PHÂN QUYỀN TRONG CƠ CẤU TỔ CHỨC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức tại văn phòng đại diện ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực miền nam (Trang 33 - 35)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC

1.3. PHÂN QUYỀN TRONG CƠ CẤU TỔ CHỨC

1.3.1. Các loại quyền hạn trong tổ chức

Quyền hạn trực tuyến: Là quyền hạn cho phép ngƣời quản trị ra quyết định và giám sát trực tiếp đối với cấp dƣới.

Quyền hạn tham mƣu: Là thực hiện chức năng điều tra, khảo sát, nghiên cứu, phân tích và đƣa ra những ý kiến tƣ vấn cho những ngƣời quản trị trực tuyến mà họ có trách nhiệm phải quan hệ. Sản phẩm lao động của cán bộ hay bộ phận tham mƣu là những lời khuyên chứ không phải là các quyết định cuối cùng.

Quyền hạn chức năng: Là quyền trao cho một cá nhân ra quyết định và kiểm soát những hoạt động nhất định của các bộ phận khác.

1.3.2. Nguyên tắc phân quyền

- Chức trách và quyền hạn rõ ràng: nhà quản trị khi giao chức trách quyền hạn cho ngƣời dƣới quyền mình, phải có quy định r ràng và đƣợc công bố công khai.

- Không giao quyền vƣợt cấp: nhà quản trị khi giao quyền, chỉ có thể trao cho từng cấp, không thể vƣợt cấp.

- Đảm bảo khống chế có kết quả: nhà quản trị thông qua việc định ra các tiêu chuẩn công tác, chế độ sát hạch, chế độ báo cáo và biện pháp giám sát, đôn đốc rõ ràng để nắm đƣợc kết quả công việc của ngƣời dƣới quyền.

- Ứng biến quyền hành: nhà quản trị khi giao quyền cho cấp dƣới phải phù hợp với tính chất, quy mô, phƣơng pháp kiểm soát của tổ chức cũng nhƣ khả năng của họ.

1.3.3. Yêu cầu khi phân quyền

- Rộng rãi với cấp dƣới, s n sàng cho họ cơ hội để tự khẳng định mình. Tuy nhiên, sự rộng rãi không đƣợc làm mất sự uy nghiêm của nhà quản trị.

- S n sàng giao cho nhà quản trị cấp dƣới nhứng quyền hạn nhất đinh, kể cả quyền ra những quyết định. Phân phối quyền ra quyết định trong tổ chức để kiểm soát các hoạt động tạo ra giá trị tốt nhất, gọi là phân công theo chiều dọc. Quyết định phân bổ con ngƣời và nhiệm vụ cho các chức năng và bộ phận để tăng giá trị của họ, đó là các lựa chọn phân công theo chiều ngang.

- Tin tƣởng vào cấp dƣới. Cốt lõi của vấn đề phân quyền là Cần phải tin vào nhân viên của mình . Ngƣời lãnh đạo doanh nghiệp cần phải trao quyền quyết định cho các cấp càng thấp càng tôt để phát huy tính tự chủ cuẩ họ tránh trƣờng hợp trao quyền rồi, vẫn không yên tâm, luôn nghi ngờ cấp dƣới, thƣờng xuyên can thiệp, ngăn cản việc thực thi, tự chủ của cấp dƣới đƣợc trao quyền.

- Chấp nhận thất bại của cấp dƣới. Để khai thác đƣợc tối đa nguồn lực chất xám trong doanh nghiệp, ngƣời lãnh đạo cần phải giao quyền tự quyết định giải quyết các vấn đề cho các cấp. Họ phải học cách tự mình gỡ rối và nếm trải cả thành công lẫn thất bại. Và khi đó, nhà quản trị cần biết chấp nhận thất bại của ngƣời dƣới quyền.

- Biết cách kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện nhiệm vụ của cấp dƣới. Cơ cấu tổ chức gắn con ngƣời với nhiệm vụ, vai trò và chỉ rõ cách thức những con ngƣời này kết hợp với nhau. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức không tự nó hàm chứa cơ chế động viên con ngƣời. Vì thế cần có kiểm soát, mục đích là để cung cấp cho nhà quản trị một công cụ để hƣớng nhân viên làm việc hƣớng đến mục tiêu chung của tổ chức, nhận rõ các phản hồi giúp tổ chức và các thành viên của nó thƣc hiện tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức tại văn phòng đại diện ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực miền nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)