Nguồn lao động du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch tại thành phố đà nẵng giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 34 - 35)

Yếu tố về nguồn lao động phục vụ du lịch là yếu tố cần nhắc tới khi đánh giá sự phát triển kinh tế du lịch của một đơn vị cấp tỉnh vì nó tham gia vào mọi hoạt động du lịch. Cùng với khách du lịch, nguồn lao động phục vụ du lịch là yếu tố thực hiện các hoạt động du lịch: từ hướng dẫn viên du lịch làm việc cho các công ty lữ hành đến lễ tân, phục vụ phòng, nhân viên phục vụ bàn trong các khách sạn và nhà hàng, nhân viên phục vụ tại các địa điểm du lịch và cả những người dân địa phương.

Tiêu chí để đánh giá nguồn nhân lực phục vụ du lịch của một tỉnh là khả năng đáp ứng nhu cầu về số lượng lao động làm việc trong lĩnh vực. Số lượng lao động du lịch của một đơn vị cấp tỉnh thoả mãn được nhu cầu phát triển của ngành du lịch địa phương là một tiêu chí đánh giá tỉnh đó đã có sự phát triển về kinh tế du lịch. Chất lượng nguồn lao động phục vụ du lịch được đánh giá dựa vào trình độ và chun mơn của người lao động, bao gồm: chun mơn nghiệp vụ, trình độ học vấn, các kỹ năng mềm như kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ngoại ngữ và tin học, kỹ năng giao tiếp và thái độ phục

vụ…Theo đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo càng cao càng cho thấy dấu hiệu của sự tăng trưởng. Sự tham gia tích cực hay khơng tích cực của người dân vào quá trình phát triển kinh tế du lịch địa phương cũng là một tiêu chí đánh giá sự phát triển. Sự tham gia tích cực và nhiệt tình của người dân địa phương là một biểu hiện tốt của sự phát triển.

Chất lượng nguồn nhân lực du lịch là yếu tố tác động vào cảm nhận của khách du lịch và làm cho họ cảm thấy hài lòng hơn với những trải nghiệm đã có. Đồng thời, đây cịn là yếu tố cải thiện chất lượng các hoạt động du lịch, từ đó tác động vào q trình phát triển kinh tế du lịch địa phương.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch tại thành phố đà nẵng giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)