Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng không khách quan, toàn

Một phần của tài liệu Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ của thẩm phán trong việc giải quyết các vụ án dân sự (Trang 64 - 67)

2.1. Thực tiễn thực hiện kỹ năng thu thập chứng cứ của Tòa án trong giả

2.1.2. Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng không khách quan, toàn

2.1.2. Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng không khách quan, toàn diện quan, toàn diện

Đặc thù của giải quyết, xét xử án dân sự khác với việc giải quyết, xét xử các vụ án hình sự, nhất là trong việc lấy lời khai của đƣơng sự, ngƣời làm chứng để làm sáng tỏ vụ án. Thực tiễn cho thấy, trong rất nhiều vụ án đƣơng sự không hợp tác, trây ỳ, trốn tránh, không chấp hành theo giấy triệu tập của Tòa án để trốn tránh nghĩa vụ của mình. Nhƣ, không đến Tòa để cung cấp lời khai, chứng cứ mặc dù Tòa đã triệu tập nhiều lần hoặc trong quá trình lấy

58

lời khai thì chống đối, khai không đúng sự thật nhằm có lợi cho mình dẫn đến gây khó khăn trong việc thu thập chứng cứ. Nhiều trƣơng hợp đƣơng sự, ngƣời làm chứng có cung cấp thông tiên iên quan đến việc giải quyết vụ án (khai) nhƣng từ chối ký tên, điểm chỉ xác nhận vào biên bản, hoặc có những lời lẽ, hành vi cản trở việc tiến hành lấy lời khai của đƣơng sự, ngƣời làm chứng (chửi bới, xúc phạm, đe dọa…) hoặc ngƣời làm chứng từ chối cung cấp thông tin vì sợ đƣơng sự trả thù, ảnh hƣởng đến quan hệ, tình cảm anh em, tình àng, nghĩa xóm… Những trƣờng hợp trên đã gây khó khăn trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ của Tòa án. Dẫn đến nhiều vụ án dân sự giải quyết không đúng thời hạn, bị kéo dài, bị tạm đình chỉ nhiều lần hoặc không phản ánh đúng bản chất của vụ án.

Khó khăn trong việc lấy lời khai của đƣơng sự, của ngƣời làm chứng thƣờng có hai yếu tố mang lại, đó à yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Thực tiễn cho thấy, trong rất nhiều vụ án dân sự đƣơng sự không hợp tác, cố ý không đến Tòa để cung cấp lời khai, chứng cứ mặc dù Tòa đã triệu tập nhiều lần hoặc trong quá trình lấy lời khai thì chống đối, khai gian dối, không đúng sự thật khách quan hoặc cố tình giấu diếm những tình tiết có lợi cho mình. Nhiều đƣơng sự sau khi khai không ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản, cố ý gây khó dễ trong hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án. Những trƣờng hợp trên đã dẫn đến nhiều vụ việc giải quyết không đúng thời hạn, không phản ánh đúng sự thật khách quan của vụ việc. Đây à yếu tố khách quan.

Yếu tố chủ quan là do chính những ngƣời tiến hành tố tụng, đặc biệt là Thẩm phán trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao còn thiếu trách nhiệm, thiếu kỹ năng dẫn đến việc lấy lời khai của đƣơng sự, ngƣời làm chứng không đúng trình tự thủ tục tố tụng dân sự, còn qua loa, còn nhiều thiếu sót, không khách quan, không toàn diện…. Đây đƣợc xem là lỗi chủ quan của Thẩm phán trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ. Lấy lời khai của đƣơng sự là hoạt động thu thập tài liệu, chứng cứ của Tòa án. Tuy nhiên,

59

nếu Thẩm phán thu thập chứng cứ không đúng trình tự thủ tục tố tụng dân sự, hay lấy thời khai qua oa… sẽ rất dễ dẫn tới vi phạm thủ tục tố tụng, kết quả là bản án bị hủy, bị cải sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán.

Ví dụ: Trong vụ án Tranh chấp chia di sản thừa kế: Cụ Nguyễn Đức L và cụ Trần Thị C có 06 ngƣời con là: Bà Nguyễn Thị H (chết năm 1968), ông Nguyễn Văn T (chết năm 2004), ông Nguyễn Đức C (chết năm 1975), bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị M và bà Nguyễn Thị A. Quá trình chung sống cụ L và cụ C tạo lập đƣợc ngôi nhà diện tích khoảng 87m2 gắn liền với diện tích đất 343m2, tại thửa số 78, tờ bản đồ số 25, địa chỉ: Phƣờng AC, thành phố H, tỉnh H. Vợ chồng ông T và bà Trần Thị L ở cùng với cụ L, cụ C tại ngôi nhà này.

Năm 1982, cụ L chết, năm 2004 cụ C và ông T chết. Sau khi cụ C chết, vợ và các con ông T vẫn ở ngôi nhà này. Anh Nguyễn Văn D (con trai ông T và bà Trần L) đã tự ý xây nhà mà không đƣợc sự đồng ý của những ngƣời thừa kế. Vì vậy, bà A khởi kiện yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế đối với thửa đất nêu trên.

Phía bị đơn (anh Nguyễn Văn D) thì trình bày: Anh D xác nhận nguồn gốc di sản à nhà đất tại phƣờng AC, thành phố H, tỉnh H là của cụ L và cụ C để lại nhƣng không đồng ý với yêu cầu khởi kiện, vì anh D cho rằng. Cụ C đã ập Bản thỏa thuận giao chia tài sản cho con cháu với nội dung “Giao cho con trai Nguyễn Văn T căn nhà ớn và diện tích đất là 295m2 có ranh giới, mốc giới cụ thể và giao cho Nguyễn Đức T và Nguyễn Đức P căn nhà dƣới và diện tích 135m2

. Tôi viết giấy này để làm di chúc sau này và làm bằng chứng cho con trai tôi và cháu nội tôi đƣợc toàn quyền quyết định và sử dụng, ngoài ra không ai đƣợc phân chia thêm ngoài di chúc này đƣợc, nhờ chính quyền địa phƣơng xác định cho chúng tôi để khỏi trở ngại sau này…”.

Việc phân chia tài sản này tất cả các con và các cháu của cụ C đều biết và không ai có ý kiến gì. Khi còn sống cụ L và cụ C đã giao nhà, đất

60

cho ông T (bố anh D) và hai cháu nội Nguyễn Đức T và Nguyễn Đức P để ở. Sau khi ông T chết, bà Trần L (mẹ anh D) và các anh chị em của anh D hƣởng di sản của ông T để lại. Trong quá trình sử dụng đất, gia đình anh có cơi nới thêm khoảng 40m2

.

Bản án sơ thẩm ngày 07/8/2018 của Tòa án nhân dân thành phố H này bị hủy theo Quyết định giám đốc thẩm ngày 03/10/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại ĐN là do: Quá trình lấy lời khai của anh D, anh D cho rằng gia đình anh có khai phá thêm diện tích đất khoảng 40m2

đất, vị trí khai phá à sau núi. Anh D khai nhƣ vậy à chƣa đầy đủ nhƣng Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm chƣa àm rõ nội dung này. Ngoài ra, trong quá trình giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm anh D có nộp đơn trình bày về việc những ngƣời sống gần gia đình ông D ký àm chứng và đƣợc Ủy ban nhân dân phƣờng xác nhận nội dung. Nhƣng Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm lại cho rằng gia đình anh D không có tài iệu chứng cứ chứng minh nên không xác minh, thu thập chứng cứ để xác định gia đình bị đơn có cơi nới àm tăng diện tích đất hay không mà lại chia thừa kế toàn bộ diện tích đất (trong đó có phần đất gia đình anh D cơi nới thêm) làm ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích của bị đơn. Nhƣ vậy, Thẩm phán đã ấy lời khai của đƣơng sự còn thiếu sót, dẫn đến việc thu thập tài liệu, chứng cứ iên quan đến việc giải quyết vụ án bị thiếu.

Một phần của tài liệu Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ của thẩm phán trong việc giải quyết các vụ án dân sự (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)