Kỹ năng xem xét, thẩm định tại chỗ

Một phần của tài liệu Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ của thẩm phán trong việc giải quyết các vụ án dân sự (Trang 35 - 38)

1.2. Kỹ năng thu thập chứng cứ của Tòa án trong giải quyết các vụ án dân sự

1.2.4. Kỹ năng xem xét, thẩm định tại chỗ

Ngoài lấy lời khai của đƣơng sự, ngƣời làm chứng…Tòa án còn thu thập chứng cứ thông qua việc xem xét thẩm định tại chỗ, định giá tài sản, thẩm định giá tài sản, giám định, …đối với từng loại chứng cứ này, Khoản 7 Điều 95 BLTTDS cũng có những quy định riêng về từng việc này.

“Biên bản ghi kết quả xem xét thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định”28

. Vậy đúng quy định là gì? Đúng quy định, có nghĩa à đúng trình tự do BLTTDS quy định (đảm bảo về mặt hình thức). Trong vụ án dân sự, không phải vụ án nào cũng cần phải tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ. Tùy từng vụ án mà Thẩm phán sẽ phải tiến hành hoặc không tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ. Vậy khi nào thì Tòa án tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ? Những trƣờng hợp cần xem xét, thẩm định tại chỗ là những vụ án mà đối tƣợng tranh chấp là bất động sản (đất, tài sản gắn liền với đất…); tài sản à động sản (ô tô, xe máy….) hoặc trƣờng hợp Thẩm phán cần nắm vững hiện trƣờng xảy ra sự việc tranh chấp nếu đƣơng sự có yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ và xét có căn cứ thì Thẩm phán tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ. Việc xem xét, thẩm định tại chỗ để xác định đúng thực trạng tài sản đang tranh chấp àm căn cứ giải quyết vụ án.

- Quyết định xem xét thẩm định tại chỗ

Trƣớc khi tiến hành biện pháp xem xét, thẩm định tại chỗ, Thẩm phán phải ra quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ. Quyết định này phải đƣợc gửi tới đƣơng sự họ biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định tại chỗ. Tuy

28

29

nhiên, nếu đƣơng sự vắng mặt lần thứ hai không có ý do (trƣớc đó đã đƣợc tống đạt hợp lệ) thì việc xem xét, thẩm định tại chỗ vẫn đƣợc tiến hành theo thủ tục chung. Đồng thời phải gửi cho ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tƣợng cần xem xét, thẩm định kèm theo văn bản đề nghị ủy ban nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức cử đại diện tham gia việc xem xét, thẩm định tại chỗ để việc xem xét, thẩm định tại chỗ đƣợc diễn ra đúng thời gian, địa điểm nhƣ trong quyết định ban hành. Trƣờng hợp, trƣớc đó Tòa án đã gửi quyết định xem xét thẩm định tại chỗ và công văn kèm theo nhƣng đại diện của ủy ban nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức không có mặt theo đúng thời gian trong quyết định tại địa điểm cần xem xét, thẩm định thì Thẩm phán phải nhanh chóng liên hệ để họ có mặt. Trong trƣờng hợp vắng mặt đại diện của ủy ban nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức, thì Thẩm phán phải hoãn việc xem xét thẩm định tại chỗ. Ngoài việc thông báo cho đƣơng sự, chính quyền địa phƣơng, cơ quan, tổ chức nơi có tài sản cần xem xét, thẩm định Tòa án phải mời các hộ giáp ranh (nếu tài sản có tranh chấp là bất động sản), nhằm xác định ranh giới, mốc giới đƣợc chính xác nhất.

- Thực hiện việc xem xét thẩm định tại chỗ:

Theo Điều 101 Bộ luật Tố tụng dân sự, việc xem xét thẩm định tại chỗ phải do Thẩm phán tiến hành có sự chứng kiến đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tƣợng cần xem xét, thẩm định tại chỗ. Đối với đƣơng sự, Thẩm phán phải thông báo việc xem xét thẩm định tại chỗ để đƣơng sự biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định đó tránh ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Việc xem xét, thẩm định tại chỗ phải đƣợc ghi thành biên bản. Thẩm phán tự mình hoặc Thƣ ký Tòa án ghi biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ. Biên bản phải ghi rõ kết quả xem xét, thẩm định, mô tả rõ hiện trƣờng, có chữ ký của ngƣời xem xét, thẩm định và chữ ký hoặc điểm chỉ của đƣơng sự nếu họ có mặt, của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tƣợng cần xem xét, thẩm định và những ngƣời khác đƣợc mời

30

tham gia việc xem xét, thẩm định và UBND cấp xã, phƣờng, thị trấn, cơ quan, tổ chức … đóng dấu xác nhận.

Trong trƣờng hợp có ngƣời cản trở việc tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ thì Thẩm phán chủ trì buổi xem xét, thẩm định tài sản yêu cầu đại diện của ủy ban nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức (Công an xã, phƣờng, thị trấn…nơi tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ) có biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời để việc xem xét thẩm định tại chỗ thực hiện đƣợc thuận lợi. Trƣờng hợp cần thiết, Thẩm phán yêu cầu lực ƣợng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tƣ pháp thuộc công an nhân dân có thẩm quyền để có các biện pháp can thiệp theo quy định tại thông tƣ số 15/2003/ TT-BCA ngày 10/9/2003 của Bộ công an hƣớng dẫn hoạt động hỗ trợ tƣ pháp của lực ƣợng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tƣ pháp thuộc công an nhân dân. Việc đƣơng sự gây cản trở cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ phải đƣợc phản án vào biên bản để ƣu vào hồ sơ vụ án.

Sau khi lập xong biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ, các thành viên hội đồng thẩm định; các đƣơng sự tham gia buổi xem xét, thẩm định; những ngƣời chứng kiến ký xác nhận vào cuối biên bản, các đƣơng sự ký nháy vào các trang. Trƣờng hợp đƣơng sự đƣơng sự từ chối ký vào biên bản mặc dù đã đƣợc Thẩm phán giải thích, thì việc không ký tên xác nhận phải đƣợc phán ánh vào biên bản. Sau cùng, biên bản phải có xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thẩm quyền nơi tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ.

Trƣờng hợp đƣơng sự tự đi yêu cầu thẩm định, không theo thủ tục do Bộ luật Tố tụng dân sự quy định, sẽ không đƣợc thừa nhận hay nói cách khác là không có giá trị chứng minh.

Ví dụ: A tự mình mời cơ quan, tổ chức xem xét, thẩm định tại chỗ đối với tài sản có tranh chấp mà không đƣợc các đƣơng sự khác đồng thuận, không có sự chủ trì của Tòa án, của chính quyền địa phƣơng hay cơ quan, tổ

31

chứ, pháp nhân nơi có tài sản tranh chấp cần thẩm định thì việc xem xét thẩm định này không có giá trị chứng minh.

Một phần của tài liệu Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ của thẩm phán trong việc giải quyết các vụ án dân sự (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)