòng giao dịch trên toàn quốc;

- 01 công ty chứng khoán, 01 công ty cho thuê tài chính, 01 công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) và 01 trung tâm đào tạo;

- 01 công ty tài chính ở Hongkong và 3 văn phòng đại diện ở nước ngoài;

- Góp vốn cổ phần vào 05 liên doanh, 07 tổ chức tín dụng và 10 tổ chức kinh tế.

2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Kể từ khi thành lập, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam luôn giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh tế đối ngoại, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu và mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư của đất nước. Dù chỉ với mạng lưới chi nhánh không lớn được đặt tại các khu kinh tế trọng điểm và số lượng nhân viên không nhiều nhưng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam luôn duy trì được thế mạnh trong thanh toán quốc tế, ngoại hối, tài trợ thương mại, huy động vốn và đầu tư trong nền kinh tế. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng là ngân hàng đi đầu trong việc giới thiệu các sản phẩm mới vào thị trường Việt Nam đồng thời đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào các dịch vụ ngân hàng.

2.1.2.1. Nguồn vốn

Trong những năm qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã đổi mới căn bản cơ chế huy động vốn đi liền với việc đổi mới phương pháp quản lí vốn tập trung, chủ động tìm kiếm các biện pháp thu hút vốn ngoài thị trường và trở thành một trong những ngân hàng thương mại Nhà nước có nguồn vốn lớn nhất Việt Nam.

Nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong thời gian qua tăng trưởng liên tục. Năm 2002 tốc độ tăng là 5.8%, năm 2003 là 19%, 2004 là 22.8%; 2005 là 19.8% ; 2006 là 23.3% và năm 2007 là 14,1%. Với kết quả này, liên tục trong các năm qua NHNT là một trong số 3 ngân hàng có tổng tích sản lớn nhất tại Việt Nam. Từ năm 2002 đến 2007, bình quân nguồn vốn tăng trưởng với tốc độ hơn 17% đạt trên 196 nghìn tỷ quy VNĐ tính đến 31/12/2007. Kết quả này phản ánh khả năng cạnh tranh cao của NHNT trong hoạt động huy động vốn, ngân hàng đã đạt được tốc độ tăng trưởng huy động vốn vừa cao vừa ổn định trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã luôn được chú trọng, thường xuyên đổi mới công nghệ và phát triển các sản phẩm mới, chuẩn bị các tiền đề để sớm hoà nhập với bên ngoài. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã triển khai thành công trên toàn hệ thống phần mềm VCB-Vision 2010, đây là nền tảng để phát triển hàng loạt các hệ thống ứng dụng tích hợp; đa hệ thống giao dịch tự động (ATM) vào sử dụng góp phần cải thiện văn minh thanh toán; triển khai dịch vụ ngân hàng trực tuyến (VCB-Online) cho phép khách hàng gửi tiền ở một nơi, rút tiền ở nhiều nơi có Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Nhờ tận dụng tối đa khả năng về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin nên các sản phẩm dịch vụ hiện đại lần lượt ra đời như: VCB Money, Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking với số lượng khách hàng tăng đột biến (1,5 triệu khách hàng thẻ ATM, 30.000 khách hàng sử dụng Internet Banking, 5.000 khách hàng sử dụng SMS Banking). Đồng thời ngân hàng luôn chú trọng đến chính sách khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, vì vậy ngày càng thu hút nhiều khách hàng gửi tiền vào ngân hàng làm gia tăng nguồn vốn huy động.

Bảng 2.1. Nguồn vốn huy động của NHNT (2003-2007) Đơn vị: Tỷ đồng 2003 2004 2005 2006 2007 Giá trị 2003/2002 (%) Giá trị 2004/2003 (%) Giá trị 2005/2006 (%) Giá trị 2006/2005 (%) Giá trị 2007/2006 (%) Tổng nguồn vốn 97.521 19,01 119.744 22,79 138.665 19,80 171.862 23,30 196.117 14,10 Vốn huy động Tỷ trọng 75.811 77,74% 21,83 88.544 73,94% 16,80 109.221 78,77% 23,35 123.300 71,74% 18,91 145.438 74,16% 11,80 Vốn khác Tỷ trọng 21.710 22,26% 10,01 27.200 26,06% 25,28 29.444 21,23% 8,30 48.562 28,26% 64,93 50.679 25,84% 10,43

(Nguồn : Báo cáo thường niên, NHNT Việt Nam)

2.1.2.2. Cho vay và đầu tƣ

a, Cho vay

Trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thuộc vào loại cao của khu vực, nhu cầu vốn cho phát triển tăng mạnh, môi trường đầu tư được cải thiện đáng kể, rào cản pháp lý trong hoạt động ngân hàng từng bước được dỡ bỏ đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nói riêng phát triển. Hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng Ngoại thương trong các năm qua đã có bước bứt phá mạnh, đáp ứng tích cực nhu cầu của nền kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Qua hơn 20 năm đổi mới, NHNT đã luôn nỗ lực phấn đấu mở rộng vốn đầu tư, góp phần phát triển kinh

tế của đất nước. Vốn tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã đến với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế năm sau cao hơn năm trước. Tổng dư nợ tín dụng cuối năm 2007 đạt 95.908 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần so với năm 2000 (15.634 tỷ đồng). Mặc dù dư nợ tín dụng tăng trưởng nhanh, nhưng chất lượng tín dụng được cải thiện rõ rệt, nợ xấu được xử lý về căn bản, nợ quá hạn mới phát sinh nằm trong vòng khống chế của ngân hàng. Đến cuối năm 2007, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ còn 1.3% so với tổng dư nợ (thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu 3%).

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của toàn hệ thống. Song song với việc tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã chú trọng áp dụng và hoàn thiện các giải pháp nâng cao quản trị rủi ro tín dụng. Trong năm 2006 công tác quản trị rủi ro tín dụng của NHNT được nâng lên một tầm cao mới thông qua việc triển khai mô hình tín dụng mới theo tư vấn của Dự án hỗ trợ kỹ thuật Hà Lan. Việc áp dụng mô hình này nhằm mục đích vừa nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng (thông qua việc hình thành bộ phận quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nợ) vừa chú trọng mở rộng phát triển kinh doanh (thông qua việc hình thành bộ phận quan hệ khách hàng). Ngoài ra NHNT còn là ngân hàng đi đầu trong việc sử dụng các công cụ quản trị hiện đại như: xác định giới hạn tín dụng cho hầu hết khách hàng là doanh nghiệp; quản trị lãi suất và quản trị thanh khoản nhằm đảm bảo tính hiệu quả và phát triển bền vững trong hoạt động tín dụng; thực hiện chương trình quy chế hoá, quy trình hoá nghiệp vụ cho vay, tăng cường tập huấn cho cán bộ tín dụng. Đồng thời công tác kiểm tra kiểm soát tín dụng được đẩy mạnh ở cả Trung ương lẫn chi nhánh. Trên cơ sở đó, Ngân hàng Ngoại thương tiếp tục tham gia vào các dự án đồng tài trợ, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tập trung vào các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Danh mục cho vay theo nhóm khách hàng tiếp tục thay đổi tích cực và an toàn theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp nhà nước, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (tỷ trọng dư nợ tín dụng khu vực nhà nước chiếm 60,8% khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 12,6%, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 26,6%). Tuy nhiên, tổng dư nợ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chỉ chiếm 10,9% tổng dư nợ của toàn ngành ngân hàng.

Dư nợ ngắn hạn tính đến 31/12/2007 đạt 50.538 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng khá cao (khoảng 52,70%) trong tổng dư nợ, tăng 36,9% so với năm 2006. Nợ ngắn hạn sử dụng chủ yếu để thu mua thuỷ sản, sắt thép, phân bón, gạo, xăng dầu và cho mục đích tiêu dùng.

Dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 45.370 tỷ VNĐ, chiếm 47,30% tổng d- ư nợ tăng 54,5% so với năm 2006. Nợ tín dụng dài hạn tăng mạnh một mặt nhờ nỗ lực của cán bộ tín dụng trong việc tìm kiếm các dự án, các khách hàng mới, mặt khác do việc giải ngân nhiều dự án lớn trong năm 2007 trong đó có những dự án đã được ký từ trước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b, Đầu tư

Các khoản cho vay và đầu tư lớn góp phần đẩy mạnh dư nợ tín dụng của NHNT các năm qua là: giải ngân hợp đồng tín dụng các dự án trọng điểm nhà nước: Dự án Nam Côn Sơn (1.155 tỷ VNĐ), Khí điện đạm Phú Mỹ (490 tỷ VNĐ), Đuôi hơi Phú Mỹ (555 tỷ VNĐ), cho vay thực hiện chương trình dự trữ xăng dầu quốc gia (400 tỷ VNĐ), vay nuôi trồng, chế biến thuỷ sản (800 tỷ VNĐ), cho vay nhập khẩu phôi thép (300 tỷ VNĐ).

Ngoài ra, hoạt động đầu tư thông qua góp vốn liên doanh đã thu được những kết quả khả quan với các khoản lợi nhuận từ tổ chức tín dụng và tình hình hoạt động kinh doanh khả quan của các liên doanh và các tổ chức kinh

tế. Cổ tức bình quân cao hơn khá nhiều so với lãi suất cho vay và lãi suất trên thị trường tiền tệ, trái phiếu. Giá trị thị trường bình quân đạt gấp 5 lần vốn đầu tư. Đến nay, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã góp vốn vào 05 liên doanh, 07 tổ chức tín dụng và 10 tổ chức kinh tế với tổng mức đầu tư đạt 923 tỷ VNĐ.

Sau 5 năm thực hiện đề án Tái cơ cấu, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã vận dụng tổng hợp nhiều giải pháp như dùng quỹ Dự phòng rủi ro, khai thác và bán các tài sản xiết nợ; tích cực thu nợ trực tiếp từ khách hàng; giãn nợ, tham gia vốn cổ phần để xử lý nợ tồn đọng. Tính đến cuối năm 2007, nợ quá hạn đối với các khoản vay hiện hành chỉ chiếm 1,3% tổng dư nợ thấp hơn mức 1,7% của năm 2006 và thấp hơn nhiều so với mức 2,7% của năm 2005.

Có được những kết quả đó là do NHNT đã thực hiện tốt quản lý tín dụng và quản trị rủi ro. Ban hành mới và sửa đổi hàng loạt các văn bản liên quan đến việc quản lý, kiểm soát rủi ro tín dụng. Ban hành Quy định xác định giới hạn tín dụng đối với từng khách hàng là doanh nghiệp trong toàn hệ thống. Quy định mới này một mặt đã giúp ngân hàng quản lý được rủi ro tín dụng cho từng khách hàng đồng thời rút ngắn được thời gian cho cán bộ tín dụng trong việc xét cho vay khách hàng. Tổ chức thẩm định chất lượng hoạt động tín dụng tại từng chi nhánh định kỳ 6 tháng/lần. Đồng thời thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng đối tượng khách hàng nhằm tạo thế ổn định lâu dài, 3 chương trình tín dụng do ban lãnh đạo đề xướng và khởi động từ cuối năm 2001, bao gồm: “chương trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ”, “chương trình cho vay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”, “chương trình đẩy mạnh tín dụng cho thể nhân” đã đạt được những kết quả khả quan.

2.1.2.3. Các hoạt động khác

a, Thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế vẫn tiếp tục là thế mạnh của Ngân hàng Ngoại thương. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2007 đạt 26.323 triệu USD, tăng 3.523 triệu USD - tức tăng 15,5% (cao hơn mức tăng 9% của năm 2006), chiếm 24,1% thị phần cả nước.

Thanh toán xuất khẩu: Doanh số thanh toán xuất khẩu trong năm 2007 đạt 14.163 triệu USD tăng 1.463 triệu USD, tăng 11,5% so với năm 2006. Tuy nhiên, con số này lại thấp hơn nhiều so với mức tăng 21,5% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Vì vậy, doanh số thanh toán xuất khẩu qua NHNT năm 2007 chỉ chiếm 29,3% thị phần, thấp hơn mức thị phần 32% của năm 2006. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được thanh toán qua NHNT chủ yếu là thuỷ sản, dầu thô, gạo, than, dệt may, lâm sản.

Thanh toán nhập khẩu: Doanh số thanh toán nhập khẩu năm 2007 đạt 12.160 triệu USD, tăng 2.060 triệu USD, tương ứng 20,4% so với năm 2006 - thấp hơn so với mức tăng 35,5% của cả nước. Doanh số thanh toán nhập khẩu qua NHNT chiếm 20% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, giảm 2,7% so với mức thị phần năm 2006. Các mặt hàng thanh toán nhập khẩu chủ đạo của Việt Nam qua NHNT là xăng dầu, sắt thép, máy móc thiết bị, hoá chất, thiết bị điện,...

b, Kinh doanh ngoại tệ

Trong năm 2007, tỷ giá ngoại tệ có nhiều biến động lớn. Cục Dự trữ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 47)