1.2. Chất lƣợng huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại
1.2.2.4. Chi phí huy động vốn
Khi nói đến chất lượng huy động vốn, một vấn đề nữa cần đề cập đến đó là chi phí. Lợi nhuận của ngân hàng được hình thành từ chênh lệch giữa thu nhập và chi phí. Cùng một mức đầu ra không đổi, nếu chi phí bỏ ra ít hơn thì ta sẽ được khoản lợi nhuận cao hơn. Chi phí huy động vốn của ngân hàng bao gồm chi phí trả lãi và các chi phí khác, trong đó chi phí trả lãi là khoản chi lớn nhất còn chi phí khác chiếm tỷ trọng nhỏ hơn bao gồm chi phí tiền lương cho nhân viên, chi phí in ấn giấy tờ nghiệp vụ, chi phí trang thiết bị và cơ sở vật chất, chi phí khác…
Lãi suất luôn là mối quan tâm của bất kỳ ai tham gia vào hoạt động kinh tế. Người gửi tiền muốn có một lãi suất cao tương ứng với số lượng tiền gửi và kỳ hạn gửi. Người vay tiền muốn có một lãi suất thấp để tiết kiệm chi phí. Ngân hàng là cầu nối của hai đối tượng trên và phải tìm cách dung hoà lợi ích của cả người gửi tiền lẫn người đi vay nhưng đồng thời vẫn phải đảm bảo mục tiêu lợi nhuận của chính mình. Chi trả lãi phụ thuộc vào quy mô huy
động, cơ cấu kỳ hạn, cơ cấu nội tệ-ngoại tệ, lãi suất huy động và hình thức trả lãi trong kỳ. Chi phí trả lãi của ngân hàng có xu hướng gia tăng do quy mô huy động vốn ngày càng tăng và kỳ hạn huy động vốn ngày càng dài. Vì vậy, mỗi ngân hàng đều áp dụng mọi biện pháp có thể nhằm tìm kiếm được những nguồn vốn rẻ và sử dụng nguồn vốn đó để cho vay hay đầu tư với một mức lãi suất hợp lý nhất.
Lãi suất được các ngân hàng áp dụng theo thời gian, theo loại tiền, theo mục đích huy động, theo quy mô và các dịch vụ kèm theo. Thời hạn huy động dài hơn thì lãi suất trả cho các khoản tiền gửi đó cũng cao hơn. Lãi suất nguồn vốn thực tế mà ngân hàng phải trả còn phụ thuộc nhiều vào số lần trả lãi (theo tuần, tháng, quý, năm), thời điểm trả lãi (trả trước hay trả sau), lãi suất cố định hay thả nổi. Sự phản ứng với thay đổi của lãi suất giữa các đối tượng khách hàng cũng rất khác nhau. Với tài khoản giao dịch, nhằm đánh đổi lãi lấy tính thanh khoản cao cho nguồn tiền gửi của mình, những người gửi tiền thường không phản ứng nhiều với sự thay đổi của lãi suất. Ngược lại, nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân cư lại thường rất nhạy cảm với mỗi sự thay đổi dù là rất nhỏ của lãi suất.
Từ việc tính chi phí cụ thể cho từng nguồn, Ngân hàng sẽ xác định được nguồn vốn nào rẻ hơn hoặc có nên thay đổi lãi suất hay không, từ đó sẽ có quyết định lựa chọn nguồn vốn phù hợp. Nếu có một chính sách lãi suất đúng đắn, ngân hàng sẽ tối thiểu hoá được chi phí trong khi vẫn hoàn thành kế hoạch về vốn.
Các chi phí khác của ngân hàng như trả lương, chi phí về giấy tờ, chi phí trang thiết bị và cơ sở vật chất… mặc dù không đáng kể như chi phí trả lãi nhưng nếu có biện pháp chi tiêu hợp lý và tiết kiệm thì sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngân hàng.