Kỹ năng đối chất

Một phần của tài liệu Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ của thẩm phán trong việc giải quyết các vụ án dân sự (Trang 34 - 35)

1.2. Kỹ năng thu thập chứng cứ của Tòa án trong giải quyết các vụ án dân sự

1.2.3. Kỹ năng đối chất

Trong quá trình giải quyết vụ án, khi đƣơng sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đƣơng sự, ngƣời làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đƣơng sự với nhau, giữa đƣơng sự với ngƣời làm chứng, hoặc giữa những ngƣời làm chứng với nhau theo thứ tự hợp lý. Tùy từng trƣờng hợp cụ thể mà tiến hành đối chất về từng vấn đề một hoặc để từng ngƣời trình bày về các vấn đề cần đối chất theo thứ tự.

Ví dụ: Trong vụ án ly hôn, chia tài sản khi y hôn, nguyên đơn (A) yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng à nhà đất. Tuy nhiên giữa nguyên đơn, bị đơn (B) khai về nguồn gốc đất, về chi phí xây dựng nhà trên đất không thống nhất, lời khai của các đƣơng sự mâu thuẫn với nhau. Trong trƣờng hợp này, ngoài việc thu thập các tài liệu chứng cứ iên quan đến nguồn gốc hình thành khối tài sản chung của vợ chồng A thì Thẩm phán cần tiến hành đối chất giữa A và B để àm cơ sở giải quyết vụ án (tính công sức đóng góp của mỗi bên vào khối tài sản chung của vợ chồng…).

Để việc đối chất đƣợc hiệu quả, thì khi tiến hành đối chất, ngoài việc tuân thủ theo các quy định của pháp luật tố tụng dân sự, Thẩm phán cần nắm bắt tâm ý, thái độ của đƣơng sự, ngƣời làm chứng, vạch ra các kế hoạch, nội dung cần đối chất…. Thẩm phán tự mình hoặc Thƣ ký Tòa án ghi biên

28

bản đối chất. Biên bản phải có chữ ký của những ngƣời tham gia đối chất. Thẩm phán tiến hành đối chất, thƣ ký ghi biên bản đối chất phải ký và đóng dấu của Tòa án. Cách ghi biên bản đối chất về cơ bản cũng thực hiện nhƣ đối với trƣờng hợp ghi biên bản lấy lời khai của đƣơng sự và của ngƣời làm chứng.

Một phần của tài liệu Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ của thẩm phán trong việc giải quyết các vụ án dân sự (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)