Tòa án tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ không đầy đủ khi tiến

Một phần của tài liệu Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ của thẩm phán trong việc giải quyết các vụ án dân sự (Trang 61 - 64)

2.1. Thực tiễn thực hiện kỹ năng thu thập chứng cứ của Tòa án trong giả

2.1.1 Tòa án tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ không đầy đủ khi tiến

tiến hành giải quyết vụ án dân sự

Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nói chung, Thẩm phán đƣợc phân công giải quyết vụ án dân sự thu thập tài liệu, chứng cứ nói riêng trong việc giải quyết vụ án dân sự trên thực tế còn chủ quan dẫn đến việc thu tập, tài liệu chứng cứ chƣa đầy đủ, chính xác, đúng quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Việc thu thập tài liệu, chứng cứ không đầy đủ sẽ dẫn tới việc nghiên

55

cứu tài liệu chứng cứ, đánh giá chứng cứ không khách quan, toàn diện, đúng quy định của pháp luật mà Tòa án nói chung, Thẩm phán nói riêng phải chịu hậu quả không mong muốn, đó à những vụ án bị cải sửa, thậm chí là bị hủy.

Ví dụ 1: Trong vụ án ly hôn, tranh chấp về nuôi con.

Chị T và anh N kết hôn với nhau tự nguyện tại UBND xã QT theo quy định của pháp luật. Quá trình chung sống do anh N ham chơi, không quan tâm tới gia đình, vợ con, dẫn tới vợ chồng mâu thuẫn, chị T khởi kiện ly hôn anh N. Quá trình giải quyết vụ án, các đƣơng sự thuận tình ly hôn chỉ tranh chấp với nhau về ngƣời trực tiếp nuôi con khi ly hôn. Trong quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ iên quan đến điều kiện trực tiếp nuôi con (căn cứ để Tòa án quyết định giao con cho đƣơng sự nào trực tiếp nuôi) Thẩm phán đã thu thập thiếu tài liệu chứng cứ liên quan tới thu nhập của anh N. Anh N khai làm công nhân, thu nhập ổn định nhƣng anh N không giao nộp tài liệu, chứng cứ chứng minh cho lời khai của mình, Thẩm phán cũng không ra văn bản yêu cầu anh N giao nộp tài liệu, chứng cứ chứng minh về thu nhập của anh N. Việc này là thiếu sót của Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ án, dẫn tới vụ án bị cải sửa về vấn đề này.

Ví dụ 2: Trong vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất:

Nội dung vụ án: Năm 2015 Ông Dƣơng Minh K và bà Vũ Thị L nhận chuyển nhƣợng của ông Nguyễn Trọng T, bà Nguyễn Thị M thửa đất có diện tích 12.305m2. Sau khi hoàn tất thủ tục, ông bà tiến hành bàn giao thực địa có sự chứng kiến của ông Võ T, bà Nguyễn Thị H; ông Thanh A, bà Thảo Q (hộ giáp ranh). Các bên có lập biên bản thỏa thuận phân định ranh giới, đồng thời trừ ra một phân diện tích đất để làm lối đi chung. Tuy nhiên, năm 2016, gia đình ông Võ T rào cả phần diện tích ông K, bà L đã bỏ ra làm đƣờng đi dẫn tới tranh chấp. Ông K, bà T khởi kiện yêu cầu ông Võ T, bà H trả lại diện tích đất lấn chiếm là 1.320 m2 và tháo dỡ hàng rào.

Phía bị đơn (ông Võ T, bà H) thì cho rằng thửa đất của ông, bà giáp ranh với thửa đất của ông A, bà Q. Các bên sử dụng ổn định, không có tranh

56

chấp. Khi tiến hành bàn giao thực địa các bên thống nhất lấy gốc mít, cây dẻ kéo dọc theo hai hàng cà phê của hai thửa đất để làm mốc giới. Đến nay gốc cây mít và cây dẻ vẫn còn, để bảo vệ tài sản của mình nên ông bà đã rào ại phần đất của mình, không rào sang phần đất của ông K, bà L nhƣ ông K, bà L trình bày. Vì vậy ông bà không đồng ý trả lại phần diện tích đất 1.320m2 và tháo dỡ hàng rào theo yêu cầu của nguyên đơn.

Bản án dân sự sơ thẩm ngày 02/7/2018 của Toà án nhân dân huyện KN, tỉnh Đ và Bản án phúc thẩm của Toà án nhân dân tỉnh Đ ngày 19/11/2018, đã bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm (Quyết định giám đốc thẩm ngày 05/9/2019, Ủy ban Thẩm phán tòa án nhân dân cấp cao tại ĐN). Lý do của việc hủy bản án sơ thẩm, phúc thẩm à do Tòa án đã không thu thập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu của hai hộ tranh chấp mà chỉ thu thập hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận và hồ sơ tách thửa đối với các thửa đất liên quan. Do vậy, đơn vị đo đạc chỉ căn cứ vào ranh giới do chủ sử dụng đất chỉ dẫn để đo đạc mà không xác định đƣợc ranh giới đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các bên. Từ đó không xác định đƣợc vì sao ông Võ T thừa đất? Vì sao không K thiếu đất? Diện tích đất tranh chấp nằm trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ nào?

Ví dụ 3: Vụ án Kinh doanh thƣơng mại “Tranh chấp hợp đồng tín dụng”.

Ngân hàng A cho vợ chồng ông Ðại Văn T, bà Nguyễn Thị P vay vốn theo Hợp đồng tín dụng số 1 và Hợp dồng tín dụng số 2 với số tiền đã giải ngân à 5.000.000.000 đồng. Tài sản đảm bảo cho khoản vay là quyền sử dụng đất và tài sản trên đất của gia đình ông T, bà P theo Hợp đồng thế chấp tài sản và văn bản bổ sung Hợp đồng thế chấp tài sản mà các bên đã ký (thế chấp 03 tài sản đều à nhà, đất, đã đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

Quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, do ông, bà P vi phạm nghia vụ thanh toán nên ngân hàng A đã khởi kiện đòi nợ.

57

Trong vụ án này, Thẩm phán đã thu thập thiếu các tài liệu, chứng cứ iên quan đến sổ hộ khẩu gia đình dẫn tới việc đƣa thiếu ngƣời tham gia tố tụng trong vụ án: Trong 03 tài sản thế chấp, có 01 tài sản là của anh X (con trai ông T). Theo bản sao công chứng sổ hộ khẩu chủ hộ T, ông X thể hiện; gia đình ông T có 07 nhân khẩu; gia đình ông X có 4 nhân khẩu. tại thời điểm ông T, bà P đem thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản trên đất đối với tài sản thế chấp của ông X còn có 02 con của ông X đã trƣởng thành, có công sức đóng góp vào khối tài sản của ông X (các con ông X là chị A, anh V có đóng góp tiền mua đất và mua nguyên vật liệu để làm nhà trên diện tích đất ông X). Thẩm phán không thập tài liệu này (không yêu cầu các đƣơng sự cung cấp sổ hộ khẩu bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp lệ) để àm cơ sở xem xét tính hợp pháp của Hợp đồng thế chấp tài sản giữa các bên.

Vì lý do trên dẫn tới Bản án kinh doanh thƣơng mại số 02/2016/KDTM-ST ngày 15/01/2016 của Tòa án nhân dân huyện H, tỉnh VP đã bị huỷ do Tòa án cấp sơ thẩm đã không đƣa các con của ông X vào tham gia tố tụng với tƣ cách à nguời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Toà án đã không làm rõ công sức đóng góp của họ đối với số tài sản đem thế chấp tại ngân hàng là thu thập và đánh giá chứng cứ chƣa đầy đủ, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, ảnh huởng đến quyền và lợi ích của những nguời liên

Một phần của tài liệu Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ của thẩm phán trong việc giải quyết các vụ án dân sự (Trang 61 - 64)