1.2. Chất lƣợng huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại
1.2.2.3. Tính thanh khoản của nguồn vốn huy động
Thanh khoản là khả năng chuyển đổi nhanh chóng một tài sản nào đó thành tiền mặt có giá trị tương đương với giá trị thị trường hiện tại của tài sản để chủ sở hữu thực hiện các nghĩa vụ nợ của mình. Một ngân hàng thương mại có tính thanh khoản cao là một ngân hàng có thể đáp ứng một cách dễ dàng các nhu cầu về tiền mặt hoặc chuyển đổi một tài sản ra tiền mặt một cách nhanh chóng để thực hiện việc chi trả của mình với khách hàng hoặc các nhu cầu về tiền mặt khác.
Hoạt động đặc trưng của ngân hàng là nhận gửi để cho vay kiếm lời, và trong quá trình đó nó luôn phải đảm bảo cho mình khả năng thanh toán không chỉ cho khách hàng gửi tiền, hay những người cho ngân hàng vay mà còn để thực hiện các khoản vay đã cam kết. Điều đó có nghĩa là việc đảm bảo tính thanh khoản cho các nguồn vốn huy động là một yêu cầu không thể bỏ qua đối với bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Để thực hiện điều đó ngoài việc tuân thủ quy định của Ngân hàng Trung ương về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các ngân hàng thường giữ một phần vốn thu được dưới dạng tiền mặt hoặc tương tự lớn hơn khá nhiều so với quy định về dự trữ bắt buộc. Việc chủ động trong dự trữ giúp ngân hàng tránh chi phí khi có dòng tiền rút ra, mặt khác giúp
ngân hàng tránh khỏi rủi ro về phá sản. Do hệ thống ngân hàng thương mại có đặc thù là hoạt động kinh doanh trong một môi trường có sự liên kết và tương tác nhau rất cao, nên nếu một ngân hàng mất khả năng thanh toán có thể kéo theo hàng loạt ngân hàng khác rơi vào tình trạng tương tự và có thể sẽ gây ra một sự hoảng loạn trong nền kinh tế.
Để đáp ứng nhu cầu thanh khoản khi các khoản dự trữ dưới dạng tiền mặt không còn, ngân hàng có thể khắc phục bằng cách: (i)thu hồi các món cho vay, (ii) bán các món cho vay, (iii) bán các chứng khoán, (iv) vay các ngân hàng thương mại khác, (v) vay ngân hàng Trung ương. Các biện pháp khắc phục trên đều gây ra những thiệt hại nhất định cho ngân hàng như gia tăng chi phí, giảm uy tín… do đó các ngân hàng thường có mức dự trữ lớn hơn mức quy định. Tuy nhiên, nếu ngân hàng duy trì một số lượng quá lớn những loại tài sản không sinh lời hoặc sinh lời thấp để đảm bảo khả năng thanh toán thì thu nhập của ngân hàng sẽ bị giảm sút. Nhưng việc xác định được mức dự trữ như thế nào là đủ là rất khó, các ngân hàng phải tính được nhu cầu tiền mặt phải chi trả hoặc có thể phải chi trả (trong đó phải tính đến tính thanh khoản của nguồn vốn huy động). Việc phân loại nguồn vốn dựa trên cơ cấu kỳ hạn và các loại tiền tệ kết hợp với việc nghiên cứu tìm ra các quy luật rút gửi tiền trong quá khứ có thể sẽ giúp ngân hàng xây dựng được cho mình những dự báo thanh khoản trong từng thời kỳ nhất định nhằm đối phó với những biến động bất thường của thị trường. Có thể nói: quản lý thanh khoản thực sự là một bài toán khó cho mọi ngân hàng khi họ phải luôn đứng giữa sự lựa chọn và cân đối giữa chi phí huy động vốn và các chỉ tiêu an toàn vốn của bản thân ngân hàng cũng như các giới hạn của cơ quan quản lý. Thông thường các nguồn vốn huy động với chi phí bao giờ cũng kèm theo các rủi ro cao và các ngân hàng luôn phải tính toán rất kỹ lưỡng vì mục tiêu phát triển ổn định.
Một ngân hàng có khả năng huy động nhiều vốn, đạt được lợi nhuận cao cũng chưa chắc đảm bảo được sự an toàn nếu nó mất khả năng thanh toán. Do đó, một trong những biện pháp giúp ngân hàng tránh được rủi ro thanh khoản là ngân hàng phải tìm được những nguồn vốn có tính ổn định cao.
Như vậy tính thanh khoản của nguồn vốn huy động là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng huy động vốn của ngân hàng. Việc huy động vốn phải đi đôi vớiviệc kiểm soát và dự báo được khả năng biến động của nguồn vốn, luồng tiền ra vào liên quan đến nguồn vốn đó, đảm bảo khả năng chi trả tại mọi thời điểm đồng thời tận dụng tối đa nguồn tiền huy động vào cho mục đích sinh lời của ngân hàng.