Cải thiện cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 116)

3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng huy động vốn tại Ngân hàng Ngoạ

3.2.3.4.Cải thiện cơ cấu nguồn vốn

Hiện nay, vần đề cơ cấu nguồn vốn là một vấn đề mà các ngân hàng cần quan tâm. Cơ cấu nguồn vốn gắn liền với kỳ hạn sử dụng vốn và bị khống chế tỷ lệ bởi Ngân hàng Nhà nước. Trên thực tế, tại các ngân hàng, vốn huy động ngắn hạn luôn chiếm đa số trong tổng số vốn huy động, nhưng nhu cầu sử dụng vốn cho vay với những dự án lớn có nhu cầu vốn cao, dài hạn lại rất lớn. Đây chính là bài toán khó đối với ngân hàng. Để đáp ứng nguồn vốn này, giải pháp tốt nhất là Ngân hàng Ngoại thương có những thiết kế sản phẩm dài hạn như trái phiếu, kỳ phiếu dài hạn đối với VNĐ cũng như các loại ngoại tệ khác nhằm bổ sung vào nguồn vốn trung và dài hạn.

3.2.3.5. Xây dựng đƣợc hệ thống thu thập và xử lý thông tin hiệu quả

Vai trò của thông tin ngày càng được coi trọng vì thông tin luôn được xem là thành phần cơ bản trong hoạt động của các ngân hàng trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Các ngân hàng Việt Nam sử dụng thông tin không chỉ để

xây dựng các báo cáo cho các cơ quan quản lý, hay các đối tượng khác có liên quan mà còn sử dụng nó ngày một hiệu quả vào công tác dự báo, hoạch định chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam các thông tin nghiên cứu thị trường, khách hàng cũng như các đối thủ cạnh tranh nhằm đưa ra những công cụ hay chính sách huy động vốn phù hợp vẫn chưa được một phòng ban cụ thể nào đảm nhận. Trong thời gian tới Ngân hàng Ngoại thương cần thành lập một bộ phận chuyên thu thập và xử lý thông tin nhằm:

- Cung cấp cho lãnh đạo các thông tin cần thiết về môi trường bên ngoài bao gồm tất cả các thông tin cần thiết về môi truờng kinh tế, về luật pháp, về công nghệ, dân số và địa lý kinh tế...

- Xây dựng một hệ thống nghiên cứu tiếp thị nhằm thu thập, tổng hợp, phân tích và cung cấp các thông tin dưới dạng các số liệu cần thiết, về những điều kiện và tình hình tiếp thị cụ thể, liên quan trực tiếp đến khách hàng và đối thủ cạnh tranh, sản phẩm dịch vụ.... để đưa ra và điều chỉnh các chính sách tiếp thị một cách thích hợp.

- Dựa trên cơ sở các yếu tố đã có để tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống phân tích thông tin, để đưa ra các kết luận một cách đầy đủ, nhanh chóng, chính xác, đối với các vấn đề cần nghiên cứu và dự kiến các phương hướng và cách thức chủ yếu để giải quyết các vấn đề đặt ra. Trong đó cần chú trọng sử dụng các phương pháp thống kê hiện đại, sử dụng các mô hình toán để giải các bài toán tối ưu hoá và sử dụng rộng rãi đội ngũ chuyên gia.

- Hoàn thiện hệ thống kế toán và thông tin báo cáo, nhằm thu thập, xử lý và cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết trong quá trình hoạt động của các ngân hàng cho các cấp quản lý để ra quyết định, bao gồm các thông

tin về toàn bộ tình hình các giao dịch hiện hành và các nghiệp vụ được tiến hành và cũng bao gồm cả các thông tin báo cáo cần phải cung cấp cho thị trường.

3.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nƣớc và Ngân hàng Nhà nƣớc

3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước

Nhà nước cần tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô có thể gắn liền với ba mục tiêu, đó là: ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát và duy trì tăng trưởng bền vững.

Ổn định tiền tệ: công tác huy động vốn sẽ có lợi hơn nếu công chúng có lòng tin vào sự ổn định của đồng bản tệ. Trong giai đoạn mở cửa, việc người dân dùng một lượng lớn nguồn tiền nhàn rỗi để mua vàng, ngoại tệ, bất động sản cho thấy sự thiếu tin tưởng vào sự ổn định tiền tệ. Chỉ khi nào có được sự ổn định về tiền tệ thì khi đó khách hàng mới yên tâm gửi tiền cũng như vay tiền tại ngân hàng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Kiểm soát lạm phát: duy trì lạm phát ở mức hợp lý, đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiền. Điều này sẽ khuyến khích công chúng đầu tư vào thị trường tài chính.

Duy trì tăng trưởng bền vững: để đạt được các mục tiêu trên, Nhà nước cần tạo ra một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Môi trường vĩ mô ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn qua ngân hàng. Nó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn nhưng cũng có thể cản trở, làm hạn chế công tác này. Đối với người Việt Nam hiện nay, một trong những nội dung của việc tạo lập ổn định nền kinh tế vĩ mô là ổn định tiền tệ. Đây là điều kiện cần thiết cho việc thực thi có hiệu quả các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cũng như chất lượng huy động vốn qua ngân hàng.

Nhà nước cần ban hành hệ thống pháp lý đồng bộ và rõ ràng. Hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước là một đề tài đã được bàn luận đến quá nhiều trong các đề tài về kinh doanh ngân hàng tuy nhiên cụ thể làm như thế nào cho từng nội dung nghiệp vụ lại là một vấn đề khá rắc rối. Chẳng hạn trong hoạt động huy động vốn: việc cải tiến sản phẩm huy động vốn cũng chịu ảnh hưởng lớn của quá trình quốc tế hoá. Nhiều sản phẩm đã quen thuộc với nước ngoài và trong nước cũng đã bắt đầu có nhu cầu sử dụng nhưng hệ thống quy phạm pháp luật của ngân hàng Việt Nam lại chưa cho phép sử dụng. Hoặc có những sản phẩm hiện nay đã có thể sử dụng thông qua sự hỗ trợ của công nghệ tin học nhưng lại chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể. Những thực tế này gây thiệt hại cho cả ngân hàng và khách hàng. Ngoài ra, luật pháp cũng còn có nhiều yếu tố chưa chi tiết để hỗ trợ các ngân hàng cải tiến các hình thức huy động vốn. Ngân hàng có nhu cầu nhận gửi, hoặc giải toả vốn nhanh cho khách hàng hoặc tận dụng các chứng từ huy động vốn như một nguồn để thế chấp, cầm cố vay vốn nhưng lại phải trải qua nhiều khâu giấy tờ, thủ tục phức tạp. Việc Nhà nước ban hành các văn bản luật và dưới luật một cách có hệ thống, đảm bảo mọi hoạt động tài chính tiền tệ, tín dụng đều được pháp luật hoá và có tính hiệu quả cao không chỉ tạo niềm tin với công chúng mà với những quy định khuyến khích của Nhà nước sẽ tác động trực tiếp đến việc điều chỉnh quan hệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm, chuyển dần tài sản tích trữ dưới dạng vàng, ngoại tệ hoặc bất động sản sang đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh hoặc gửi vốn vào ngân hàng.

Nhà nước cần nâng cao tính hiệu quả của chính sách tài chính và chính sách tiền tệ, tăng cường sự vững mạnh của hệ thống tài chính. Chính sách tài chính và chính sách tiền tệ là hai thành phần cơ bản trong chiến lược phát triển kinh tế của Nhà nước. Trong việc xây dựng và thực thi các chính sách này, điều quan trọng là phải phân định rõ các mục tiêu và các công cụ của

chính sách, tăng cường phối hợp chính sách giữa những cơ quan có quyền hạn và trách nhiệm chính về các chính sách tương ứng, giảm thiểu các xung đột xảy ra trong việc thực hiện mục tiêu giữa hai chính sách gây khó khăn cho việc áp dụng và triển khai của các ngân hàng thương mại.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước là nơi ban hành và thực thi chính sách tiền tê, do vậy, cần phải có một chính sách tiền tệ ổn định để người dân có thể yên tâm gửi tiền vào ngân hàng mà không lo bị mất giá.

Ngân hàng Nhà nước phải thực thi chính sách tiền tệ quốc gia một cách linh hoạt, trong đó tạo dựng được một chính sách lãi suất phù hợp với quy luật cung - cầu trên thị trường, điều hành sáng suốt chính sách tỷ giá, tăng cường vận dụng công cụ thị trường mở trong việc kiểm soát cung - cầu tiền thay cho công cụ dự trữ bắt buộc.

Ngân hàng Nhà nước có chức năng quản lý và điều hành hệ thống ngân hàng thương mại. là ngân hàng của các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng định hướng cho các ngân hàng thương mại trong các hoạt động của ngân hàng và tác động rất lớn đến chiến lược huy động vốn của ngân hàng. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện chính sác tiền tệ hợp lý nhằm khuyến khích người dân gửi tiền, bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng cần phải xây dựng được một hệ thống thông tin hỗ trợ các ngân hàng công khai, đầy đủ và kịp thời, sớm cho ra đời các công cụ, nghiệp vụ tài chính mới nhằm làm tăng tính hiệu quả, giảm rủi ro cho hoạt động của hệ thống tài chính.

KẾT LUẬN

Dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập hiện nay ngày càng đa dạng và hoàn hảo nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng cũng như yêu cầu tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Tuy nhiên, cho dù dịch vụ ngân hàng phát triển ở mức độ nào thì nghiệp vụ huy động vốn vẫn luôn được các ngân hàng quan tâm và duy trì vì đây là nghiệp vụ cơ bản, truyền thống và không thể thiếu được của ngân hàng. Ở Việt Nam hiện nay, do nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế rất lớn trong khi tích luỹ về vốn trong nền kinh tế còn thấp và hoạt động ngân hàng còn kém phát triển so với các nước trong khu vực nên dường như các ngân hàng vẫn chỉ quan tâm đến số lượng vốn huy động mà chưa quan tâm đúng mức đến mặt chất lượng. Một khi đã trở thành thành viên của WTO, thị trường tiền tệ của Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi với sự tham gia ngày càng nhiều của các ngân hàng nước ngoài có tên tuổi với năng lực cung cấp dịch vụ tốt hơn hẳn các ngân hàng trong nước. Khi đó, yêu cầu nâng cao năng cao chất lượng hoạt động trong đó có hoạt động huy động vốn của các ngân hàng trong nước ngày càng cấp thiết. Ngoài ra, các ngân hàng trong nước còn phải cạnh tranh với các tổ chức tài chính khác như công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư, ... Trước nguy cơ bị chia sẻ các nguồn lực mà trước đây gần như hoàn toàn thuộc về mình, các ngân hàng thương mại cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc thu hút khách hàng.

Với mục tiêu trở thành một ngân hàng tầm cỡ trong khu vực trong vòng 5 – 10 năm tới, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cần được quan tâm hơn nữa theo hướng có một cơ cấu vốn có chất lượng và có sự phù hợp giữa nhu cầu và khả năng sử dụng vốn.

Xuất phát từ những yêu cầu đó, luận văn đã phân tích và đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hoạt đông huy động vốn đặc biệt là chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2002, 2003, 2004, 2005, 2006 và 2007.

2. David Begg (1995), Kinh tế học (sách dịch của Trường Đại học Kinh tế quốc dân), Hà Nội.

3. Lê Vinh Danh (1997), Tiền và hoạt động ngân hàng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Trịnh Thị Hoa Mai (1999), Giáo trình Kinh tế học tiền tệ - ngân hàng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Frederic S. Mishkin (1994), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính

(bản dịch của Nguyễn Quang Cư, Nguyễn Đức Dỵ), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

6. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo thường niên 2002, 2003, 2004, 2005 và 2006.

7. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (2003), Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Paul A. Samuelson (1989), Kinh tế học, Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội.

9. Pháp lệnh Ngân hàng về Ngân hàng thương mại, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính năm 1990.

10. Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX năm 1997.

11. Tạp chí Ngân hàng các năm 2003, 2004, 2005, 2006 và 2007.

2006 và 2007.

13. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2003), Tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam, Cục Xuất bản - Bộ Văn hoá Thông tin.

14. Viện nghiên cứu Khoa học Ngân hàng (2003), Những thách thức của Ngân hàng thương mại Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 116)