Những vi phạm trong quá trình định giá tài sản:

Một phần của tài liệu Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ của thẩm phán trong việc giải quyết các vụ án dân sự (Trang 73 - 74)

2.1. Thực tiễn thực hiện kỹ năng thu thập chứng cứ của Tòa án trong giả

2.1.5. Những vi phạm trong quá trình định giá tài sản:

Cũng giống nhƣ biện pháp xem xét, thẩm định tài sản, trƣng cầu giám định thì định giá tài sản cũng à một trong những biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án và BLTTDS cũng chỉ đặt ra yêu cầu về hình thức mà không đặt ra yêu cầu về nội dung. Tuy nhiên trên thực tế thu thập tài liệu chứng cứ thông qua biện pháp này cũng găp một số khó khăn trong việc định giá tài sản giống nhƣ việc xem xét thẩm định tại chỗ, có thể kể đến nhƣ: Đƣơng sự gây khó khăn trong việc định giá tài sản; tài sản cần định giá lớn… đó à khó khăn khách quan từ phía đƣơng sự. Tuy nhiên, việc định giá tài sản trên thực tế cũng có những vi phạm trong quá trình định giá tài sản dẫn đến việc đánh giá chứng cứ không đầy đủ, toàn diện dẫn đến việc giải quyết vụ án không chính xác.

Ví dụ: Năm 2012, bà T nhận chuyển nhƣợng toàn bộ nhà gắn liền với quyền sử dụng đất 300m2 từ ông D. Sau khi nhận chuyển nhƣợng đất, ngày 17/12/2013, Ủy ban nhân dân huyện BT cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất BQ 660488 cho bà T với diện tích 289m2.

Theo hợp đồng chuyển nhƣợng thì thửa đất 816 có diện tích là 300m2, nhƣng thực tế ông D đã không giao đủ đất cho bà T mà giữ lại một phần diện tích đất nằm xen giữa thửa 816 và thửa đất số 453 của hộ ông Nguyễn D và bà H. Trong khi đang có tranh chấp, ông D vẫn cố tình xây dựng một ngôi nhà 03 tầng trên diện tích đất không giao cho bà T và một phần diện tích đất lấn chiếm của ông H. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bà T yêu cầu ông D phải tháo dỡ các công trình đã xây dựng và trả 11m2 đất chiếm giữ trái phép.

67

Bị đơn: Ông D thì cho rằng Ông bà thừa nhận có việc chuyển nhƣợng đất cho bà T 300m2

nhƣng sau khi chuyển nhƣợng, nhận bàn giao nhà, đất, diện tích đất này đã đƣợc Ủy ban nhân dân huyện BT cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo diện tích sử dụng thực tế đó. Vì vậy, không chấp nhận trả đất theo yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Bản án dân sự sơ thẩm ngày 02/7/2018, Tòa án nhân dân huyện BT, tỉnh Đ; Bản án dân sự phúc thẩm ngày 19/11/2018, bị huye theo thủ tục giám đốc thẩm.

Trong vụ án này, các đƣơng sự khởi kiện đòi ại quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án Tòa án cấp sơ thẩm chƣa àm rõ vị trí đất bị đơn ấn chiếm của nguyên đơn và ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nên không thể xác định đƣợc diện tích đất tranh chấp, từ đó dẫn đến việc định giá về đất không chính xác.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm xác định giá bồi thƣờng 1.000.000 đồng/m2

đối với diện tích đất lấn chiếm là không phù hợp với giá thị trƣờng tại thời điểm xét xử sơ thẩm, làm ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đƣơng sự. Do đó bản án này đã bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm.

Đây à à sai sót của Hội đồng định giá tài sản, tuy nhiên, phải kể đến lỗi của Thẩm phán đƣợc phân công giải quyết vụ án này. Định giá tài sản là việc của Hội đồng định giá tài sản, tuy nhiên Thẩm phán thiếu sự quan sát, nếu Hội đồng định giá tài sản thực hiện không đúng chức năng nhiệm vụ của mình hoặc trong vụ án này, Hội đồng định giá tài sản đo sai số đo, khi kiểm soát biên bản định giá để đọc lại cho các đƣơng sự, những ngƣời có mặt nghe, Thẩm phán phát hiện những sai sót này thì phải yêu cầu hội đồng định giá phải kiểm tra lại, tính toán lại để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự.

Một phần của tài liệu Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ của thẩm phán trong việc giải quyết các vụ án dân sự (Trang 73 - 74)