Kỹ năng định giá tài sản

Một phần của tài liệu Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ của thẩm phán trong việc giải quyết các vụ án dân sự (Trang 40 - 42)

1.2. Kỹ năng thu thập chứng cứ của Tòa án trong giải quyết các vụ án dân sự

1.2.6. Kỹ năng định giá tài sản

- Xác định điều kiện định giá tài sản

Cũng giống nhƣ biện pháp xem xét, thẩm định tài sản, trƣng cầu giám định thì định giá tài sản cũng à một trong những biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án và BLTTDS cũng chỉ đặt ra yêu cầu về hình thức mà không đặt ra yêu cầu về nội dung. Việc định giá có thể do tổ chức có thẩm quyền thực hiện: “Các đương sự có quyền thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để thực hiện việc thẩm định giá tài sản và cung cấp kết quả định

giá cho Tòa án”31 hoặc do “Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành

lập hội đồng định giá”32.

Vậy Tòa án ra quyết định định giá tài sản trong các trƣờng hợp nào? Tòa án tiến hành định giá trong vụ án dân sự có tranh chấp về tài sản. Khi các đƣơng sự không thỏa thuận đƣợc với nhau về giá trị của tài sản đang tranh chấp hoặc có dấu hiệu, có căn cứ rõ ràng chứng minh rằng mức giá mà các bên đƣơng sự thỏa thuận thấp hơn giá thị trƣờng tại địa phƣơng nơi có tài sản đang tranh chấp hoặc thấp hơn khung giá do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định đối với tài sản cùng loại, nhằm mục đích trốn thuế hoặc giảm mức đóng án phí.

Trong trƣờng hợp Tòa án cấp phúc thẩm, Tòa án cấp giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét sử sơ thẩm lại thì việc định giá tài sản lại chỉ đƣợc thực hiện khi một hoặc các bên đƣơng sự có yêu cầu. Việc định giá tài sản lại đƣợc thực hiện theo thủ tục chung quy định tại BLTTDS.

- Quyết định định giá tài sản tranh chấp

Đối với trƣờng hợp Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập hội đồng định giá tài sản thì phải yêu cầu đƣơng sự nộp tiền chi phí tố tụng cho việc định giá tài sản theo quy định của BLTTDS.

31

Khoản 2 Điều 104 BLTTDS năm 2015

32

34

Điều 104, Điều 164, Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá, xử lý tiền tạm ứng chi phí định giá và nghĩa vụ nộp tiền chi phí định giá. Thế nên khi đƣơng sự có yêu cầu định giá, Tòa án giải thích cho họ biết nghĩa vụ nộp tạm ứng chi phí định giá và chỉ tiến hành các thủ tục định giá khi ngƣời yêu cầu đã nộp đƣợc tạm ứng chi phí định giá. Chỉ khi đƣơng sự nộp chi phí định giá tài sản, Tòa án Tòa án phải liên hệ với UBND cấp có thẩm quyền để cử thành viên Hội đồng định giá.

Sau khi nhận đƣợc các công văn trả lời của các cơ quan chuyên môn về việc cử ngƣời làm chủ tịch và thành viên Hội đồng định giá, Thẩm phán phải kiểm tra những ngƣời đƣợc cử có đáp ứng các yêu cầu cụ thể mà Tòa án nêu trong công văn hay chƣa, có ai trong số họ à ngƣời thân thích với đƣơng sự trong vụ án hay không. Nếu có ngƣời chƣa đáp ứng các yêu cầu cụ thể này hay à ngƣời thân thích với đƣơng sự trong vụ án thì đề nghị cơ quan chuyên môn đã cử ngƣời đó cử ngƣời khác thay thế. Trên cơ sở này Thẩm phán sẽ ban hành quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá tài sản.

Trên cơ sở đã đảm bảo thành viên Hội đồng định giá tài sản, Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá tài sản. Quyết định định giá tài sản phải có đầy đủ nội dung về thông tin tài sản cần định giá; thành phần hội đồng định giá theo quy định.

- Thực hiện định giá tài sản:

Quyết định về giá của Hội đồng định giá tài sản là một trong những nguồn chứng cứ, có ảnh hƣởng lớn đến việc giải quyết vụ án của Tòa án. Do đó, khi tiến hành định giá tài sản hội đồng phải có sự tham gia đầy đủ của các thành viên nhằm bảo đảm cho kết quả định giá đƣợc minh bạch, chính xác và quyết định của Hội đồng định giá phải đƣợc quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Để việc định giá tiến hành đúng thời gian, địa điểm, và đủ thành phần ghi trong quyết định định giá tài sản, Tòa án cần liên

35

hệ trƣớc với các thành viên Hội đồng định giá để họ biết sắp xếp lịch công tác và tham gia định giá. Trƣờng hợp việc định giá không đúng thời gian ghi trong quyết định định giá thì Tòa án phải thông báo thời gian định giá cho các thành viên Hội đồng định giá và những ngƣời có liên quan biết.

Việc định giá phải đƣợc ghi thành biên bản, Tòa án cử một Thƣ ký Tòa án để giúp việc cho Hội đồng định giá ghi biên bản về việc tiến hành định giá. Trong biên bản định giá phải ghi rõ thời gian, địa điểm tiến hành định giá, thành phần Hội đồng định giá tài sản. Đại diện Tòa án, Viện kiểm sát tham gia (nếu có) với vai trò giám sát chứ không phải là thành viên Hội đồng định giá, không tham gia biểu quyết về giá. Trong biên bản định giá tài sản khi định giá từng tài sản phải mô tả rõ tình trạng, đặc điểm, chất ƣợng tài sản, nguồn gốc tài sản, thời điểm hình thành tài sản, ý kiến của Hội đồng định giá về tài sản, ý kiến của các đƣơng sự về giá của Hội đồng định giá. Các đƣơng sự có quyền phát biểu về giá do Hội đồng định giá nêu ra nhƣng quyền quyết định cuối cùng về giá là thuộc Hội đồng định giá.

Trong trƣờng hợp có ngƣời cản trở việc tiến hành định giá tài sản thì Thẩm phán yêu cầu đại diện Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức có biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời. Trong trƣờng hợp cần thiết Thẩm phán yêu cầu lực ƣợng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tƣ pháp thuộc Công an nhân dân có thẩm quyền để có biện pháp can thiệp, hỗ trợ theo quy định tại thông tƣ số 15/2003/TT-BCA (V19) ngày 10/09/2003 của Bộ công an “ Hướng dẫn hoạt động hỗ trợ tư pháp của lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc

Công an nhân dân”33

. Thẩm phán phải lập biên bản về việc đƣơng sự cản trở việc định giá tài sản và ƣu vào hồ sơ vụ án.

Một phần của tài liệu Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ của thẩm phán trong việc giải quyết các vụ án dân sự (Trang 40 - 42)