Kỹ năng đánh giá chứng cứ

Một phần của tài liệu Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ của thẩm phán trong việc giải quyết các vụ án dân sự (Trang 52 - 61)

1.3. Kỹ năng nghiên cứu và đánh giá chứng cứ của Tòa án trong giải quyết

1.3.2. Kỹ năng đánh giá chứng cứ

Đánh giá chứng cứ là nhận định giá trị chứng minh của chứng cứ. Mỗi chứng cứ phải đƣợc kiểm tra, đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác thực và iên quan đến vụ án. Do đó đánh giá chứng cứ là nhằm xác định giá trị của chứng cứ, tìm ra chứng cứ cốt õi để giải quyết vụ án. Đánh giá chứng cứ là việc phức tạp nhất trong quá trình chứng minh. Việc đánh giá chứng cứ phải trên cơ sở xác định mối liên hệ giữa các chứng cứ với nhau; mối liên hệ tổng hòa và mối liên hệ với thực tế vụ ván dân sự để xác định độ tin cậy và giá trị chứng minh của từng chứng cứ cũng nhƣ toàn bộ các chứng cứ của vụ án dân sự... Nghĩa à Tòa án phải xem xét tất cả các tài liệu, chứng cứ từ các nguồn khác nhau và phải dựa trên cơ sở quy định của pháp luật tố tụng dân sự: “Việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác. Tòa án phải đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định tính hợp pháp, tính liên quan, giá trị chứng minh cả

từng chứng cứ”39.

Chủ thể của hoạt động đánh giá chứng cứ : Trong tố tụng dân sự, tất cả các chủ thể chứng minh đều có quyền đánh giá chứng cứ. Đối với đƣơng sự (ngƣời đại diện của đƣơng sự, ngƣời bảo vệ quyền và ợi ích hợp pháp của đƣơng sự) có quyền phát biểu các ý kiến về việc đánh giá chứng cứ của mình và đề xuất hƣớng giải quyết vụ, việc dân sự. Tuy nhiên việc đánh giá chứng cứ của các đƣơng sự không có tính chất bắt buộc nên việc đánh giá chứng cứ chủ yếu thuộc về Tòa án.

Khi đánh giá chứng cứ chủ thể đánh giá chứng cứ cần chú ý đến phƣơng pháp đánh giá chứng cứ, thông thƣờng có hai phƣơng pháp đánh giá

39

46

chứng cứ đó à: Đánh giá từng chứng cứ (Là phƣơng pháp xem xét chứng cứ riêng biệt) và đánh giá tổng hợp chứng cứ (Là hoạt động nhận thức của các chủ thể đánh giá chứng cứ đối với các chứng cứ trong mối iên hệ chặt chẽ với nhau nhằm xác định giá trị chứng minh của chứng cứ).

- Đánh giá từng chứng cứ để xác định giá trị chứng minh của chứng cứ: Đánh giá từng chứng cứ riêng biệt là là hoạt động nhận thức của chủ thể đánh giá chứng cứ đối với mỗi chứng cứ để kết luận về giá trị chứng minh của nó. Khi đánh giá từng chứng cứ các chủ thể đánh giá phải xác định chứng cứ đó có xác thực hay không, có liên quan đến đối tƣợng chứng minh không, chứng cứ đó đƣợc xác định bằng nguồn nào và có đƣợc thu thập theo trình tự, thủ tục pháp luật tố tụng dân sự quy định hay không. Đặc biệt đối với chủ thể đánh giá chứng cứ là Thẩm phán thì đây đƣợc coi là hoạt động tƣ duy ogic của Thẩm phán nhằm xác định mức độ tin cậy, giá trị chứng minh của từng chứng cứ có trong từng vụ án dân sự mà Thẩm phán đó đƣợc phân công giải quyết

- Đánh giá tổng hợp chứng cứ để tìm ra sự phù hợp của chứng cứ, từ đó quyết định sử dụng chứng cứ: Đánh giá tổng hợp chứng cứ là là hoạt động nhận thức của các chủ thể đánh giá chứng cứ đối với các chứng cứ trong mối liên quan chặt chẽ với nhau nhằm xác định giá trị chứng minh của chúng để giải quyết vụ án dân sự một cách khách quan, toàn diện, đúng quy định của pháp luật. Khi đánh giá tổng hợp chứng cứ, chủ thể đánh giá chứng cứ phải dựa vào những chứng cứ đã đƣợc kiểm tra, đánh giá riêng ẻ, các nguyên tắc đánh giá chứng cứ, kiến thức, kinh nghiệm để đánh giá chứng cứ. Kinh nghiệm ở đây thƣờng đặt ra đối với những ngƣời tiến hành tố tụng, ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự hay của ngƣời đại diện, đặc biệt à đối với Thẩm phán trực tiếp giải quyết, xét xử vụ án dân sự đó.

Đánh giá từng chứng cứ và đánh giá tổng hợp chứng cứ có mối quan hệ mật thiết với nhau và không tách rời việc nghiên cứu chứng cứ trƣớc đó.

47

Việc đánh giá chứng cứ xuất phát từ việc nghiên cứu chứng cứ và qua đánh giá chứng cứ để khẳng định kết quả việc nghiên cứu chứng cứ đã đúng hay chƣa.

Ngƣời tiến hành tố tụng, đặc biệt à Thẩm phán đƣợc phân công giải quyết, xét xử vụ án dân sự trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải kiểm tra, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện mọi chứng cứ đã thu thập có trong hồ sơ vụ án. Để kiểm tra, đánh giá đầy đủ chứng cứ, ngƣời tiến hành tố tụng phải kiểm tra, đánh giá tất cả các chứng cứ trong vụ án, không bỏ sót bất kì chứng cứ nào.

Ví dụ: Không vì ời khai của đƣơng sự, ngƣời àm chứng không đủ, không rõ ràng nhƣng Thẩm phán ại không tiến hành ấy ời khai về những ván đề họ khai, trình bày chƣa rõ ràng, trong ời khai của họ còn khai ra những tài iệu, chứng cứ khác nhƣng Thẩm phán không thu thập…Trong trƣờng hợp này Thẩm phán không thể đánh giá tổng hợp các tài iệu chứng cứ đƣợc khách quan, toàn diện và đúng quy định của pháp uật (đánh giá chứng cứ một chiều, phiến diện, không đầy đủ).

- Cơ sở đánh giá chứng cứ:

Vậy để có cơ sở nào để đánh giá chứng cứ? Quá trình nghiên cứu là quá trình chủ thể đánh giá chứng cứ đọc, xem xét, nhìn nhận các tài liệu, chứng cứ, các tình tiết, sự kiện đều đƣợc ghi lại, tổng hợp lại. Đó chính à quá trình đánh giá các thông tin thu thập đƣợc, đối chiếu với các quy định của pháp luật, kinh nghiệm của thẩm phán đã tích ũy đƣợc trong quá trình giải quyết án dân sự để đƣa ra phán đoán, nhận định. Do đó cơ sở của việc đánh giá chứng cứ là phải có sự hiểu biết pháp luật sâu sắc cả về pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung. Nếu không có sự hiểu biết pháp luật (không nghiên cứu các quy định của pháp luật) sẽ không đánh giá đƣợc chứng cứ nào phản ánh đúng bản chất vụ án dân sự mà mình đang giải quyết.

Ngoài việc chủ thể đánh giá chứng cứ phải có sự am hiểu pháp luật sâu sắc thì cần phải có kinh nghiệm đánh giá chứng cứ hay nói cách khác đó

48

chính là niềm tin nội tâm của Thẩm phán. Tuy nhiên, kinh nghiệm đánh giá chứng cứ của mỗi chủ thể là khác nhau nó phụ thuộc vào từng trình độ, phụ thuộc vào nghề nghiêp của của mỗi chủ thể khác nhau

Ví dụ: Ngƣời bỏ vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đƣơng sự thì họ chỉ tìm những tài liệu, chứng cứ và họ chỉ đánh giá chứng cứ đó àm sao có ợi cho thân chủ họ bảo vệ, còn việc đánh giá đúng bản chất sự việc là của Thẩm phán chủ tọa và của Hội đồng xét xử…, nghĩa à môi chủ thể đánh giá chứng cứ khác nhau sẽ có cách tiếp cận, đánh giá chứng cứ khác nhau.

Vậy kinh nghiệm của Thẩm phán đƣợc hình thành từ đâu? Kinh nghiệm của Thẩm phán đƣợc hình thành trong quá trình học tập, học tập kinh nghiệm qua sách vở, học tập từ đồng nghiệp, bạn bè; hoặc kinh nghiệm thực tế đƣợc đúc rút ra trong quá trình nghiên cứu, giải quyết, xét xử trong từng vụ án cụ thể.

Cơ sở của việc đánh giá chứng cứ, đòi hỏi chủ thể phải có sự am hiểu pháp luật, phải có kinh nghiệm chỉ à điều kiện cần. Vậy điều kiện đủ của cơ sở đánh giá chứng cứ à gì? Điều kiện đủ của cơ sở đánh giá chứng cứ chính là phải nghiên cứu kỹ chứng cứ, nghiên cứu kỹ hồ sơ trong từng vụ án dân sự cụ thể mà không đƣợc bỏ qua bất cứ tài liệu, chứng cứ nào. Nếu không đọc, không nghiên cứu, dù chỉ là một tài liệu cũng có thể dẫn đến nhận định, đánh giá chứng cứ sai lầm, xét xử vụ án dân sự không đúng quy định của pháp luật.

- Nguyên tắc đánh giá chứng cứ

Khoản 2 Điều 6 BLTTDS năm 2015 quy định: “Tòa án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp do bộ luật này quy định”40

và những trƣờng hợp này đã đƣợc cụ thể hóa tại BLTTDS năm 2015: “2. Trong các trường hợp do Bộ luật này quy định, Tòa án có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ: a) lấy lời khai của đương sự, người làm chứng; b) đối chất giữa các đương sự

40

49

với nhau, giữa đương sự với người làm chứng; c) Trưng cầu giám định; d) Định giá tài sản; đ) Xem xét, thẩm định tại chỗ; e) Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ; g) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự; h) Xác minh sự có mặt hoặc các biện

pháp khác theo quy định của Bộ luật này”41

.

Nhƣ vậy, khi Thẩm phán thực hiện một hoặc một số tiện pháp thu thập chứng cứ cần nắm vững nguyên tắc đƣợc quy định trong BLTTDS, đó là thu thập tài liệu, chứng cứ trong giải quyết vụ án dân sự vừa à nghĩa vụ của đƣơng sự nhƣng cũng vừa là trách nhiệm của Tòa án. BLTTDS đƣơng sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình à đúng hoặc phản đối lại quan điểm của đƣơng sự khác, nội dung này đƣợc quy định tại các Điều 70, Điều 106 BLTTDS năm 2015. Tòa án chỉ tiến hành thu thập chứng cứ khi đƣơng sự đã áp dụng mọi biện pháp nhƣng vẫn không tự mình thu thập đƣợc và đƣơng sự có yêu cầu Tòa án thu thập những tài liệu, chứng cứ này (Điều 106 BLTTDS năm 2015). Việc quy định nhƣ vậy thể hiện nguyên tắc thu thập, đánh giá chứng cứ trƣớc hết là của đƣơng sự sau đó mới là Thẩm phán.

Với quy định này, BLTTDS quy định quyền lợi và cũng à nghĩa vụ của đƣơng sự trong việc chứng minh à trƣớc hết sau đó mới đến trách nhiệm của Tòa án. Việc quy định này đã ít nhiều làm giảm áp lực trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ cho Thẩm phán đƣợc trực tiếp phân công giải quyết các vụ án dân sự. Việc quy định này còn thể hiện tính khách quan, minh bạch, tránh đƣợc việc cho rằng Tòa án nói chung, Thẩm phán nói riêng lạm quyền để thu thập, đánh giá chứng cứ gây bất lợi cho một phía đƣơng sự nào đó cũng nhƣ Thẩm phán cũng không thể lạm quyền trong việc thu thập chứng cứ, đánh giá. Nhƣ vậy sẽ đảm bảo hơn tính khách quan, đúng bản chất của vụ án trong việc giải quyết các vụ án dân sự., đảm bảo quyền và lợi

41

50

ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia tố tụng dân sự tại Tòa án. Tuy nhiên, khi Thẩm phán đƣợc giao trực tiếp giải quyết một vụ việc dân sự cụ thể, Thẩm phán có quyền giải quyết vụ án bằng tất cả các biện pháp thích hợp của mình. Từ đó có thể quyết định phạm vi của tài liệu, chứng cứ của vụ án và biện pháp thu thập những tài liệu, chứng cứ này nhƣ thế nào cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng thời điểm…đảm bảo cho việc đánh giá chứng cứ sau này.

Trong trƣờng hợp đã thu thập đƣợc chứng cứ thì để việc sử dụng chứng cứ đó một cách có hiệu quả cao nhất đòi hỏi ngƣời tiến hành tố nói chung, Thẩm phán đƣợc phân công giải quyết vụ án nói riêng phải có những kỹ năng nhất định về phân tích, lập luận vấn đề pháp lý, hay nói cách khác là đánh giá chứng cứ. Điều 108 BLTTDS năm 2015 quy định: “1. Việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác; 2. Tòa án phải đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định

tính hợp pháp, tính liên quan, giá trị chứng minh của từng chứng cứ.”42

Trên cơ sở của những vấn đề đã đƣợc làm rõ, Thẩm phán có thể thực hiện đƣợc mục đích cuối cùng của quá trình chứng minh à àm rõ đƣợc bản chất của vụ án dân sự, rút ra kết luận phù hợp, đƣa ra đƣợc pháp luật áp dụng.

Nghiên cứu, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử giúp ngƣời tiến hành tố tụng, đặc biệt là Thẩm phán tìm đƣợc hƣớng giải quyết vụ án đƣợc khách quan, toàn diện, áp dụng pháp luật đƣợc đúng đắn. Còn tại phiên tòa, thì việc nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá chứng cứ đƣợc thực hiện chủ yếu ở phần hỏi, tranh luận và nó là tiền đề cho hoạt động đánh giá và sử dụng các chứng cứ của Hội đồng xét xử ở phần nghị án.

Nhƣ vậy, việc nghiên cứu chứng cứ có thể có nhiều chủ thể tham gia vào hoạt động này, nhƣng việc đánh giá chứng cứ thông thƣờng của những ngƣời tiến hành tố tụng, đặc biệt là của Thẩm phán. Nhằm tìm ra giải pháp,

42

51

tìm ra chân tƣớng của vấn đề cần giải quyết, từ đó có thể giải quyết vụ án đƣợc nhanh chóng, khách quan, toàn diện, đúng quy định của pháp luật.

52

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Kỹ năng thu thập, đánh giá chứng cứ trong giải quyết các vụ án dân sự trong tố tụng dân sự là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nƣớc do ngƣời có thẩm quyền của Tòa án tiến hành (ngƣời tiến hành tố tụng) nói chung và của Thẩm phán nói riêng. Đƣợc thực hiện theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm hỗ trợ đƣơng sự trong việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ và bảo đảm cho việc giải quyết vụ án dân sự đƣợc chính xác, khách quan, toàn diện, đúng quy định của pháp luật và đúng thời hạn luật định.

Các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án theo pháp luật hiện hành giúp cho Tòa án có căn cứ xem xét, nghiên cứu, đánh giá về các tình tiết, sự kiện của vụ án dân sự, tạo cơ sở để Tòa án có thể giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện, đúng pháp uật. Tuy nhiên, các biện pháp thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ này vẫn còn một số hạn chế, bất cập nhƣ: thủ tục lấy lời khai của đƣơng sự, ngƣời làm chứng ngoài trụ sở Tòa án cần phải có ngƣời chứng kiến không phù hợp; địa điểm đối chất chƣa đƣợc quy định cụ thể; một số quy định về định giá và thẩm định giá chƣa có quy định rõ ràng và nhiều trƣờng hợp chƣa phù hợp trên thực tế…

53

CHƢƠNG 2

THỰC TIỄN THỰC HIỆN KỸ NĂNG THU THẬP, NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ CỦA TÒA ÁN TÒA ÁN TRONG GIẢI

QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Nhìn chung, số ƣợng án dân sự của hệ thống hai cấp Tòa án nhân dân trên toàn quốc thụ lý trong những năm gần đây tƣơng đối cao, tỷ lệ giải quyết án dân sự đạt và vƣợt chỉ tiêu tỷ lệ giải quyết án dân sự. Công tác giải quyết, xét xử các vụ án dân sự có nhiều tiến bộ, có nhiều đột phá nên hoạt động của Tòa án tiếp tục có những chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt công tác nói chung và trong việc giải quyết các vụ án dân sự nói riêng, hoàn thành cơ bản chỉ tiêu Quốc hội giao. Chất ƣợng công tác xét xử đƣợc nâng lên, tạo tiền đề quan trọng cho chuyển biến tốt hơn trong giải quyết, xét xử các vụ án dân sự trong những năm tiếp theo.

Về vai trò của Tòa án trong việc hỗ trợ đƣơng sự thu thập chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình trong những năm vừa qua cũng có những

Một phần của tài liệu Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ của thẩm phán trong việc giải quyết các vụ án dân sự (Trang 52 - 61)