Đa dạng của các hình thức huy động vốn:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 66)

2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thƣơng

2.2.2.đa dạng của các hình thức huy động vốn:

2.2.2.1 Độ đa dạng của các công cụ và đối tƣợng huy động vốn

Vốn huy động của Ngân hàng Ngoại thương gồm những nguồn sau - Tiền gửi khách hàng: đây là bộ phận quan trọng trong nguồn vốn huy động của Ngân hàng Ngoại thương và chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng nguồn vốn huy động (chiếm từ 70 – 80%). Nguồn này bao gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm của dân cư.

- Các công cụ nợ: đây là công cụ huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả, bao gồm kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi. Riêng kỳ phiếu của Ngân hàng Ngoại thương thường được huy động để tài trợ cho các dự án lớn nhưng kỳ hạn ngắn (khoảng một năm);

- Tiền gửi và tiền vay các tổ chức tín dụng khác: Ngân hàng Ngoại thương là trung tâm thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng cho nên nguồn vốn

này chiếm tỷ trọng khá cao. Các tổ chức tín dụng cũng như các ngân hàng thương mại khác luôn duy trì một lượng ngoại tệ và VNĐ nhất định trong tài khoản mở tại Ngân hàng Ngoại thương;

- Tiền gửi và tiền vay của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính;

- Nguồn vốn viện trợ, ủy thác: Ngân hàng Ngoại thương là đầu mối thanh toán, giải ngân cho nhiều dự án của Chính phủ cũng như của các tổ chức quốc tế. Để thực hiện vai trò này, Ngân hàng Ngoại thương có nhiệm vụ đưa vốn vay đến người sử dụng cuối cùng bằng các phương thức như chuyển tiền, mở L/C và theo dõi việc trả nợ của các khoản vay này, thu hồi nợ trả lại cho Bộ Tài chính hoặc các tổ chức đó.

Với mục tiêu khai thác triệt để nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư - nguồn vốn mang tính ổn định và lâu dài và đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, các ngân hàng đã và đang sử dụng nhiều hình thức huy động vốn đa dạng, chủ yếu là dưới hình thức tiết kiệm phục vụ đối tượng khách hàng cá nhân. Việc đưa ra một sản phẩm mới lại tuỳ thuộc nhiều vào trình độ công nghệ, trình độ nhân viên, trình độ quản lý, chiến lược kinh doanh, ... của ngân hàng.

Không nằm ngoài xu hướng đó, Ngân hàng Ngoại thương đã và đang thực hiện huy động nhiều nguồn vốn khác nhau để đáp ứng nhu cầu vốn của mình. Và đối với mỗi nguồn vốn, Ngân hàng đều có những phòng ban chuyên môn hoá các hoạt động thu hút đầu vào và có những công cụ huy động phù hợp với mỗi đối tượng khách hàng.

*Đối với nguồn vốn huy động từ tiền gửi giao dịch và tiền gửi phi giao dịch của các doanh nghiệp: đối với nguồn vốn này, ngân hàng huy động thông qua việc khách hàng mở tài khoản thanh toán, tài khoản tiền gửi chuyên dùng hoặc các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn ngắn hoặc dài hạn. Đồng thời

khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ thanh toán bằng uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, nhờ thu, Switf, telex, chuyển tiền điện tử, séc chuyển khoản, séc bảo chi, ... Mặc dù nguồn tiền gửi giao dịch không có tính ổn định như nhiều nguồn khác nhưng đây là nguồn vốn rẻ và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Về phía khách hàng, lãi suất và phí dịch vụ không phải là mối quan tâm hàng đầu mà là sự thuận tiện và đa dạng của các dịch vụ kèm theo. Việc thu hút tiền gửi của khách hàng là các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội bằng cách cải thiện và mở rộng các dịch vụ như thanh toán séc, chuyển tiền, thanh toán bù trừ, cung cấp thông tin và gần đây nhất là việc trả lương qua tài khoản cho các công ty, các trường đại học,... đã có tác động tích cực đến doanh số tiền gửi tại Ngân hàng Ngoại thương. Song song với việc tìm kiếm các khách hàng mới, Vietcombank cũng chủ động đưa ra những chính sách ưu đãi về lãi suất và tỷ giá, nâng cao chất lượng các dịch vụ thanh toán như xuất nhập khẩu, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ ... để giữ chân các khách hàng truyền thống. Các khách hàng lớn của Ngân hàng Ngoại thương là các tổng công ty lớn trong các ngành lương thực, bưu chính viễn thông, xăng dầu, hàng không, than ... có nguồn tiền gửi tương đối lớn. Việc phục vụ tốt các khách hàng lớn, lâu năm một mặt giúp ngân hàng có nguồn tiền gửi thanh toán dồi dào, mặt khác giúp ngân hàng tăng nguồn thu từ phí dịch vụ vì những khách hàng này có các mối quan hệ kinh tế quốc tế và nội địa rộng lớn nên thường xuyên có nhu cầu sử dụng các dịch vụ thanh toán quốc tế, chuyển tiền, tín dụng với quy mô lớn. Tuy nhiên để thu hút tiền gửi của khách hàng là các tổ chức một cách có hiệu quả, Ngân hàng không thể chỉ dừng lại ở việc hoàn thiện các dịch vụ thanh toán hoặc thu, chi thuần tuý mà quan trọng hơn cả là phải cung cấp được các dịch vụ hoàn chỉnh với chất lượng cao.

*Đối với việc huy động tiền gửi giao dịch của dân cư: khối phòng thực hiện nghiệp vụ này bao gồm hệ thống các Phòng giao dịch, phòng Hối đoái và

phòng Khách hàng đặc biệt. Các sản phẩm huy động vốn được cung cấp là tài khoản tiền gửi giao dịch và tài khoản tiền gửi phi giao dịch. Một sản phẩm hỗ trợ hiệu quả cho việc thu hút tiền gửi cá nhân là thẻ ghi nợ nội địa Connect 24. Sự xuất hiện của chiếc thẻ này đánh dấu một bước phát triển ngoạn mục của Ngân hàng Ngoại thương trên thị trường thẻ cũng như việc thu hút khách hàng cá nhân mở tài khoản tại ngân hàng. Kể từ khi thẻ Connect 24 ra đời, mỗi ngày trung bình có khoảng 100 tài khoản được mở mới và cho đến nay chỉ riêng Sở giao dịch đã quản lý hơn 100.000 tài khoản cá nhân. Việc đưa vào ứng dụng công nghệ giao dịch trực tuyến và giao dịch tự động với các tiện ích như: thanh toán các loại phí, hoá đơn điện, nước, điện thoại qua thẻ rút tiền tự động ATM, dịch vụ internet banking… đã giúp ngân hàng thu hút một lượng tiền nhàn rỗi rất lớn trong các tầng lớp dân cư. Bên cạnh đó, Ngân hàng Ngoại thương cũng tiến hành phân loại khách hàng và có sự quan tâm đến các khách hàng có số dư tiền gửi lớn, doanh số giao dịch cao hoặc là các lãnh đạo các công ty, các ngành, cán bộ cao cấp của Nhà nước… Phòng Khách hàng đặc biệt có nhiệm vụ chăm sóc những đối tượng khách hàng này bằng việc cung cấp trọn gói các dịch vụ ngân hàng bán lẻ với thời gian nhanh nhất và chất lượng tốt nhất. Lượng khách hàng đặc biệt là khoảng 500 khách, chiếm tỷ lệ rất nhỏ chỉ khoảng 2% so với tổng số khách hàng thể nhân nhưng số dư tiền gửi chiếm tới 12% tổng số vốn huy động từ dân cư.

*Đối với nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm: Khối phòng tham gia huy động nguồn vốn này bao gồm phòng Tiết kiệm và hệ thống các Phòng giao dịch và Phòng Khách hàng đặc biệt. Các sản phẩm chủ yếu để phục vụ công tác huy động vốn chủ yếu là tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi. Bên cạnh đó là các dịch vụ kèm theo như chuyển tiền, nộp tiền vào tài khoản, thu đổi ngoại tệ, thanh toán thẻ, sec du lịch… Các sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn thông thường bao gồm tiết kiệm ngắn hạn dưới một năm như

1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và dài hạn hơn như 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng và 60 tháng. Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại thương cũng đưa ra một số hình thức tiết kiệm mới như Tiết kiệm Bảo An kỳ hạn 13 tháng, Tiết kiệm dự thưởng Sea Game 22, Tiết kiệm dự thưởng trúng các giải thưởng đặc biệt như ô tô, các chuyến đi du lịch, ...

Để huy động thêm nguồn vốn ngắn hạn, Ngân hàng Ngoại thương phát hành thêm kỳ phiếu với kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng và 364 ngày. Kỳ phiếu thường có lãi suất bậc thang theo kỳ hạn và số tiền gửi vào. Trong vòng bốn năm trở lại đây năm nào Ngân hàng Ngoại thương cũng phát hành từ một đến hai đợt kỳ phiếu. Vào những thời điểm thị trường khan hiếm vốn nội tệ, Ngân hàng Ngoại thương thường đi tiên phong trong việc tăng lãi suất huy động và do biết chọn thời điểm cũng như hình thức thu hút vốn nên Ngân hàng Ngoại thương không tốn quá nhiều thời gian để đạt được mục tiêu về vốn. Mặc dù phát hành kỳ phiếu, trái phiếu có thể khiến cho chi phí huy động vốn tăng lên nhưng đổi lại trong vòng từ một đến hai tháng Ngân hàng Ngoại thương đã huy động đủ số vốn cần thiết và nguồn vốn này tương đối ổn định.

Khác với việc phát hành kỳ phiếu, để huy động vốn trung và dài hạn Ngân hàng Ngoại thương phát hành trái phiếu với kỳ hạn 2 năm và 5 năm. Trái phiếu mà Ngân hàng Ngoại thương phát hành thường dưới dạng trái phiếu coupon hoặc trái phiếu ghi sổ. Để tăng thêm phần hấp dẫn, trái phiếu thường có lãi suất thả nổi theo năm nhưng vẫn đảm bảo cao hơn lãi lãi suất tiết kiệm 12 tháng cùng thời điểm đồng thời có thể chuyển nhượng hoặc được ngân hàng mua lại sau một thời gian nhất định vì vậy khách hàng khá yên tâm khi mua trái phiếu do Ngân hàng Ngoại thương phát hành. Có một điều cần ghi nhận là Trái phiếu vô danh (tức là trái phiếu không ghi tên chủ sở hữu) được một bộ phận công chúng am hiểu về lĩnh vực ngân hàng tài chính rất

dàng, không cần phải qua ngân hàng. Có thể thấy, ưu điểm của các công cụ nợ đặc biệt là trái phiếu mà Ngân hàng Ngoại thương phát hành là ngân hàng có tính chủ động cao. Ngoài ra Ngân hàng Ngoại thương luôn nghiên cứu kỹ lưỡng để cân đối nhu cầu vốn dài hạn của mình cũng như khả năng thu hút khách hàng nên các đợt phát hành trái phiếu của Ngân hàng Ngoại thương đều khá thành công.

Ngoài kỳ phiếu và Trái phiếu Ngân hàng Ngoại thương còn có một hình thức huy động vốn nữa, đó là phát hành chứng chỉ tiền gửi bằng Việt nam đồng và Đô-la Mỹ. Chứng chỉ tiền gửi của Ngân hàng Ngoại thương thường có kỳ hạn một đến hai năm, tức là độ dài của nó dài hơn kỳ phiếu và ngắn hơn trái phiếu. Tuy nhiên, chứng chỉ tiền gửi có một số ràng buộc khá khắt khe đó là không được rút trước hạn và có lãi suất cố định nên khách hàng vẫn còn dè dặt khi gửi loại sản phẩm này.

Việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi của Ngân hàng Ngoại thương đều dựa trên kế hoạch sử dụng vốn ngắn hạn hay dài hạn của Ngân hàng Ngoại thương. Đối với trái phiếu, mệnh giá, tổng mệnh giá, lãi suất, thời điểm và thời gian phát hành, thời gian đáo đều được tính toán cụ thể để đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cũng như có thể dự báo một cách chắc chắn các dòng tiền rút ra trong tương lai. Các sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng Ngoại thương về cơ bản đã đáp ứng cho sự lựa chọn của phần đông khách hàng nhưng nhìn chung còn vẫn chưa phong phú về số lượng lẫn kỳ hạn. Ngoài trái phiếu tăng vốn phát hành vào cuối năm 2005 ra, các công cụ nợ do Ngân hàng Ngoại thương phát hành vẫn chưa đủ tiêu chuẩn để lưu thông trên thị trường chứng khoán như trái phiếu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển. Nếu trong tương lai Ngân hàng Ngoại thương đáp ứng được yêu cầu này thì trái phiếu của Ngân hàng Ngoại thương sẽ được các nhà đầu tư ưa chuộng hơn nữa. Một điều có thể nhận thấy là: các sản phẩm huy động vốn

truyền thống vẫn có chỗ đứng nhất định của nó nhưng rõ ràng khách hàng rất háo hức với các sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm có tính linh hoạt cao như có khả năng chuyển nhượng, được rút gốc linh hoạt; hoặc các sản phẩm có tính an toàn như có lãi suất thả nổi, được đảm bảo bằng vàng hoặc ngoại tệ mạnh; hoặc các sản phẩm tiết kiệm có mục đích như có bảo hiểm, trả góp, tích luỹ mua sắm nhà cửa hay tiêu dùng.

Đối với cá nhân, nếu trong hoạt động thu hút tiền gửi thanh toán thì việc hoàn thiện và mở rộng các dịch vụ kèm theo là hết sức cần thiết thì trong hoạt động thu hút tiền gửi tiết kiệm, ngân hàng cần chú trọng vào nghiên cứu để cho ra đời các sản phẩm mới có nhiều tiện ích. Ngoài ra để thu hút và giữ chân khách hàng ngân hàng cũng cần phải nâng cao vấn đề thương hiệu để tạo ra đẳng cấp cho người sử dụng dịch vụ.

2.2.2.2. Sự đa dạng về kỳ hạn và lãi suất

Bên cạnh việc đa dạng hoá các công cụ huy động vốn thì việc đa dạng hoá các kỳ hạn và lãi suất tương ứng cho mỗi kỳ hạn cũng là một cách huy động vốn hiệu quả của ngân hàng mà không tốn quá nhiều chi phí. Ngân hàng Ngoại thương huy động tiết kiệm theo tháng hoặc theo năm với các kỳ hạn co bản là 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng và 60 tháng. Các kỳ hạn được chia như trên về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn của đông đảo khách hàng. Tuy vậy việc huy động vốn dài hạn của Ngân hàng Ngoại thương vẫn gặp khó khăn vì thu nhập của người dân còn hạn chế và họ có xu hướng muốn thu hồi nhanh các khoản vốn. Trên thực tế, ở thành thị nơi có mức thu nhập khá cao, người dân có thể gửi dài hạn ở ngân hàng nhưng họ thường chọn kỳ hạn ngắn vì đề phòng nhu cầu chi tiêu đột xuất hoặc các bất ổn về tiền tệ ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Vì vậy ngân hàng có thể nghiên cứu quy luật gửi và rút

tiền của khách hàng để chuyển hoán một phần tiền gửi tiết kiệm dưới một năm để cho vay trung và dài hạn mà vẫn đảm bảo được an toàn thanh khoản cho ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Hiện nay, Ngân hàng Ngoại thương đang áp dụng phương thức trả lãi vào cuối kỳ cho tất cả các kỳ hạn gửi tiết kiệm và hình thức trả lãi định kỳ 1 tháng một lần và 3 tháng một lần đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên (nếu khách hàng yêu cầu). Trong vòng ba năm trở lại đây, lãi suất của Ngân hàng Ngoại thương không cạnh tranh bằng lãi suất của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn đặc biệt là lãi suất VND. Tuy nhiên, so với các Ngân hàng thương mại Nhà nước cùng mặt bằng kinh doanh thì mức lãi suất ở các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng hầu như không có sự khác biệt. Lãi suất của Ngân hàng Ngoại thương thấp hơn các Ngân hàng thương mại cổ phần khác cũng là điều dễ hiểu vì lãi suất của Ngân hàng Ngoại thương thường mang tính tham khảo, thậm chí là tính định hướng cho các ngân hàng khác nhất là lãi suất USD. Chẳng hạn những biến động về lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ Fed luôn được Ngân hàng Ngoại thương cập nhật khi công bố bảng lãi suất riêng cho mình, cho nên khi Ngân hàng Ngoại thương thay đổi lãi suất thì đó cũng là những dự báo cho những thay đổi lãi suất sắp tới trên thị trường, và do vậy các ngân hàng trên địa bàn đều có xu hướng điều chỉnh cao hơn một chút.

Việc đa dạng hoá lãi suất không chỉ liên quan đến việc ấn định lãi suất huy động mà còn liên quan đến phương thức thanh toán lãi hợp lý giữa các công cụ huy động vốn khác nhau. Đối với tiền gửi tiết kiệm, khi đáo hạn nếu khách hàng không rút khoản tiền này sẽ được tự động nhập lãi vào gốc và tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 66)