Kỹ năng lấy lời khai

Một phần của tài liệu Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ của thẩm phán trong việc giải quyết các vụ án dân sự (Trang 27 - 34)

1.2. Kỹ năng thu thập chứng cứ của Tòa án trong giải quyết các vụ án dân sự

1.2.2. Kỹ năng lấy lời khai

Thông thƣờng khi giải quyết vụ án dân sự, Tòa án không chỉ căn cứ trên những tài liệu chứng cứ do Tòa án giao nộp để giải quyết vụ án mà Tòa án cần phải thu thập thêm những tài liệu, chứng cứ khác. Ngoài việc yêu cầu đƣơng sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân…giao nộp các tài liệu chứng cứ còn thiếu iên quan đến việc giải quyết vụ án thì lấy lời khai của đƣơng sự, của ngƣời làm chứng…cũng à một biện pháp thu thập tài liệu, chứng cứ làm căn cứ giải quyết vụ án dân sự. Trong quá trình giải quyết vụ án, xét thấy, nội dung bản tự khai do đƣơng sự giao nộp còn thiếu hoặc đƣơng sự không đƣa ra quan điểm iên quan đến việc giải quyết vụ án (không có bản tự khai) hoặc cần lấy lời khai của ngƣời làm chứng để làm rõ hơn các tình tiết của vụ án thì Tòa án cần tiến hành lấy lời khai của họ. Việc lấy lời khai của đƣơng sự, của ngƣời làm chứng… cũng à một nghệ thuật. Ngoài việc áp dụng nhuần nhuyễn các quy định của pháp luật tố tụng dân sự, ngƣời tiến hành lấy lời khai cần phải có kinh nghiệm mới đạt đƣợc hiệu quả tối đa. Để việc lấy lời khai có hiệu quả cần chú ý những vấn đề sau:

- Trƣớc khi lấy lời khai, Thẩm phán cần nắm rõ nội dung vụ án, đối tƣợng mình cần lấy lời khai sắp tới;

- Vạch ra nội dung cần làm (lấy lời khai ở những nội dung gì?); - Sắp xếp thành phần, địa điểm, thời gian…để tiến hành lấy lời khai; - Khi tiến hành lấy lời khai cần quan sát thái độ, diễn biến tâm lý của đƣơng sự, ngƣời làm chứng.

Việc này áp dụng chung cho việc lấy lời khai (lấy lời của đƣơng sự và lấy lời khai của ngƣời làm chứng hay làm việc với cá nhân, cơ quan, tổ

21

chức…). Tuy nhiên, ngoài những quy định chung, kỹ năng áp dụng chung cho việc lấy lời khai thì việc lấy lời khai của đƣơng sự cũng có những tính chất, đặc thù riêng so với việc lấy lời khai của ngƣời làm chứng.

1.2.2.1. Kỹ năng lấy lời khai của đương sự

- Xác định điều kiện lấy lời khai của đƣơng sự:

Đƣơng sự là nguyên đơn, bị đơn, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hay nói cách khác là những ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ gắn liền với vụ án. Họ à ngƣời trực tiếp iên quan đến các tình tiết trong vụ án. Vì vậy, việc lấy lời khai của đƣơng sự có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc làm sáng tỏ nội dung vụ án, à cơ sở để xác định đƣợc đƣờng lối giải quyết vụ án. Về nguyên tắc, lời khai của đƣơng sự do đƣơng sự tự cung cấp, tự viết hoặc đánh máy và ký tên (dƣới dạng văn bản). Điều 98 BLTTDS quy định “Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Đương sự phải tự viết bản khai và ký tên của mình. Trường hợp đương sự không thể tự viết được thì Thẩm phán lấy lời khai của đương sự. Thẩm phán tự mình hoặc

Thư ký Tòa án ghi lại lời khai của đương sự vào biên bản….”24

. Do đó, Tòa án chỉ có thể tiến hành lấy lời khai khi xét thấy nội dung bản tự khai của họ không đầy đủ hoặc họ không giao nộp bản tự khai trình bày về các vấn đề iên quan đến việc giải quyết vụ án.

- Phƣơng pháp ấy lời khai của đƣơng sự:

Việc lấy lời khai của đƣơng sự do Thẩm phán tiến hành. Thƣ ký Tòa án chỉ có thể giúp Thẩm phán ghi lại lời khai của đƣơng sự vào biên bản. Vậy để việc lấy lời khai của đƣơng sự đƣợc hiệu quả, Thẩm phán phải nắm chắc các tình tiết có ý nghĩa quan trọng của vụ án, các quy định của pháp luật nội dung cần áp dụng giải quyết vụ án. Lời khai của đƣơng sự phải tập trung làm rõ nội dung cơ bản của vụ án. Đối với những đƣơng sự đã có ời khai nhƣng khai chƣa đầy đủ, rõ ràng, Thẩm phán chỉ tập trung vào những

24

22

tình tiết mà đƣơng sự khai còn thiếu, chƣa rõ ràng. Đối với đƣơng sự chƣa có bản tự khai, Tòa án khi lấy lời khai của họ cần vạch ra tất cả các nội dung cần àm rõ iên quan đến việc giải quyết vụ án. Tránh việc lấy lời khai không đầy đủ, phải lấy đi, ấy lại nhiều lần gây bức xúc cho đƣơng sự. Thực tế cho thấy, khi lấy lời khai của đƣơng sự Thẩm phán không nên bắt tay vào việc lấy lời khai ngay mà cần quan sát thái độ, nắm bắt tâm lý, tạo niềm tin cho đƣơng sự (thể hiện thái độ công minh, không bênh vực bên nào). Việc lấy lời khai của đƣơng sự phải đƣợc lập thành văn bản, Thẩm phán tự mình hoặc Thƣ ký Tòa án ghi ại lời khai của đƣơng sự vào biên bản.

Ngoài phần nội dung lấy lời khai của đƣơng sự, Thẩm phán cần chú ý tới địa điểm, thời gian, thành phần tiến hành lấy lời khai của đƣơng sự tại trụ sở Tòa án cũng nhƣ ngoài trụ sở Tòa án. Lấy lời khai của đƣơng sự tại trụ sở Tòa án hay ngoài trụ sở Tòa án, Thẩm phán đều phải thông báo, có văn bản thông báo liên hệ với đƣơng sự, cơ quan tổ chức nơi đƣơng sự đang sinh sống, làm việc…về thời gian, địa điểm làm việc cụ thể để họ có thể sắp xếp công việc... làm việc với Tòa án. Những trƣờng hợp Tòa án lấy lời khai của đƣơng sự ngoài trụ sở Tòa án do đƣơng sự bị hạn chế quyền tự do (đƣơng sự đang bị tam giam, chấp hành hình phạt tù); đƣơng sự bị bệnh, đang điều trị tại các cơ sở y tế; đƣơng sự già yếu không thể tới trụ sở Tòa án để tham gia tố tụng….

Ví dụ lấy lời khai của đƣơng sự đang bị tạm giam phải đƣợc thực hiện tại trại giam theo bố trí của Ban giám thị trại tạm giam; lấy lời khai của đƣơng sự bị bệnh đang điều trị tại cơ sở y tế phải đƣợc thực hiện tại nơi họ đang điều trị; lấy lời khai của đƣơng sự tại nhà (do đƣơng sự không chấp hành theo triệu tập của Tòa án, trốn tránh nghĩa vụ)… thì khi ấy lời khai của họ thì cần phải mời ngƣời chứng kiến và phải có xác nhận của cơ quan, chính quyền địa phƣơng nơi Thẩm phán tiến hành lấy lời khai của đƣơng sự.

Đối với đƣơng sự đƣợc quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 69 Bộ luật Tố tụng dân sự, tức à đƣơng sự chƣa đủ 6 tuổi hoặc ngƣời mất năng ực

23

hành vi dân sự; đƣơng sự từ đủ 6 tuổi đến chƣa đủ 15 tuổi; đƣơng sự là ngƣời hạn chế năng ực hành vi dân sự, ngƣời có khó khăn trong nhận thức (đƣơng sự đặc biệt)…Việc lấy lời khai phải có ngƣời giám hộ, ngƣời đại diện hợp pháp…. của họ chứng kiến, ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào biên bản lấy lời khai.

Thông thƣờng nguyên đơn, bị đơn, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền và lợi ích khác nhau nên lời khai của họ thƣờng chứa đựng những thông tin có lợi cho họ. Do đó khi tiến hành lấy lời khai của đƣơng sự, đồng thời với việc phải ghi nhận lời khai của họ, chúng ta phải ƣu ý hỏi họ có giao nộp kèm theo tài liệu chứng cứ mà họ khai ra không (nếu có thì thu thập, nếu không có thì hỏi lý do vì sao không giao nộp). Hoặc họ khai ra ngƣời làm chứng, ngƣời chứng kiến thì họ phải cung cấp đƣợc thông tin về ngƣời làm chứng, chứng kiến. Đồng thời phải kết hợp với các chứng cứ khác thì mới xác định đƣợc đâu à chứng cứ cốt lõi của vụ án.

- Cách ghi biên bản lấy lời khai:

Khi ghi biên bản lấy lời khai của đƣơng sự, Thẩm phán tự mình hoặc Thƣ ký Tòa án ghi biên bản. Nội dung biên bản phải thể hiện rõ thời gian (giờ, ngày, tháng, năm); địa điểm lấy lời khai; thành phần những ngƣời tiến hành lấy lời khai; thông tin về ngƣời đƣợc lấy lời khai (họ, tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp… của nguyên đơn, bị đơn hoặc ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan); nội dung cần lấy lời khai. Biên bản phải phải ghi đầy đủ, chính xác nội dung, quan điểm của đƣơng sự khai. Nếu là những lời khai quan trọng phải ghi đúng cả lời văn của ngƣời khai vào biên bản lấy lời khai. Trƣờng hợp đƣơng sự từ chối khai hoặc có thái độ đáng chú ý trong quá trình lấy lời khai cũng cần phản ánh vào biên bản (ví dụ thái độ ngập ngừng, luống cuống, khóc, không khai báo, thách thức, khiếm nhã…).

Mỗi chữ mỗi câu thêm vào hoặc bỏ đi trong biên bản phải đƣợc cả ngƣời lấy lời khai và ngƣời khai xác nhận; những dòng còn trống phải gạch đi.

24

Sau khi lập xong biên bản, nội dung biên bản lấy lời khai phải đƣợc ngƣời lấy lời khai đọc lại hoặc để họ tự đọc để họ xác nhận lại nội dung hoặc có yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai hay không. Chữ viết trong biên bản phải rõ ràng, dễ đọc, không đƣợc viết tắt, chỉ viết một loại mực mà không đƣợc viết nhiều loại mực…

Nếu ngƣời khai đã xác nhận nội dung, không còn ý kiến nào khác thì ngƣời khai ký tên xác nhận vào biên bản. Nếu ngƣời khai không biết chữ thì cho điểm chỉ xác nhận, đối với ngƣời khai này thì nhất thiết phải có ngƣời chứng kiến quá trình lấy lời khai của Thẩm phán và đồng thời họ cũng ký tên chứng kiến vào biên bản lấy lời khai. Nếu ngƣời khai không ký thì yêu cầu họ phải khai rõ lý do vì sao không ký tên xác nhận; nếu đã giải thích họ vẫn không ký, không khai lý do vì sao không ký tên thì Thẩm phán mời ngƣời làm chứng đến xác nhận sự việc và ký tên vào biên bản.

Trƣờng hợp biên bản lấy lời khai của đƣơng sự đƣợc lập ngoài trụ sở của Tòa án thì phải có ngƣời chứng kiến và có xác nhận của ủy ban nhân dân, công an xã, phƣờng, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức… nơi ập biên bản; cũng nhƣ phải có chữ ký của ngƣời tiến hành lấy lời khai.

Việc lấy lời khai của đƣơng sự có thể đƣợc thực hiện trƣớc hoặc tại phiên tòa. Đối với trƣờng hợp lấy lời khai trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thông thƣờng do Thẩm phán tiến hành và thƣờng đƣợc lập thanh văn bản, trƣờng hợp sử dụng phƣơng tiện hỗ trợ là sản phẩm của công nghệ thông tin (băng ghi âm, đĩa ghi hình….), thì ngoài ƣu giữ băng ghi âm, đĩa ghi hình….vẫn phải có văn bản xác nhận xuất xứ của chúng. Đối với trƣờng hợp lấy lời khai của đƣơng sự tại phiên tòa, do Hội đồng xét xử tiến hành, việc Tòa án tiến hành lấy lời khai của đƣơng sự không cần phải kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của chúng.

1.2.2.2 Kỹ năng lấy lời khai người làm chứng

Điều 77 BLTTDS quy định: “Người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu

25

tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực

hành vi dân sự không thể là người làm chứng”25.

Theo yêu cầu của đƣơng sự hoặc trong quá trình giải quyết vụ án xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tiến hành lấy lời khai của ngƣời làm chứng. Kỹ năng ấy lời khai ngƣời làm chứng cũng tƣơng tự kỹ năng lấy lời khai của đƣơng sự. Tuy nhiên cần ƣu ý, đối với đối tƣợng ngƣời làm chứng chƣa đủ 18 tuổi hoặc ngƣời làm chứng bị hạn chế năng ực hành vi dân sự, phải đƣợc tiến hành với sự có mặt của ngƣời đại diện theo pháp luật hoặc ngƣời đang thực hiện việc quản ý, trông nom ngƣời đó.

- Xác định điều kiện để lấy lời khai của ngƣời làm chứng

Ngƣời làm chứng à ngƣời đƣợc đƣơng sự nói đến hoặc do cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đến để khai báo những tình tiết có iên quan đến vụ án mà họ đƣợc biết, họ không có quyền lợi, nghĩa vụ iên quan đến vụ án. Lời khai của những ngƣời này có thể chứa đựng nhiều chứng cứ về những tình tiết cần chứng minh nhằm giúp Tòa án tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Tuy vậy, lời khai của ngƣời làm chứng cũng có thể bị sai lệch và không phù hợp với sự thật khách quan vì có thể họ bị mua chuộc, dụ dỗ, đe dọa, dẫn tới họ cố tình khai báo sai sự thật, hay ngƣời làm chứng không nhớ kỹ đúng sự việc đã chứng kiến. Trong các trƣờng hợp đó ời khai của ngƣời làm chứng sẽ không mang tính khách quan. Các lời khai của ngƣời làm chứng luôn phải đƣợc đánh giá với các chứng cứ khác của vụ án.

Bộ luật Tố tụng dân sự quy định trƣờng hợp cần lấy lời khai của ngƣời làm chứng tại Điều 99, đó à trƣờng hợp “theo yêu cầu của đương sự

hoặc khi xét thấy cần thiết”26. Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày

03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã giải thích rõ các trƣờng hợp Tòa án tiến hành lấy lời khai của ngƣời làm chứng: “Khi đương sự có yêu cầu bằng văn bản lấy lời khai của người làm chứng, thì Toà án tiến hành lấy lời khai của người làm chứng đó. Khi xét thấy cần

25

Điều 98 BLTTDS năm 2015

26

thiết, tuy đương sự không có yêu cầu, Thẩm phán có thể tiến hành lấy lời khai của người làm chứng. Được coi là “cần thiết” nếu việc lấy lời khai của người làm chứng bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được toàn

diện, chính xác, công minh, đúng pháp luật’’27

.

Đối với trƣờng hợp Thẩm phán lấy lời khai của ngƣời làm chứng theo yêu cầu của đƣơng sự thì trƣớc khi áp dụng biện pháp này, Thẩm phán phải xem xét đủ các điều kiện để thu thập chứng cứ theo yêu cầu của đƣơng sự hay không. Khi đã thấy đủ rồi, Thẩm phán mới ban hành giấy triệu tập gửi cho ngƣời làm chứng. Trong giấy triệu tập phải ghi rõ lý do triệu tập (để làm chứng trong vụ án...), thời gian, địa điểm làm việc... theo mẫu giấy triệu tập chung của Tòa án. Giấy triệu tập phải đƣợc tống đạt hợp lệ tới ngƣời làm chứng.

Trƣờng hợp xét thấy cần thiết Tòa án tiến hành lầy lời khai của ngƣời làm chứng à trƣờng hợp đƣơng sự không có yêu cầu nhƣng Tòa án vẫn tiến hành lấy lời khai của ngƣời làm chứng để àm rõ hơn các tình tiết của vụ án, nếu không lấy lời khai của ngƣời làm chứng này thì sẽ không làm rõ nét các tình tiết của vụ án. Nhƣ vậy, đƣợc coi à “cần thiết” nếu việc lấy lời khai của ngƣời làm chứng bảo đảm cho việc giải quyết vụ án dân sự đƣợc toàn diện, chính xác, công minh, đúng pháp uật.

- Phƣơng pháp ấy lời khai ngƣời làm chứng và cách ghi biên bản lấy lời khai ngƣời làm chứng về cơ bản đƣợc thực hiện giống nhƣ đối với phƣơng pháp ấy lời khai của đƣơng sự và cách ghi biên bản lấy lời khai của đƣơng sự. Tuy vậy cũng có một số điểm mà Thẩm phán cần chú ý thêm khi lập biên bản, đó à: Phải ghi rõ mối quan hệ giữa ngƣời làm chứng với các đƣơng sự trong vụ án. Nếu ngƣời làm chứng là thân thích, gần gũi với đƣơng sự nhƣ cha, mẹ, vợ, con, anh chị em… hoặc bạn bè thân thích thì trong biên bản cũng phải ghi rõ quan hệ đó. Phải đảm bảo, ngƣời làm chứng đã đƣợc Thẩm phán giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định

27

27

của pháp luật tố tụng dân sự. Cam đoan của ngƣời làm chứng về việc khai trung thực về những tình tiết của vụ án mà mình biết đƣợc, nếu khai báo không trung thực sẽ phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về lời khai của

Một phần của tài liệu Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ của thẩm phán trong việc giải quyết các vụ án dân sự (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)