Điều hành chính sách lãi suất linh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 112 - 114)

3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng huy động vốn tại Ngân hàng Ngoạ

3.2.3.1. Điều hành chính sách lãi suất linh hoạt

Lãi suất là yếu tố tạo thành phần lớn thu nhập và chi phí của ngân hàng, là một yếu tố rất nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động huy động vốn

của ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng Ngoại thương cần hoạch định chính sách lãi suất linh hoạt đảm bảo hoạt động huy động vốn đạt được các mục đích sau

- Tạo một nguồn vốn huy động có quy mô và cơ cấu hợp lý, chi phí rẻ. - Đảm bảo tính cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương so với ngân hàng khác trong việc thu hút vốn và cho vay.

- Đảm bảo tính an toàn và sinh lời.

Lãi suất huy động vốn hiện nay bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự cạnh tranh giữa các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, do vậy, khi xây dựng biểu lãi suất cho các loại hình huy động vốn khác nhau cũng như cho các đối tượng khách hàng khác nhau, Ngân hàng Ngoại thương cần xem xét các yếu tố:

- Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước: việc ấn định lãi suất của ngân hàng phải tuân thủ các quy định về khung lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra cho các tổ chức tín dụng.

- Cung và cầu trên thị trường: lãi suất đưa phải phải tuân thủ quy luật cung - cầu về vốn trên thị trường sao cho ngân hàng vẫn huy động đủ vốn theo kế hoạch mà không phải thu hẹp lãi suất đầu ra.

- Chính sách lãi suất của các ngân hàng khác: Ngân hàng Ngoại thương cần đưa ra được một chính sách lãi suất có tính cạnh tranh với các ngân hàng khác và tạo ra sự hấp dẫn nhất định đối với khách hàng.

- Các chỉ tiêu của nền kinh tế vĩ mô như tăng trưởng, lạm phát, sự biến động của tỷ giá, ... Dựa vào các yếu tố này, Ngân hàng Ngoại thương sẽ đưa ra một mức lãi suất dài hạn phù hợp với mình và có thể dự báo được những biến động lãi suất trong tương lai để có những điều chỉnh phù hợp.

- Nhu cầu vốn và sử dụng vốn của ngân hàng: ngoài việc duy trì một mức lãi suất cạnh tranh để giữ chân khách hàng thì ngân hàng cũng cần phải

cân nhắc sao cho việc tăng nguồn vốn có được do tăng lãi suất phải đồng nghĩa với việc ngân hàng có một kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả, tránh lãng phí về vốn. Ngược lại, nếu ngân hàng có nhu cầu sử dụng vốn cao thì lãi suất đưa ra phải phát huy được hiệu quả để nguồn vốn huy động tăng trưởng theo kế hoạch.

- Các yếu tố thuộc về khách hàng như tâm lý, thị hiếu, quyền và lợi ích của người gửi tiền, ... Để giải quyết vấn đề này thì không chỉ ở mức lãi suất cạnh tranh cao hay thấp mà còn liên quan đế các vấn đề khác như tạo lập uy tín với khách hàng, cách thức ngân hàng trả lãi, cách giải quyết với những món tiền rút trước hạn, ... Điều quan trọng là phải đảm bảo yếu tố thực dương của lãi suất và quyền lợi lâu dài của người gửi tiền nếu ngân hàng muồn huy động dài hạn hiệu quả bởi vì khách hàng chỉ gửi tiền dài hạn khi họ được bảo toàn giá trị vốn gốc đồng thời thu nhập lại phải tương xứng với số vốn và thời gian bỏ ra cũng như rủi ro mà họ có thể gặp phải.

Trong huy động vốn, mọi ngân hàng đều cố gắng thực hiện các biện pháp có thể nhằm tìm kiếm được những nguồn vốn sao cho chi phí huy động là nhỏ nhất và sử dụng vốn đó để cho vay với một mức lãi suất được chấp nhận trên thị trường. Giá vốn huy động thường được đánh giá bởi lãi suất huy động bình quân và một số chi phí khác như: chi phí tiền lương nhân viên, chi phí in giấy tờ nghiệp vụ, chi phí cơ sở vật chất, ... Chi phí đó phải được bù đắp từ các nguồn thu của ngân hàng, chủ yếu là lãi cho vay. Mặc dù chi phí vốn ngoài lãi suất huy động chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong giá vốn nhưng nếu được quản lý tốt cũng sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)