Chiến lược phát triển chung của Ngân hàng Ngoại thương

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 91 - 92)

3.1. Định hƣớng phát triển của Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam trong

3.1.1.Chiến lược phát triển chung của Ngân hàng Ngoại thương

Quốc tế hoá các hoạt động ngân hàng và tài chính đã trở thành một xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay. Xu thế này thể hiện trên nhiều khía cạnh: sự tham gia ngày càng nhiều hơn của các ngân hàng nước ngoài, của các tổ chức tài chính quốc tế vào các thị trường của các quốc gia; sự phát triển của các nghiệp vụ ngân hàng; sự hình thành nhiều trung tâm tài chính có ảnh hưởng rộng khắp tới nền kinh tế toàn cầu; sự tăng cường tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế cho thâm hụt cán cân thanh toán của các quốc gia;...

Với mục tiêu chiến lược phát triển của Ngân hàng Ngoại thương đến năm 2010 là: phấn đấu trở thành một ngân hàng thương mại hàng đầu ở Việt Nam, hoạt động đa năng, kết hợp bán buôn với bán lẻ, mở rộng các dịch vụ ngân hàng, phục vụ phát triển kinh tế trong nước và trở thành một ngân hàng quốc tế khu vực. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã đưa ra phương châm hoạt động như sau:

Đối với ngân hàng: An toàn - Hiệu quả - Tăng trưởng. An toàn trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Hiệu quả mang ý nghĩ kinh tế xã hội. Tăng trưởng phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế đất nước và chính sách tiền tệ của ngành ngân hàng

Đối với khách hàng: Đem đến cho khách hàng sự an toàn tiền gửi, phục vụ nhanh chóng với giá rẻ. Khách hàng chính của Ngân hàng Ngoại thương là các công ty lớn, doanh nghiệp lớn hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế

đối ngoại – xuất nhập khẩu, khách hàng có địa bàn hoạt động chính tại các thành phố và các khu vực kinh tế có tiềm năng lớn.

Chiến lược phát triển chung của Ngân hàng Ngoại thương đến năm 2010 có ý nghĩa quyết định đối với quá trình củng cố và phát triển của ngân hàng . Đó là định hướng quyết định phát triển mới cả về chất và lượng. Nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược chung trong việc phát triển hệ thống Ngân hàng Ngoại thương là hướng tới việc từng bước xây dựng một ngân hàng hiện đại, hội nhập với quốc tế.

Xây dựng một mô hình tổ chức khoa học, phù hợp với mục tiêu kinh doanh, phát huy tính sáng tạo ở mọi cấp, xây dựng bộ máy quản lý có hiệu quả cao, năng động, vừa đảm bảo quản lý có hiệu quả cao, năng động, vừa đảm bảo cơ chế quản lý Nhà nước, vừa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của cơ chế thị trường.

Xây dựng hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, vừa có khả năng nâng cao chất lượng phục vụ, tạo ra nhiều sản phẩm ngân hàng mới, vừa nâng cao khả năng quả lý, kiểm soát chống rủi ro. Hệ thống công nghệ tiên tiến được coi là hạ tầng cơ sở, là đòn bẩy của sự phát triển.

Xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị, có đạo đức nghề nghiệp, có năng lực chuyên môn, có kiến thức, vừa biết quản lý tốt, vừa kinh doanh giỏi, đồng thời tạo ra những chuyên gia hàng đầu nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản trị ngân hàng hiện đại trong nền kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 91 - 92)