Dịch vụ du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch tại thành phố đà nẵng giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 33 - 34)

Dịch vụ du lịch bao gồm: Dịch vụ lưu trú; dịch vụ vận tải; dịch vụ ăn uống, tham quan, mua sắm, vui chơi, giải trí.

Đối với dịch vụ lưu trú, các chỉ tiêu xác định sự tăng trưởng dịch vụ lưu trú trên địa bàn một tỉnh là sự tăng lên về: (1) doanh thu của các cơ sở lưu trú, (2) số lượt khách (khách trong nước và khách quốc tế) mà các cơ sở lưu trú phục vụ, (3) số ngày lưu trú bình quân của khách du lịch. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng về chất lượng của các dịch vụ lưu trú được đánh giá qua hệ thống các chỉ tiêu như: số lượng các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn xếp hạng cao – từ 4 đến 5 sao, hoặc cao hơn nữa là 6 đến 7 sao theo tiêu chuẩn quốc gia; chất lượng phòng và trang thiết bị; các vấn đề về vệ sinh; thái độ của nhân viên phục vụ và sự thoải mái mà các cơ sở lưu trú mang lại.

Đối với dịch vụ vận tải, khoá luận xác định chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng dịch vụ này là: sự tăng lên về doanh thu của hoạt động vận tải hành khách, sự thuận lợi của các tuyến giao thông, quy mô và khả năng tiếp nhận khách du lịch của các cảng biển và sân bay, số các tuyến bay nội địa và quốc tế đến tỉnh đó.

Đối với dịch vụ ăn uống, mua sắm, vui chơi, giải trí, sự tăng trưởng được đánh giá dựa trên sự tăng lên trong doanh thu của dịch vụ ăn uống trong một năm so với năm trước đó và mức độ hài lịng của khách du lịch đối với: các di tích lịch sử và di sản văn hố, làng nghề thủ cơng mỹ nghệ, lễ hội dân gian và festival, sự phong phú của các nhà hàng và món ăn đặc sản, các khu vui chơi giải trí, quà tặng và sản phẩm lưu niệm.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch tại thành phố đà nẵng giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)