Xem xét thẩm định tại chỗ không đúng trình tự thủ tục tố tụng và

Một phần của tài liệu Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ của thẩm phán trong việc giải quyết các vụ án dân sự (Trang 70 - 73)

2.1. Thực tiễn thực hiện kỹ năng thu thập chứng cứ của Tòa án trong giả

2.1.4. Xem xét thẩm định tại chỗ không đúng trình tự thủ tục tố tụng và

tụng và những khó khăn thường gặp

Việc xem xét, thẩm định tại chỗ theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự là một biện pháp thu thập chứng cứ mang tính hình thức. Nghĩa à phải tuân thủ đúng trình tự do BLTTDS quy định, nếu không thực hiện theo đúng trình tự này thì việc xem xét, thẩm định tại chỗ không có giá trị chứng minh hoặc chƣa đầy đủ để phán ánh sự thật khách quan của vụ án. Đây à ỗi chủ quan của Thẩm phán khi thực hiện biện pháp thu thập chứng cứ này.

Ví dụ: Trong vụ án hôn nhân và gia đình ( y hôn, chia tài sản khi ly hôn). Khi tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ tài sản mà các bên tranh chấp, theo thời gian, thành phần đƣợc thông báo trong quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ. Tuy nhiên, tại buổi xem xét, thẩm định tại chỗ chỉ có nguyên đơn, bị đơn, các hộ giáp ranh có mặt; ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập (là Ngân hàng A) không có mặt, không có đơn xin vắng mặt nhƣng Thẩm phán chủ trì buổi xem xét, thẩm định tại chỗ vẫn

64

tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ mà không hoãn việc xem xét, thẩm định tại chỗ sang buổi khác. Việc này đã àm ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời thứ 3 và là vi phạm trình tự thủ tục tố tụng dân sự.

Ví dụ: Trong vụ án dân sự về tranh chấp đất đai. Nguyên đơn à bà Vũ Thị T cho rằng bị đơn à ông Dƣơng Thanh Đ ấn hết phần ngõ đi đằng sau nhà bà T. Trong quá trình xem xét, thẩm định tại chỗ, các đƣơng sự, các hộ giáp ranh không thống nhất đƣợc ranh giới, mốc giới. Ranh giới, mốc giới cố định nhƣ các đƣơng sự khai đã không còn trên thực tế. Trong quá trình xem xét, thẩm định tại chỗ, Thẩm phán chủ trì buổi xem xét, thẩm định tại chỗ đã không yêu cầu cán bộ địa chính, chuyên viên của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai, đo vẽ bản đồ diện trạng sử dụng đất của các hộ để tìm ra căn nguyên của vấn đề. Trong trƣờng hợp này, việc thu thập tài liệu, chứng cứ thông qua biện pháp xem xét, thẩm định tại chỗ à chƣa àm hết, àm đủ. Việc này gây khó khăn trong việc đánh giá chứng cứ, thậm chí phải àm đi àm ại nhiều lần, gây bức xúc cho đƣơng sự, kéo dài thời gian giải quyết, xét xử vụ án.

Ngoài những nguyên nhân chủ quan của ngƣời tiến hành tố tụng nói chung, của Thẩm phán nói riêng trong việc xem xét, thẩm định tại chỗ thì việc xem xét, thẩm định tại chỗ trên thực tế còn gặp khó khăn từ những nguyên nhân khách quan. Vì những tài sản tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ thƣờng là những tài sản có giá trị lớn, tài sản quan trọng đối với chủ sở hữu nhƣ động sản, bất động nên đƣơng sự không hợp tác khi Tòa án tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ, nhƣ: Không có mặt ở nhà, đống cổng, đóng cửa, hoặc đang tiến hành việc xem xét thẩm định đƣơng sự bỏ đi, không chr ranh giới, mốc giới hoặc chửi bới cán bộ vào làm việc… Đối với động sản có giá trị lớn nhƣ xe ô tô thì cất giấu, không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật để có lợi cho mình. Những tình trạng đã ảnh hƣởng đến tiến độ giải quyết vụ án, khiến cho vụ án bị kéo dài, gây bức xúc cho các đƣơng sự còn lại.

65

Ví dụ: Vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản: Nguyên đơn à bà Nguyễn Thị B, bị đơn à ông Ngô Quang Thƣởng. Trong quá trình giải quyết vụ án, bị đơn luôn trốn tránh và gây khó khăn trong việc giải quyết vụ án của Tòa án. Khi Thẩm phán đƣợc phân công giải quyết vụ án này tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ, phía bị đơn và ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phía bị đơn vắng mặt, khóa cổng, khóa cửa; Việc đo thực địa của cán bộ chuyên môn cũng gặp không ít những khó khăn vì diện tích đất có tranh chấp này và một hai hộ giáp ranh bênh cạnh chƣa đƣợc cấp GCNQSDĐ. Vì vậy xem xét, thẩm định tại chỗ thực sự rất khó khăn.

Ví dụ: Trong vụ án tranh chấp đất đai: Nguyên đơn à cụ Ngô Quang P khởi kiện bị đơn à ông Ngô Văn Đ. Cụ P khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc ông Đ phải trả lại diện tích 500m2

ông Đ đã mƣợn để ở nhờ từ năm 1999. Cụ P cho rằng, diện tích đất trên là của bố mẹ cụ P để lại cho cụ P. Trƣớc đó khi ông Đ ập gia đình, không có đất ở nên đã mƣợn diện tích đất này của cụ P để dựng nhà ở tạm. Năm 2018 ông Đ xây nhà kiên cố, cụ P không đồng ý và cho rằng đây à đất của cụ P. Phía bị đơn, ông Đ thì cho rằng đây à đất của vợ chồng ông Đ, đã đổi cho cụ P. Do đó ông Đ không đồng ý với yêu cầu của nguyên đơn. Vì vậy trong quá trình giải quyết vụ án, ông Đ và những ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phía bị đơn uôn gây khó khăn cho Tòa án nhƣ: Không chấp hành theo giấy triệu tập của Tòa án, đƣa ra quan điểm nhƣng từ chối ký tên, từ chối nhận văn bản tài liệu do Tòa án tống đạt; dùng những lời lẽ chửi bới, đe dọa ngƣời tiến hành tố tụng…

Thông thƣờng những vụ án dân sự, nhất là những vụ án dân sự phức tạp, đƣơng sự thƣờng là đƣơng sự phía bị đơn à những ngƣời gây khó khăn cho Tòa án trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ cũng nhƣ trong quá trình xét xử vụ án. Họ dùng những lời lẽ xúc phạm, thiếu văn hóa hay có những hành vi, lời lẽ thiếu sự tôn trọng với ngƣời tiến hành tố tụng. Đồng ý là hành vi của họ có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự, tuy nhiên trên thực tế, lại rất khó khăn trong việc có thể xử lý hành chính hoặc hình sự đối với họ. Vì

66

Tòa án không có lực ƣợng hỗ trợ tƣ pháp, muốn đảm bảo việc này phải mời cảnh sát hỗ trợ tƣ pháp từ phía công an, từ địa phƣơng nơi có tài sản tranh chấp. Những ngƣời có thể hỗ trợ Tòa án (Công an xã, phƣờng) lại à ngƣời nhà, ngƣời quen, thậm chí sợ các đối tƣợng trả thù… nên việc xử lý hành chính hay xử lý hình sự cũng rất khó khăn.

Một phần của tài liệu Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ của thẩm phán trong việc giải quyết các vụ án dân sự (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)